Tag
Giao thông Thủ đô sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính

Tăng cường kết nối vùng, tạo diện mạo đột phá cho Hà Nội

Đô thị 27/07/2023 18:17
aa
TTTĐ - Ngay sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thành phố Hà Nội đã khẩn trương điều chỉnh hợp lý hóa hệ thống giao thông công cộng nhằm mở rộng vùng phục vụ. Hàng loạt tuyến buýt được mở mới hoặc kéo dài đến các khu vực thuộc các huyện Mê Linh, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Ba Vì và thị xã Sơn Tây... không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân mà còn góp phần quan trọng hạn chế áp lực cho giao thông nội đô.
Thị xã Sơn Tây tập trung thực hiện nhiều dự án giao thông quan trọng Lực lượng chức năng quận Ba Đình ra quân xử lý vi phạm trật tự đô thị Tuổi trẻ Phòng CSGT Đường bộ - Đường sắt xung kích hiến máu tình nguyện Hà Nội sẽ xóa từ 8 - 10 điểm "đen" ùn tắc giao thông mỗi năm

Mở rộng xe buýt vùng phục vụ tới khu vực ngoại thành

Sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, lĩnh vực giao thông vận tải đã đạt được những thành tựu đáng kể cả về lượng và chất, góp phần tăng cường kết nối giao thông Hà Nội với các tỉnh, thành phố trong Vùng Thủ đô. Một trong số những điểm thay đổi rõ rệt được kể đến là hệ thống xe buýt công cộng ngày càng được mở rộng, kéo dài về các vùng ngoại thành, giúp người dân đi lại thuận tiện hơn.

Cụ thể, trước khi điều chỉnh địa giới hành chính, cả tỉnh Hà Tây cũ chỉ có 6 tuyến buýt không trợ giá với 80 xe, 16 nhà chờ và 166 điểm dừng đỗ đón, trả khách. Toàn bộ 16/16 huyện và thị xã, 350/350 xã (tỷ lệ 100%) chưa có dịch vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt có trợ giá.

Còn ở Hà Nội, cũng ở thời điểm đó, thành phố đã có 60 tuyến buýt và 2 tuyến buýt kế cận kết nối các tỉnh lân cận với tổng cộng 940 xe. Trong số này có 910 xe buýt trợ giá và 30 xe buýt không trợ giá. Cùng với đó là 292 nhà chờ, 1.170 điểm dừng đỗ, 52 điểm đầu cuối tuyến và 2 điểm trung chuyển hành khách. Mạng lưới buýt có trợ giá của thành phố đã tiếp cận phục vụ 14/14 quận, huyện (đạt tỷ lệ 100%); 182/229 xã, phường, thị trấn (đạt tỷ lệ 79,5%).

Tăng cường kết nối vùng, tạo diện mạo đột phá cho Hà Nội
Hiện mạng lưới xe buýt hiện đã tiếp cận 30/30 quận, huyện, thị xã đạt 100%

Ngay sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thành phố Hà Nội đã khẩn trương điều chỉnh hợp lý hóa luồng tuyến nhằm mở rộng vùng phục vụ. Hàng loạt tuyến buýt được mở mới hoặc kéo dài đến các khu vực thuộc các huyện Mê Linh, Ứng Hòa, Mỹ Đức, Ba Vì và thị xã Sơn Tây...

Chỉ sau một thời gian ngắn, các tuyến xe buýt mới mở ra các huyện ngoại thành đã hoạt động ổn định, sản lượng hành khách tăng dần, không chỉ đáp ứng tốt nhu cầu đi lại của người dân, các tuyến xe buýt ngoại thành còn góp phần quan trọng hạn chế áp lực cho giao thông nội đô.

Một trong số những tuyến buýt tiêu biểu hỗ trợ người dân đi lại thuận lợi giữa khu vực nội đô và các huyện ngoại thành chính là tuyến xe buýt số 103 (Bến xe Mỹ Đình - Hương Sơn) do Tổng công ty vận tải Hà Nội (Transerco) mở vào tháng 7/2017 với điểm cuối đặt tại Khu di tích danh thắng chùa Hương của huyện Mỹ Đức.

Theo báo cáo thống kê của Transerco cho thấy, tính đến ngày 16/12/2017, tức là chỉ sau khoảng 4 tháng hoạt động, tuyến 103 có khách vé lượt bình quân đạt trên 30 khách/lượt xe, khá cao so với các tuyến buýt truyền thống khác.

Nhìn lại giao thông Thủ đô sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính

Hà Nội có thêm nhiều tuyến xe buýt kết nối giữa nội thành và khu vực ngoại thành

Cùng với tuyến buýt số 103, tuyến 101 (Bến xe Giáp Bát - Vân Đình) cũng được mở mới vào tháng 7/2017 có khách vé lượt bình quân 20 khách/lượt xe (ở thời điểm đó, lượng khách vé lượt bình quân toàn mạng chỉ đạt 15,2 khách/lượt xe).

Chị Nguyễn Hải Vân (Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: "Nếu như trước đây, mỗi lần muốn đi lễ chùa Hương, tôi phải đặt xe taxi riêng để đi, vừa tốn kém lại không linh hoạt thời gian tham quan, vãn cảnh chùa. Tuy nhiên, từ khi có tuyến xe buýt số 103 kết nối từ Bến xe Mỹ Đình - Hương Sơn (Mỹ Đức), tôi có thể đi chùa bất cứ lúc nào, thời gian thoải mái do mình tự sắp xếp và đặc biệt, giá vé rất rẻ".

Tăng cường kết nối vùng, tạo diện mạo đột phá cho Hà Nội
Mạng lưới vận tải hành khách công cộng của thành phố Hà Nội không chỉ có xe buýt mà còn có thêm tuyến buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa

Phó Giám đốc Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố Hà Nội Thái Hồ Phương đánh giá, hầu hết các tuyến buýt được mở mới kết nối với các huyện ngoại thành mở rộng đã tiếp cận được ngay với nhu cầu của hành khách.

Đến nay, sau 15 năm mở rộng địa giới hành chính, mạng lưới vận tải hành khách công cộng của thành phố Hà Nội không chỉ có xe buýt mà còn có thêm tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông; 1 tuyến buýt nhanh BRT Kim Mã - Yên Nghĩa; 9 tuyến xe buýt điện, 10 tuyến buýt sử dụng năng lượng khí hóa lỏng CNG, qua đó, nâng tổng số tuyến tính đến tháng 7/2023 là 154 tuyến (trong đó có 132 tuyến trợ giá). Số lượng phương tiện hiện lên tới 2.279 xe. Về hạ tầng, mạng lưới vận tải công cộng có 351 nhà chờ, 4.405 điểm dừng đỗ, 5 điểm trung chuyển và 127 điểm đầu cuối.

Hàng loạt dự án giao thông lớn được triển khai

Ngay sau khi sáp nhập, mở rộng địa giới hành chính, hàng loạt dự án giao thông lớn đã được triển khai thực hiện nhằm kết nối trung tâm với các vùng ngoại vi như: Đại lộ Thăng Long, cầu Nhật Tân, đường Võ Nguyên Giáp, dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông...

Hạ tầng nông thôn cũng được cải thiện. Đường bê tông chạy tới những xã nghèo nhất ở cực Tây thành phố, nơi sinh sống của đồng bào Mường trước thuộc tỉnh Hòa Bình.

Hà Nội phấn đấu hoàn thành dự án Vành đai 4 trước năm 2027
Hà Nội phấn đấu hoàn thành dự án Vành đai 4 trước năm 2027

Cùng với đó, nhiều tuyến đường, nút giao thông quan trọng của Hà Nội đã được xây dựng đưa vào sử dụng thời gian qua, như: Vành đai 2, cầu Vĩnh Tuy, Vành đai 3, trục phía Nam Hà Tây, Quốc lộ 1A (đoạn Văn Điển - Ngọc Hồi), một số đoạn tuyến của đường Vành đai 2,5 và 3,5; các công trình cầu vượt tại nút giao thông quan trọng như Nguyễn Văn Huyên - Hoàng Quốc Việt; An Dương - Thanh Niên, đường nối từ Vành đai 3 đến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường Tản Lĩnh - Ba Vì... Những trục giao thông này đã, đang và sẽ cải thiện hạ tầng giao thông, diện mạo đô thị, tạo thêm lực phát triển cho Thủ đô.

Các đồng chí lãnh đạo Trung ương, thành phố Hà Nội thực hiện nghi lễ khởi công dự án.
Các đồng chí lãnh đạo Trung ương, thành phố Hà Nội thực hiện nghi lễ khởi công tuyến kết nối cao tốc Pháp Vân- Cầu Giẽ với Vành đai 3

Tranh thủ sự quan tâm, hỗ trợ của Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và phát huy nội lực của Thủ đô, sau nhiều năm nỗ lực, đến nay, thành phố Hà Nội đã có 7 tuyến đường hướng tâm (tổng cộng 111,32km chạy qua địa bàn), 8 tuyến quốc lộ hướng tâm (244,58km) được hình thành và đưa vào khai thác; hoàn thành 132,26/285,46km của 7 tuyến đường vành đai.

Cùng với đó là 4 tuyến đường hướng tâm kết nối khu vực đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh (Hồ Tây - Ba Vì, Tây Thăng Long, Ngọc Hồi - Phú Xuyên, Hà Đông - Xuân Mai) cũng đang được khẩn trương đầu tư. Trong hệ thống 18 cầu vượt sông Hồng, đến nay đã có 9 cầu hoàn thiện, gồm: Cầu Long Biên, Thăng Long, Chương Dương, Vĩnh Tuy, Thanh Trì, Nhật Tân, Vĩnh Thịnh, Văn Lang, Trung Hà. 6/18 cầu gồm: Tứ Liên, Hồng Hà, Mễ Sở, Vân Phúc, Thượng Cát, Trần Hưng Đạo đang hoàn thiện thủ tục để khởi công. Riêng đường Vành đai 4, thành phố phấn đấu hoàn thành trước năm 2027 và chuẩn bị đầu tư, xây dựng đường Vành đai 5 trước năm 2030.

Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Hà Nội Nguyễn Phi Thường cho biết, để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân và tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn thì việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giữ vai trò quan trọng và là tiền đề để phát triển đô thị. Các điều kiện về hạ tầng giao thông vận tải là một trong các tiêu chí quan trọng để đánh giá điều kiện sống đô thị hiện đại.

Đọc thêm

Bà Rịa - Vũng Tàu vào top 5 chỉ số PCI 2024 Đô thị

Bà Rịa - Vũng Tàu vào top 5 chỉ số PCI 2024

TTTĐ - Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lọt vào top các địa phương dẫn đầu Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2024.
Hải Phòng dẫn đầu cả nước 3 chỉ số PCI, PAR Index và SIPAS Đô thị

Hải Phòng dẫn đầu cả nước 3 chỉ số PCI, PAR Index và SIPAS

TTTĐ - Đây là lần đầu tiên Hải Phòng đạt vị trí số 1 ở cả 3 chỉ số cải cách lớn nhất cấp quốc gia, tạo dấu ấn mang tính lịch sử, thể hiện rõ nét những chuyển biến mạnh mẽ trong quản trị và điều hành của chính quyền thành phố .
Hà Nội: Không để phát sinh "điểm nóng" khi thực hiện thu hồi đất Đô thị

Hà Nội: Không để phát sinh "điểm nóng" khi thực hiện thu hồi đất

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành kế hoạch yêu cầu các đơn vị đẩy mạnh công tác dân vận trong quy hoạch, thu hồi đất; giải quyết dứt điểm đơn thư khiếu nại, tố cáo ngay từ nơi phát sinh, hạn chế tình trạng khiếu nại, tố cáo kéo dài, vượt cấp, không để phát sinh "điểm nóng".
“Kiên quyết, kiên trì, sẻ chia” tạo sự đồng thuận của Nhân dân Đô thị

“Kiên quyết, kiên trì, sẻ chia” tạo sự đồng thuận của Nhân dân

TTTĐ - Với sự trách nhiệm, tận tụy cùng cách vận động thuyết phục, khéo léo của đội ngũ lãnh đạo, cán bộ phường Thanh Xuân Trung trong công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) đã tạo được sự đồng thuận của người dân, góp phần giải quyết nhiều việc mới và khó.
Xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp: Sẽ phạt gấp đôi! Đô thị

Xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp: Sẽ phạt gấp đôi!

TTTĐ - Phạt gấp đôi với trường hợp vi phạm là một nội dung đáng chú ý trong dự thảo nghị quyết mới của TP Hà Nội về mức xử phạt hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Động lực phát triển Thủ đô qua các cây cầu bắc qua sông Hồng Đô thị

Động lực phát triển Thủ đô qua các cây cầu bắc qua sông Hồng

TTTĐ - Hà Nội có vai trò quan trọng đặc biệt đối với vùng Đồng bằng sông Hồng và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Việc xây dựng thêm các cây cầu bắc qua sông Hồng sẽ tạo thuận lợi trong việc liên kết vùng và phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội.
Hải Phòng có 50 xã, phường, đặc khu sau sắp xếp Đô thị

Hải Phòng có 50 xã, phường, đặc khu sau sắp xếp

TTTĐ - Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố Hải Phòng vừa hành Nghị quyết số 19-NQ/TU về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, Hải Phòng sẽ có 50 xã, phường và đặc khu sau sắp xếp.
Hà Nội ra quân chỉnh trang hệ thống hạ tầng giao thông đô thị Đô thị

Hà Nội ra quân chỉnh trang hệ thống hạ tầng giao thông đô thị

TTTĐ - Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội (Sở Xây dựng Hà Nội) đã ra quân chỉnh trang, duy tu, vệ sinh toàn bộ hệ thống nhà chờ, biển báo điểm dừng xe buýt trên địa bàn thành phố.
Đầu tư đường kết nối cầu Tứ Liên hơn 5 nghìn tỷ đồng Đô thị

Đầu tư đường kết nối cầu Tứ Liên hơn 5 nghìn tỷ đồng

TTTĐ - Sáng 29/4, HĐND TP Hà Nội đã biểu quyết thông qua phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường kết nối cầu Tứ Liên từ nút giao đường dẫn cầu Tứ Liên với đường Trường Sa đến cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.
Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cầu Ngọc Hồi Đô thị

Hà Nội phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án cầu Ngọc Hồi

TTTĐ - Sáng 29/4, tại kỳ họp thứ 22, với 100% đại biểu có mặt tán thành, HĐND TP Hà Nội đã thông qua chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng cầu Ngọc Hồi và đường dẫn hai đầu cầu.
Xem thêm