Tag

Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ để thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững

Kinh tế 29/11/2022 08:42
aa
TTTĐ - Trong bối cảnh toàn cầu có nhiều biến động khó lường do dịch bệnh, xung đột, thiên tai và các hiện tượng thiên nhiên bất thường của biến đổi khí hậu, mặc dù tăng trưởng nhanh nhưng lĩnh vực nông nghiệp Việt Nam nói riêng và toàn cầu nói chung đang phải đối mặt với nhiều thách thức.
Mở rộng các chuỗi liên kết sản xuất, thúc đẩy phát triển kinh tế khu vực nông thôn Phát triển nông nghiệp xanh giúp giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu Sinh viên luôn là trung tâm, giá trị cốt lõi của Học viện Nông nghiệp Việt Nam Phát triển kinh tế xanh: Mục tiêu hướng đến của các hợp tác xã nông nghiệp

Đó là vấn đề được quan tâm nhiều tại Diễn đàn trực tuyến "Tăng cường áp dụng khoa học công nghệ và đổi mới để thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững, giảm phát thải, ứng phó với biến đổi khí hậu" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với Nhóm tư vấn nghiên cứu nông nghiệp quốc tế (CGIAR) vừa tổ chức tại Hà Nội.

Giải pháp để nông nghiệp vẫn là “trụ đỡ” của nền kinh tế

Thứ trưởng thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết: Trong bối cảnh toàn cầu có nhiều thay đổi, biến động khó lường do dịch bệnh, xung đột, thiên tai và các hiện tượng thiên nhiên bất thường do biến đổi khí hậu, mặc dù tăng trưởng bứt phá nhanh, nhưng nông nghiệp Việt Nam vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức.

Để có thể “dĩ bất biến ứng vạn biến”, biến thách thức thành cơ hội, ngành nông nghiệp đã đưa ra rất nhiều các định hướng chiến lược, chính sách và giải pháp để nông nghiệp vẫn là “trụ đỡ” của nền kinh tế, trong đó phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo luôn được coi là mũi nhọn, là chìa khoá thành công tạo nền tảng cho phát triển nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới theo hướng nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại và nông dân văn minh.

Ngành nông nghiệp Việt Nam rất cần sự đồng hành, hỗ trợ của các nhà tài trợ, đối tác quốc tế, trong đó có Nhóm Quan hệ đối tác chiến lược toàn cầu CGIAR để cùng hợp tác phát triển khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo, thúc đẩy ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp bền vững, thích ứng và giảm nhẹ các tác động của biến đổi khí hậu; giúp Việt Nam thực hiện các cam kết về giảm phát thải và chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững.

Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ để thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững
Thứ trưởng thường trực Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến

Theo ước tính khoa học - công nghệ đóng góp trên 30% giá trị gia tăng của ngành và 38% trong sản xuất giống cây trồng, vật nuôi. Khoa học công nghệ đã góp phần nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa nông sản trên thị trường trong nước và quốc tế, góp phần đưa Việt Nam vào nhóm các nước xuất khẩu hàng đầu thế giới về gạo, cà phê, hồ tiêu, cao su, điều nhân...

Trong giai đoạn 2016 – 2021, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản của Việt Nam tăng nhanh, đạt 238,81 tỷ USD, trung bình đạt hơn 39,8 tỷ USD/năm, riêng năm 2021 đạt 48,6 tỷ USD.

Tuy nhiên trên thực tế, quy mô ứng dụng khoa học công nghệ còn nhỏ bé, số lượng sản phẩm khoa học công nghệ ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp còn khiêm tốn, chưa tương xứng với yêu cầu phát triển nông nghiệp Việt Nam, trình độ khoa học công nghệ ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp còn thấp; Quá trình ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp chưa mang lại hiệu quả kinh tế xã hội cao và thiếu tính bền vững.

Có thể thấy rằng, khoa học công nghệ không chỉ góp phần tăng năng suất, chất lượng và giá trị cho sản xuất nông nghiệp, góp phần cải thiện đời sống của người nông dân và làm thay đổi đáng kể diện mạo của nông thôn Việt Nam. Khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo còn được xem là “chìa khóa” để ngành nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu.

Để nông nghiệp Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, bền vững và có trách nhiệm...

Đánh giá của ngành nông nghiệp cho thấy, trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và sử dụng đất chiếm khoảng 1/4 lượng phát thải khí nhà kính gây ra biến đổi khí hậu. Phát thải nông nghiệp lớn nhất đến từ việc chuyển đổi đất đai, chẳng hạn như phát quang rừng làm trang trại; Mêtan từ chăn nuôi và sản xuất lúa gạo; Khí nitơ oxit từ việc sử dụng phân bón tổng hợp...

Nông nghiệp cũng là ngành tiêu thụ đất và nước lớn nhất, có tác động đến rừng, đồng cỏ, đất ngập nước và đa dạng sinh học. Công nghệ và thực hành nông nghiệp đổi mới đóng một vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu và thích ứng biến đổi khí hậu.

Thể hiện trách nhiệm của mình với lượng phát thải khí nhà kính, ngành nông nghiệp Việt Nam đã đề ra nhiều giải pháp và hành động cụ thể để thực cam kết đạt phát thải ròng bằng ‘0’ vào năm 2050; Cam kết về “Giảm phát thải khí methan toàn cầu” và “Tuyên bố Glasgow về rừng và sử dụng đất”.

Tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ để thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững
Hiện tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang triển khai xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ngành nông nghiệp

Hiện tại Bộ cũng đang triển khai xây dựng kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 và Kế hoạch hành động quốc gia chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm minh bạch, trách nhiệm và bền vững ở Việt Nam đến năm 2030 để chuyển đổi hệ thống lương thực, thực thực phẩm theo hướng “xanh”, ít phát thải và bền vững.

Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 cũng được xây dựng trên quan điểm sản xuất nông nghiệp có trách nhiệm, hiện đại, hiệu quả và bền vững; Phát triển nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn, phát thải các-bon thấp, thân thiện với môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Như vậy để đạt được mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững, thông minh ứng phó với biến đổi khí hậu và chuyển đổi hệ thống lương thực thực phẩm theo hướng minh bạch, trách nhiệm và bền vững; phấn đấu đến năm năm 2030, nông nghiệp Việt Nam sẽ đứng trong top 15 nước phát triển trên thế giới theo mục tiêu Đại hội Đảng lần thứ XIII, Việt Nam cần phải sử dụng chiếc “chìa khoá” khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo một cách thật hiệu quả, coi đây là cú huých mang tính đột phá để nông nghiệp nông thôn Việt Nam phát triển nhanh, mạnh, bền vững và có trách nhiệm.

Đọc thêm

Chặng đường 30 năm, Co-opBank sải cánh vươn xa, vươn cao Doanh nghiệp

Chặng đường 30 năm, Co-opBank sải cánh vươn xa, vươn cao

TTTĐ - Chặng đường 30 năm là một hành trình đầy ý nghĩa và đáng tự hào, Co-opBank đã không ngừng phát triển lớn mạnh, hoạt động an toàn, là điểm tựa vững chắc cho hệ thống QTDND phát triển...
PGBank giữ vững đà tăng trưởng trong quý I/2025 Doanh nghiệp

PGBank giữ vững đà tăng trưởng trong quý I/2025

TTTĐ - Kết thúc quý I năm 2025, tình hình kinh doanh của Ngân hàng TMCP Thịnh vượng và Phát triển (PGBank) cải thiện đáng kể, nhờ nguồn thu từ hoạt động tín dụng và thu nhập ngoài lãi chuyển biến tích cực, đảo chiều so với cùng kỳ năm trước.
Nestlé Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập Doanh nghiệp

Nestlé Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập

TTTĐ - Nestlé vừa tổ chức lễ kỷ niệm 30 năm hình thành và phát triển tại Việt Nam.
Đẩy mạnh quá trình số hóa toàn diện và quyết liệt Doanh nghiệp

Đẩy mạnh quá trình số hóa toàn diện và quyết liệt

TTTĐ - Hòa nhịp cùng xu thế chuyển đổi số trong ngành ngân hàng, PVcomBank đang đẩy mạnh quá trình số hóa một cách toàn diện và quyết liệt.
ABBANK đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng Doanh nghiệp

ABBANK đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng

TTTĐ - Ngày 18/4, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua các báo cáo về kết quả hoạt động năm 2024 và kế hoạch năm 2025 của ABBANK, nhấn mạnh mục tiêu tăng tốc chuyển đổi số, nâng cao hiệu quả kinh doanh dựa trên am hiểu khách hàng và công tác thực thi chiến lược phát triển bền vững.
Phong tặng danh hiệu cho 151 nghệ nhân và 3 bảng vàng gia tộc làng nghề Nông thôn mới

Phong tặng danh hiệu cho 151 nghệ nhân và 3 bảng vàng gia tộc làng nghề

TTTĐ - Ngày 18/4, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 phố Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội), Hiệp hội Làng nghề Việt Nam tổ chức Lễ phong tặng nghệ nhân và các danh hiệu làng nghề Việt Nam. Đây là các nghệ nhân được công nhận đợt 2, lần thứ 11, năm 2024 và là hoạt động định kỳ của Hiệp hội tổ chức 2 năm một lần.
Standard Chartered được vinh danh Ngân hàng cung cấp dịch vụ Tài trợ Thương mại tốt nhất Việt Nam từ Global Finance Thị trường - Tài chính

Standard Chartered được vinh danh Ngân hàng cung cấp dịch vụ Tài trợ Thương mại tốt nhất Việt Nam từ Global Finance

TTTĐ - Ngân hàng Standard Chartered vừa được vinh danh Ngân hàng cung cấp dịch vụ Tài trợ Thương mại tốt nhất Việt Nam lần thứ hai liên tiếp trong khuôn khổ Lễ trao Giải Tài trợ Thương mại và Tài trợ Chuỗi Cung ứng 2025 của tạp chí Global Finance. Giải thưởng là minh chứng cho cam kết của Ngân hàng trong việc thúc đẩy tài chính thương mại và tạo ra giá trị thông qua các giải pháp tài chính thương mại sáng tạo trên toàn cầu và tại Việt Nam.
Hà Nội đủ điều kiện trình Thủ tướng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Hà Nội đủ điều kiện trình Thủ tướng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sáng nay (18/4), Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền chủ trì Hội nghị bỏ phiếu đề nghị xét, công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024 và huyện Thường Tín đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao. 100% thành viên đã thông qua.
Kinh nghiệm đến từ công cuộc chuyển đổi xanh của Vinamilk Doanh nghiệp

Kinh nghiệm đến từ công cuộc chuyển đổi xanh của Vinamilk

TTTĐ - Theo đuổi chiến lược chuyển đổi xanh, Vinamilk không chỉ đạt được mục tiêu phát triển bền vững mà còn có tác động tích cực đến các doanh nghiệp, bên liên quan và cộng đồng cũng như ngành sữa, chăn nuôi bò sữa tại Việt Nam.
Quý I/2025, Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế Doanh nghiệp

Quý I/2025, Hòa Phát đạt hơn 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế

TTTĐ - Ngày 17/4/2025 tại Hà Nội, Tập đoàn Hòa Phát tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025. Đại hội đã thông qua kế hoạch năm 2025 với doanh thu dự kiến 170.000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2024. Lợi nhuận sau thuế dự kiến là 15.000 tỷ đồng, tăng 24,8% so với năm trước. Kết thúc quý 1, Hòa Phát đạt hơn 37.900 tỷ đồng doanh thu và 3.300 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng tương ứng 22% và 16% so với cùng kỳ 2024.
Xem thêm