Tag
Bộ Y tế

Tăng cường công tác phòng chống ngộ độc thực phẩm

An toàn thực phẩm 21/05/2024 18:25
aa
TTTĐ - Sáng 21/5, Bộ Y tế tổ chức hội nghị toàn quốc tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm. Hội nghị kết nối từ điểm cầu Bộ Y tế đến các điểm cầu tỉnh, thành phố và các viện chuyên môn của Bộ Y tế. Đại diện Văn phòng Chính phủ, Bộ Công an, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo... tham dự tại điểm cầu Bộ Y tế.

Tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm từ các món gỏi, thịt tái Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tập thể Mất an toàn thực phẩm trong...tủ lạnh Tăng cường truy xuất thực phẩm, phòng tránh ngộ độc thực phẩm tập thể

5 tháng đầu năm hơn 1.000 người bị ngộ độc thực phẩm

Tại Hội nghị, TS Nguyễn Hùng Long, Phó Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế cho biết, trung bình trong 5 năm gần đây, mỗi năm cả nước ghi nhận khoảng 100 vụ ngộ độc, 23 trường hợp tử vong.

Riêng 5 tháng đầu năm 2024, cả nước ghi nhận 36 vụ ngộ độc thực phẩm. Số vụ ngộ độc giảm so với cùng kỳ năm 2023, tuy nhiên số mắc tăng hơn 1.000 người. Điều này cho thấy, các vụ ngộ độc ghi nhận số mắc quy mô lớn, hàng trăm người mắc và nhập viện, điển hình như các vụ xảy ra ở Đồng Nai, Vĩnh Phúc, Khánh Hòa…

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì hội nghị toàn quốc tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm tại điểm cầu Bộ Y tế.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên chủ trì hội nghị toàn quốc tăng cường công tác đảm bảo an toàn thực phẩm và phòng chống ngộ độc thực phẩm tại điểm cầu Bộ Y tế (Ảnh: Bộ Y tế)

Trong số 36 vụ ngộ độc ghi nhận trong đầu năm 2024 có 3 vụ ngộ độc thực phẩm ở bếp ăn tập thể trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, làm 518 người mắc, tăng 457 trường hợp so với cùng kỳ 2023. Số vụ ngộ độc và số mắc trong trường học giảm so với cùng kỳ.

Theo ông Nguyễn Hùng Long, nguyên nhân chủ yếu gây ra các vụ ngộ độc tập thể vừa qua chủ yếu do vi sinh vật.

Riêng những tháng đầu năm 2024, cả nước ghi nhận 11 vụ ngộ độc liên quan đến vi sinh vật, làm 1.241 người mắc, chiếm 30,6% tổng số vụ nhưng chiếm tới 58% tổng số ca mắc. May mắn không ghi nhận trường hợp tử vong.

Cụ thể, tại Sóc Trăng, vụ ngộ độc xảy ra hồi tháng 1/2024 ở hộ kinh doanh bánh mỳ Thu Hà, làm 150 người bị nhiễm độc và đi viện. Nguyên nhân do vi sinh vật Salmonella trong thịt nguội.

Tại Khánh Hoà, vụ ngộ độc xảy ra tại quán cơm gà Trâm Anh tháng 3/2024, làm 369 người bị nhiễm độc và đi viện. Nguyên nhân do vi sinh vật Salmonella trong gà. Quán cơm này không thực hiện kiểm thực 3 bước và lưu mẫu thức ăn theo quy định, không cung cấp được các hợp đồng và giấy tờ liên quan đến nguyên liệu thực phẩm…

Vụ ngộ độc tại tiệm bánh mỳ Cô Băng, Đồng Nai, xảy ra cuối tháng 4/2024, làm 547 người mắc và đi viện. Nguyên nhân do vi sinh vật Salmonella trong thịt lợn đã qua chế biến, chả lụa. Tiệm bánh mỳ này cũng không có đăng ký kinh doanh, không có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm…

Giữa tháng 5/2024 xảy ra vụ ngộ độc tại bếp ăn tập thể Công ty TNHH Shinwon Ebenezer Việt Nam (Vĩnh Phúc), khiến 438 người mắc và đi viện.

“Vụ ngộ độc hơn 400 người mắc tại Vĩnh Phúc cho thấy, nhiều thực phẩm được bếp ăn tập thể mua ở đơn vị cung cấp. Khi truy xuất đến cùng, đơn vị cung cấp này lại mua ở chợ không có giấy phép, không kiểm soát được chất lượng”, ông Nguyễn Hùng Long dẫn chứng.

Mới đây nhất, tại Đồng Nai, vụ ngộ độc xảy ra tại bếp ăn tập thể công ty TNHH Dechang Việt Nam làm 95 người mắc và đi viện. Nguyên nhân do vi sinh vật Salmonella trong mỳ Quảng.

Lý giải vì sao số ca ngộ độc thực phẩm tăng vọt?

Ông Nguyễn Thanh Phong, Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế chỉ ra rằng, trong một số vụ ngộ độc vừa rồi có quy định phải lưu mẫu và kiểm định nhưng cơ sở, địa phương không thực hiện; có quy định kiểm soát thực phẩm đầu vào nhưng có tình trạng cơ sở mua nguyên liệu không an toàn, trôi nổi bên ngoài, để cung cấp vào bếp ăn tập thể đó; cơ sở không có giấy chứng nhận an toàn thực phẩm…

Một số địa phương thiếu nhân lực, vật lực trong thực hiện công tác an toàn thực phẩm, phòng chống ngộ độc thực phẩm; do ảnh hưởng của thị trường, điều kiện kinh tế xã hội; do lợi nhuận; thậm chí một số doanh nghiệp định mức khẩu phần ăn cho người lao động ở mức thấp, sử dụng nguyên liệu giá rẻ, không bảo đảm an toàn.

Ngoài ra, nhận thức và ý thức của một bộ phận người dân về bảo đảm an toàn thực phẩm phòng chống ngộ độc thực phẩm chưa tốt.

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại Hội nghị
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên phát biểu tại Hội nghị (Ảnh: Bộ Y tế)

Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh: Ban Bí thư đã có Chỉ thị 17 về tăng cường công tác an ninh, an toàn thực phẩm trong tình hình mới; Chính phủ đã liên tiếp có nhiều chỉ đạo về an toàn vệ sinh thực phẩm. Các Bộ, ban ngành và chính quyền địa phương đã vào cuộc, bước đầu đã có kết quả trong công tác đảm bảo an toàn và phòng chống ngộ độc thực phẩm.

Bên cạnh đó, 2 nội dung quan trọng trong lĩnh vực này cũng đã được triển khai và hướng dẫn cụ thể. Thứ nhất là về thể chế đã có Luật An toàn thực phẩm, Nghị định 15 hướng dẫn thi hành Luật, các văn bản hướng dẫn của Bộ Y tế, Bộ Công thương, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, các văn bản quy phạm pháp luật của các ban, ngành liên quan... Thứ hai, về tổ chức thực hiện cũng có đầy đủ hướng dẫn từ Trung ương đến địa phương, đặc biệt ở cơ sở...

"Tuy nhiên, thời gian qua vẫn xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm tương đối lớn, mỗi năm xảy ra khoảng 100 vụ ngộ độc. Vấn đề đặt ra là tại sao đã có nhiều chỉ đạo, thể chế đã có mà tổ chức thực hiện thế nào vẫn để xảy ra nhiều vụ ngộ độc như vậy...", Thứ trưởng Tuyên nhấn mạnh.

Các điểm cầu tham dự hội nghị.
Các điểm cầu tham dự hội nghị (Ảnh: Bộ Y tế)

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế, chúng ta cần thảo luận để tìm ra giải pháp về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, tổ chức thực hiện; cần phải đánh giá, hiểu rõ gốc rễ nguyên nhân gây ra ngộ độc để có hướng xử lý... từ đó tìm giải pháp hạn chế tối đa các vụ ngộ độc.

Đọc thêm

Siết chặt quản lý và xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm An toàn thực phẩm

Siết chặt quản lý và xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm

TTTĐ - Các cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk đang tăng cường công tác thanh, kiểm tra và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định trong hoạt động kinh doanh, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP).
Tuyên truyền về an toàn thực phẩm đến hơn 100 hội viên phụ nữ Dinh dưỡng

Tuyên truyền về an toàn thực phẩm đến hơn 100 hội viên phụ nữ

TTTĐ - Chiều 17/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm với chủ đề “Quy định về an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố”.
Thủ tướng yêu cầu sớm đưa ra kết luận về vụ việc sản xuất, buôn bán sữa giả An toàn thực phẩm

Thủ tướng yêu cầu sớm đưa ra kết luận về vụ việc sản xuất, buôn bán sữa giả

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 40/CĐ-TTg ngày 17/4/2025 về xử lý vụ việc sản xuất, phân phối sữa giả.
Y bác sĩ không được tham gia quảng cáo thực phẩm chức năng An toàn thực phẩm

Y bác sĩ không được tham gia quảng cáo thực phẩm chức năng

TTTĐ - Bộ Y tế cho biết, hiện nay có tình trạng một số bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế tham gia quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng gây hiểu lầm cho người sử dụng.
Kết quả rà soát việc công bố sản phẩm trong đường dây sữa giả An toàn thực phẩm

Kết quả rà soát việc công bố sản phẩm trong đường dây sữa giả

TTTĐ - Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã công bố kết quả rà soát cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố và tiếp nhận hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm của Công ty Cổ phần dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood Group.
Sữa giả gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe ra sao? An toàn thực phẩm

Sữa giả gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe ra sao?

TTTĐ - Với gần 600 sản phẩm sữa giả được phát hiện, trong đó có nhiều loại sữa được người dân sử dụng nhiều năm qua đặt ra câu hỏi lớn về tác hại của sữa giả với sức khỏe.
Quận Tây Hồ chung tay vì sức khoẻ cộng đồng An toàn thực phẩm

Quận Tây Hồ chung tay vì sức khoẻ cộng đồng

TTTĐ - Sáng 17/4, UBND quận Tây Hồ (Hà Nội) tổ chức hội nghị triển khai “Tháng hành động Vì An toàn thực phẩm” và Lễ phát động tham gia nghiên cứu “Thành phố không khói thuốc”. Hai sự kiện quan trọng này khẳng định cam kết của quận trong việc nâng cao nhận thức cộng đồng, bảo vệ sức khỏe người dân và xây dựng môi trường sống an toàn, văn minh.
Tập trung hậu kiểm nhóm thực phẩm có nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ An toàn thực phẩm

Tập trung hậu kiểm nhóm thực phẩm có nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ

TTTĐ - Bộ Y tế đề nghị các địa phương tập trung hậu kiểm vào các nhóm có nguy cơ cao và gần đây phát hiện vi phạm, những sản phẩm có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khoẻ của đối tượng nhạy cảm trong xã hội như người già, trẻ em.
Mối nguy "bủa vây" bếp ăn Công ty Chee Wah Việt Nam An toàn thực phẩm

Mối nguy "bủa vây" bếp ăn Công ty Chee Wah Việt Nam

TTTĐ - Tại thời điểm kiểm tra, cơ sở vật chất, trang thiết bị dụng cụ bếp ăn tập thể của Công ty Đồ chơi Chee Wah Việt Nam xuống cấp, không bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm. Xét nghiệm nhanh khay inox đựng thức ăn cũng cho kết quả 100% mẫu xét nghiệm không đạt tiêu chuẩn.
Kiểm soát chất lượng thực phẩm, bánh kẹo tại các làng nghề An toàn thực phẩm

Kiểm soát chất lượng thực phẩm, bánh kẹo tại các làng nghề

TTTĐ - UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 102/KH-UBND ngày 16/4 về Chuyên đề "Tăng cường kiểm soát an toàn thực phẩm tại một số làng nghề sản xuất bánh, kẹo và dịp Tết Trung thu trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2025".
Xem thêm