Tạo đột phá bảo vệ môi trường
Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường: Lan tỏa lối sống đẹp Thị xã Sơn Tây (Hà Nội): Nhiều chuyển biến tích cực trong công tác quản lý môi trường |
![]() |
PGS.TS Nguyễn Thế Chinh, Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách tài nguyên và môi trường phát biểu tại Hội thảo khoa học “Giải pháp xanh cho nguồn nước” |
Dùng công cụ kinh tế để tạo đột phá trong bảo vệ môi trường
Trao đổi với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô PGS.TS Nguyễn Thế Chinh – Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường cho biết, nhiều nước trên thế giới như Úc, Bỉ, Canada, Đan Mạch, Phần Lan… đã áp dụng hiệu quả quy định về phí ô nhiễm không khí, phí ô nhiễm nước, phí rác thải, phí sử dụng môi trường, thuế môi trường, phí sản phẩm…
Những công cụ kinh tế này dựa trên nguyên tắc thị trường, sẽ tối thiểu hóa chi phí làm giảm ô nhiễm so với công cụ dựa vào quy định; đồng thời khuyến khích các chủ thể gây ô nhiễm đầu tư đổi mới công nghệ.
Đây cũng là việc thể chế hóa nguyên tắc: “người gây ô nhiễm môi trường và suy thoái tài nguyên phải trả chi phí khắc phục và tái tạo”, “người sử dụng, hưởng lợi từ tài nguyên và môi trường phải trả tiền”; từ đó, điều chỉnh hành vi của nhà sản xuất và người tiêu dùng; tạo nguồn thu ngân sách hoặc nguồn tài chính để cung cấp các hàng hóa và dịch vụ môi trường.
“Tại Việt Nam, vấn đề đặt ra là làm thế nào để vận dụng các nguyên tắc, cơ chế thị trường vào trong công tác bảo vệ môi trường để tạo ra động lực cho các bên thay đổi hành vi”, PGS.TS Nguyễn Thế Chinh gợi mở.
Theo tổng hợp của Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường, công cụ kinh tế cho bảo vệ môi trường đã được áp dụng trong một số lĩnh vực ở Việt Nam như trong chỉ trả dịch vụ môi trường, đến ngày 31/12/2018, cả nước đã thu được 2.937,9 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng. Số phí thu từ nước thải năm 2017 là hơn 2.1000 tỷ đồng, thu phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản năm 2017 là hơn 2.452 tỷ đồng. Về thuế, theo dự toán ngân sách năm 2019 được Quốc hội thông qua, dự kiến số thu thuế bảo vệ môi trường là 68.926 tỷ đồng.
Tuy nhiên, bất cập về công cụ kinh tế cho bảo vệ môi trường ở Việt Nam nằm ở chỗ, thuế môi trường, phí môi trường hay các hình thức ký quỹ phục hồi môi trường chưa được thể hiện đầy đủ và chưa sát với thực tiễn để huy động đủ nguồn lực đầu tư trở lại cho bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, vẫn còn hạn chế trong quy định phân bổ và sử dụng nguồn thu từ thuế, phí và các nguồn tài chính khác cho bảo vệ môi trường…
Do đó, định hướng sử dụng công cụ kinh tế, dựa vào nguyên tắc thị trường cho bảo vệ môi trường sẽ được thể chế hóa trong Luật Bảo vệ môi trường (sửa đổi), là cơ sở pháp lý quan trọng để tạo sự đột phá trong bảo vệ môi trường ở nước ta và là biện pháp thiết thực để tạo sự chuyển biến tích cực trong hành vi của mỗi người dân trong bảo vệ môi trường, để môi trường thực sự là một trong ba trụ cột của phát triển bền vững của đất nước.
Định hướng cụ thể cho giai đoạn mới
Trước tình hình phát triển mới trên thế giới và của đất nước, chuẩn bị bước vào thập niên thứ 3 của thế kỷ 21, việc nhìn nhận, đánh giá lại tình hình thực hiện Chiến lược BVMT quốc gia là rất quan trọng và cần thiết, nhằm đề ra những mục tiêu, định hướng cụ thể cho công tác BVMT ở nước ta trong thời kỳ mới, giai đoạn 2021-2030.
Chiến lược BVMT giai đoạn 2021-2030 cần xác định quan điểm môi trường là nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội. Chú ý tạo lập và phát triển “sân chơi“ cho các hoạt động BVMT, đó là thị trường cho các hàng hóa và dịch vụ BVMT.
Nguồn lực tài chính cho BVMT cần được chú ý nhiều hơn, bao gồm cả từ phía Nhà nước và từ phía xã hội, trong đó nguồn ngoài nhà nước được định hướng trở thành nguồn chủ yếu. Đặc biệt, cần nghiên cứu, xem xét các vấn đề đột phá cho BVMT trong 10 năm tới.
Để thực hiện thành công các định hướng nêu trên, cần thực hiện một số giải pháp chủ chốt sau:
Thứ nhất, cần thay đổi tư duy, nhận thức về phát triển. Trong hơn 30 năm qua, thông qua quá trình công nghiệp hóa, đất nước ta đã tập trung ưu tiên tăng trưởng kinh tế để thoát khỏi đói nghèo. Kèm theo các kết quả về tăng trưởng kinh tế là môi trường bị ô nhiễm, suy thoái, hiện đã đến ngưỡng tới hạn.
Trong 10 năm tới, cần phải bảo đảm phát triển trong giới hạn của sự cân bằng sinh thái, phát triển hài hòa với tự nhiên, tuân theo quy luật tự nhiên, hạn chế tối đa tác động xấu đến môi trường. Tư duy này phải được nhận thức và quán triệt thành hành động từ các cơ quan quản lý đến từng doanh nghiệp và mỗi người dân.
Thứ hai, cần phải tăng cường thực thi pháp luật về BVMT. Nâng cao các biện pháp chế tài, xử phạt vi phạm hành chính, hình sự. Tăng cường năng lực cho các cơ quan quản lý môi trường cấp vùng, cấp tỉnh, huyện và xã. Thực hiện phương châm hướng về địa phương, hướng về cơ sở; tăng cường sự giám sát của các tổ chức chính trị xã hội và cộng đồng dân cư trong BVMT.
Thứ ba, cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp để đa dạng hóa các nguồn lực đầu tư cho BVMT. Tạo lập cơ chế, chính sách, phát triển thị trường hàng hóa, dịch vụ môi trường kết hợp với đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, tăng cường tính công khai, minh bạch để thu hút sự tham gia của doanh nghiệp và cộng đồng vào BVMT.
Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước cho BVMT; nâng cao tính hiệu quả của các quỹ BVMT; hoàn thiện khung pháp lý và thúc đẩy đầu tư cho các dự án xanh thông qua tín dụng xanh, trái phiếu xanh. Thu hút nguồn lực đầu tư từ các định chế tài chính quốc tế, các nước phát triển cho BVMT.
Phải nhìn nhận khách quan rằng, bức tranh môi trường của nước ta, bên cạnh những gam màu sáng nổi bật thì vẫn còn những gam màu tối, xám. Phải làm sao để những gam màu sáng ấy nhân dần lên, lan tỏa rộng hơn trong giai đoạn tới.
Việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng chậm so với yêu cầu. Ô nhiễm môi trường tại các cụm công nghiệp, các lưu vực sông, làng nghề chưa được kiểm soát. Thống kê cho thấy, 84,2% cụm công nghiệp và 12,5% khu công nghiệp chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung; 87,5% nước thải sinh hoạt đô thị chưa được xử lý. Việc quan trắc nước thải tự động trực tuyến từ các khu công nghiệp, cụm công nghiệp chưa đạt yêu cầu.
Bên cạnh đó, quản lý chất thải rắn vẫn còn yếu kém, chưa phân loại tại nguồn, chủ yếu xử lý bằng chôn lấp không hợp vệ sinh. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt nông thôn chưa cao, còn 36,5% chưa được thu gom. Nhiều sự cố về môi trường như Formosa, Apatit Lào Cai, Rạng Đông, nhà máy nước sông Đà…xảy ra trong khi công tác ứng phó còn lúng túng, thụ động.
Bên cạnh những nguyên nhân khách quan, còn do việc tổ chức thực thi pháp luật về BVMT chưa nghiêm, sự phối hợp giữa các bên liên quan trong BVMT còn chưa hiệu quả. Cho đến nay, chưa có trường hợp vi phạm pháp luật BVMT nào bị xử lý trách nhiệm hình sự…
Bước sang giai đoạn mới 2021 – 2030, Chiến lược BVMT giai đoạn 2021-2030 cần xác định quan điểm môi trường là nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội. Chú ý tạo lập và phát triển “sân chơi“ cho các hoạt động BVMT, đó là thị trường cho các hàng hóa và dịch vụ BVMT. Nguồn lực tài chính cho BVMT cần được chú ý nhiều hơn, bao gồm cả từ phía Nhà nước và từ phía xã hội, trong đó nguồn ngoài nhà nước được định hướng trở thành nguồn chủ yếu. Đặc biệt, cần nghiên cứu, xem xét các vấn đề đột phá cho BVMT trong 10 năm tới.
Sau quá trình tiếp thu, chỉnh lý, Dự thảo Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) sửa đổi (Dự thảo Luật) đã được Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 10 (khóa XIV) gồm 16 chương, 174 điều. Dự thảo Luật được bố cục lại so với Luật BVMT 2014, thể hiện rõ mục tiêu xuyên suốt là bảo vệ các thành phần môi trường, bảo vệ sức khỏe người dân.
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường (TN và MT) Trần Hồng Hà cho biết: Dự thảo Luật được thiết kế khung chính sách hướng đến việc hình thành đạo luật về BVMT có tính tổng thể, toàn diện và hài hòa với hệ thống pháp luật về kinh tế - xã hội. Dự thảo Luật đã cải cách mạnh mẽ, cắt giảm hơn 40% thủ tục hành chính (TTHC), giảm thời gian thực hiện các TTHC từ 20 đến 85 ngày, góp phần giảm chi phí của doanh nghiệp. Dự thảo Luật BVMT sửa đổi có những điểm mới mang tính đột phá chính như: Lần đầu tiên cộng đồng dân cư được quy định là một chủ thể trong công tác BVMT; tăng cường công khai thông tin, tham vấn, phát huy vai trò giám sát, phản biện, đồng thời được bảo đảm quyền và lợi ích của cộng đồng dân cư khi tham gia các hoạt động BVMT... Thời gian qua, cộng đồng dân cư đã thể hiện vai trò ngày càng thiết thực trong phản biện, tư vấn chính sách, giám sát về BVMT.
Dự thảo Luật cũng bổ sung nguyên tắc hoạt động BVMT phải được công khai, minh bạch; quy định rõ trách nhiệm công khai thông tin liên quan đến chất lượng môi trường không khí, chất lượng môi trường đất, chất thải nguy hại, kết quả quan trắc chất thải; trách nhiệm của bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh và của chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, quyết định thành lập hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) và sự tham gia của cộng đồng trong phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường cũng được công khai.
Đáng chú ý, phương thức quản lý môi trường đối với dự án đầu tư cũng được đổi mới. Tăng cường chế tài kiểm soát chặt chẽ dự án có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao, thực hiện hậu kiểm đối với các dự án có công nghệ tiên tiến và thân thiện môi trường; cắt giảm TTHC. Dự thảo Luật phản ánh sự thay đổi mạnh mẽ trong tư duy quản lý môi trường thông qua thể chế hóa được chính sách phát triển dựa trên quy luật tự nhiên, không hy sinh môi trường để đổi lấy tăng trưởng kinh tế. Không khuyến khích các dự án không tuân theo quy luật tự nhiên, chiếm dụng lớn diện tích rừng, đất lúa, có nguy cơ gây lũ lụt, suy thoái cạn kiệt dòng chảy, tác động đến các di sản tự nhiên, khu bảo tồn. Dự thảo Luật quy định việc thu phí rác thải dựa trên khối lượng, thể tích thay cho cách tính bình quân theo hộ gia đình hoặc đầu người như hiện nay. Rác thải sinh hoạt phải được chia làm ba loại: Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế; chất thải thực phẩm; chất thải rắn sinh hoạt khác. Dự thảo Luật quy định trách nhiệm mở rộng của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu các sản phẩm, bao bì có khả năng tái chế, khó có khả năng tái chế phải thu hồi với tỷ lệ và quy cách bắt buộc hoặc thông qua hợp đồng dịch vụ hoặc cơ chế đóng góp tài chính để hỗ trợ tái chế sản phẩm, bao bì do mình sản xuất, nhập khẩu.
* “Đây là bài viết tuyên truyền bảo vệ môi trường của Bộ Thông tin và Truyền thông năm 2020” |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Lan tỏa sức mạnh cộng đồng nhân Ngày Trái Đất 2025

Công ty Việt - Pháp sản xuất thức ăn gia súc bị phạt gần 1 tỷ đồng

Doanh nghiệp ồ ạt tuồn chất thải vào vùng giáp ranh Quảng Nam

Bà Rịa - Vũng Tàu quyết liệt trong phòng, chống vi phạm IUU

Điện máy Xanh kết hợp cùng địa phương mang đến giải pháp nước sạch

Hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm về tăng trưởng xanh, bền vững

Nhiệt độ tại Bắc Bộ cao nhất 33 độ C

Hà Nội không mưa, trưa chiều trời nắng

“Hoa và Rác” đến Hà Nội truyền thông điệp bảo vệ môi trường
