Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường: Lan tỏa lối sống đẹp
Gỡ khó cho cơ chế tự chủ trong giáo dục đại học như thế nào? Hà Nội tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh trường học New Zealand vinh danh sáu cựu du học sinh Việt với những thành tựu nổi bật |
Trong các sáng kiến bảo vệ môi trường tại trường học ở Hà Nội, đặc biệt có thể kể đến chương trình thu gom, phân loại và tái chế vỏ hộp sữa do Tetra Pak phối hợp với Sở GD&ĐT Hà Nội, Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cùng các đối tác chính thức triển khai trên diện rộng tới 1.200 trường mầm non và tiểu học từ năm học 2019 - 2020. Kết thúc năm học, mặc dù gián đoạn gần nửa năm do ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng chương trình vẫn thu gom được 269 tấn vỏ hộp sữa (tương đương với gần 27 triệu vỏ hộp) để đưa đi tái chế.
![]() |
Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường là việc phải làm thường xuyên, liên tục, bắt đầu từ những điều nhỏ nhất |
Đến năm học 2020 - 2021, chương trình có quy mô mở rộng tại Hà Nội với 1.600 trường tiểu học và mầm non tham gia. Trong khuôn khổ chương trình, các học sinh sẽ tiếp tục được hướng dẫn cách xử lý vỏ hộp sữa sau khi uống như cho ống hút vào trong hộp, làm dẹp, dán sticker lên miệng hộp và bỏ vào đúng nơi quy định. Vỏ hộp sữa sau đó sẽ được thu gom định kỳ hai tuần một lần và chuyển về nhà máy giấy Đồng Tiến Bình Dương để tái chế thành các sản phẩm hữu ích khác như giấy công nghiệp và tấm lợp, tấm phẳng sinh thái...
Cũng đánh giá cao vai trò của công tác giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh từ những việc làm nhỏ nhất, nhiều năm nay, Trường Tiểu học Phan Đình Giót (quận Thanh Xuân) liên tục phát động ngày hội bảo vệ môi trường. Nhiều hoạt động được tổ chức như học sinh các lớp cùng thiết kế thời trang từ túi ni lông, giấy báo, vỏ sữa.
Với hoạt động này, học sinh không chỉ được vui chơi mà còn được tìm hiểu, thuyết trình về tác hại của những phế thải đối với cuộc sống; từ đó có thể đưa ra giải pháp tái chế nguyên vật liệu phế thải, đề xuất biện pháp bảo vệ, giữ gìn môi trường trong trường học và cộng đồng. Ngoài ra, nhà trường còn phát động phong trào học sinh làm đồ dùng học tập trên lớp từ những nguyên liệu phế thải; quét dọn cổng trường, lớp học; tự chăm sóc cây xanh trong trường…
Tương tự, tại Trường Trung học cơ sở Nguyễn Du (quận Nam Từ Liêm), đã thành thông lệ, chiều thứ 6 hàng tuần, cô, trò nhà trường lại cùng nhau tổng vệ sinh phòng học, khuôn viên. Các lớp học được quét dọn sạch sẽ, trang trí đẹp mắt, những công trình măng non của học sinh như bồn hoa cảnh trước lớp, trong sân trường được các em chăm chút tỉa cành, làm cỏ, bón phân và tưới nước...
Cùng với những hoạt động trên, để nâng cao nhận thức, hiểu biết của học sinh về vai trò của môi trường, cây xanh, tác hại của biến đổi khí hậu, trường trung học sơ sở Nguyễn Du còn chú trọng lồng ghép nội dung giáo dục môi trường cho các em thông qua các tiết học, môn học phù hợp và các buổi ngoại khóa, sinh hoạt đầu giờ, chào cờ...
Tại Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Ban Mai (quận Hà Đông), xuất phát từ thực tế trong quá trình học tập, lượng giấy, tài liệu, chai lọ cũng như số lượng pin thiết bị điện tử được sử dụng rất nhiều; những thứ đó khi thải ra môi trường rất có hại, đặc biệt là pin điện tử, nếu có thể tái chế sẽ góp phần không nhỏ vào việc bảo vệ môi trường; các học sinh trong trường đã cùng nhau lan tỏa dự án cộng đồng ý nghĩa "Đổi giấy lấy cây - Đổi nhựa lấy quà".
Theo đó, chỉ với một vài kg giấy (giấy photo, vở, sách, tạp chí, vỏ hộp sữa giấy đã dùng hết...) là học sinh có thể đổi được một chậu cây cảnh như sen đá, xương rồng… rất đẹp đẽ, dễ thương. Ngoài ra, vỏ lon bia, nước ngọt, pin hỏng, thiết bị điện tử hỏng cũng có thể mang đổi lấy cây và các đồ dùng học tập thân thiện.
“Hoạt động “Đổi giấy lấy cây - Đổi nhựa lấy quà" không chỉ giúp các bạn học sinh nâng cao giá trị của những sản phẩm đã qua sử dụng mà còn góp phần thay đổi thói quen, nhận thức về các vấn đề liên quan đến môi trường hiện nay; từ đó sẽ hình thành những thói quen, lối sống tích cực trong việc bảo vệ môi trường" - Thúy Ngân (học sinh lớp 11I Trường Trung học cơ sở - Trung học phổ thông Ban Mai, điều phối dự án) chia sẻ.
Đánh giá cao hiệu quả của các chương trình giáo dục bảo vệ môi trường, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến cho rằng, trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện có hơn 2,1 triệu học sinh các cấp học. Vì vậy, giáo dục ý thức cho học sinh ngay từ độ tuổi mầm non và tiểu học không chỉ giúp các em bảo vệ môi trường tại trường học mà còn lan tỏa đến gia đình và xa hơn nữa là chúng ta sẽ có một thế hệ có ý thức bảo vệ môi trường trong tương lai.
Được biết, những năm qua, Bộ GD&ĐT đã đưa nội dung giáo dục môi trường, giáo dục về đa dạng sinh học, giáo dục tài nguyên biển, hải đảo và ứng phó với biến đổi khí hậu vào chương trình giáo dục các cấp học, các trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân nhằm tiến đến phát triển bền vững, đạt Mục tiêu phát triển bền vững số 5 (SDGs) của Liên hợp quốc đến năm 2030 mà Việt Nam đã cam kết tham gia.
Cùng với phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” do Bộ GD&ĐT phát động, các trường học trong cả nước đã nỗ lực tổ chức nhiều hoạt động tuyên truyền và các phong trào xanh - sạch - đẹp, xanh hoá nhà trường, các cuộc thi văn nghệ, sáng tác tranh cổ động, thi viết, thi vẽ về chủ đề bảo vệ môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học... Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng đã tiếp nhận các dự án về giáo dục môi trường, đa dạng sinh học, ứng phó với biến đổi khí hậu… với sự tài trợ của các tổ chức quốc tế.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

GreenAms lập kỳ tích tại đấu trường Robotics lớn nhất thế giới

Xoá tan nỗi lo tốt nghiệp không có việc làm

Chuyên gia chia sẻ bí quyết chọn ngành học chuẩn để thành công

Đón đầu xu hướng chọn nghề, làm chủ tương lai trong kỷ nguyên số

Tiếp sức học sinh chọn ngành thời đại số

Cơ hội vàng cho giới trẻ trong kỷ nguyên số

Cùng học sinh THPT định hướng tương lai

Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp

Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề…
