Tag
Sóc Sơn (Hà Nội):

Tận dụng lợi thế vườn đồi nuôi gà theo kiểu bán hoang dã

Nông thôn mới 01/10/2018 20:37
aa
TTTĐ - Xã Minh Phú được coi là "thủ phủ" chăn nuôi gà đồi của huyện Sóc Sơn (Hà Nội) với nhiều trang trại tận dụng lợi thế vườn đồi nuôi theo kiểu bán hoang dã dưới tán cây ăn quả. Toàn xã có gần 3.000ha đất tự nhiên thì có tới 3/4 diện tích là đồi, rừng nên người dân đã tận dụng các lợi thế tự nhiên để chăn thả gà.

Tận dụng lợi thế vườn đồi nuôi gà theo kiểu bán hoang dã

Mô hình chăn nuôi gà đồi của gia đình anh Đặng Quang Tiến ở xã Minh Phú (Sóc Sơn, Hà Nội)

Giá trị kinh tế cao

Nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế cho người dân Sóc Sơn, từ năm 2013, Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội đã phối hợp cùng UBND huyện Sóc Sơn xây dựng chuỗi liên kết chăn nuôi - tiêu thụ gà đồi Sóc Sơn, nhờ đó bà con nông dân trên địa bàn xã đã được tiếp cận với các phương thức chăn nuôi đảm bảo vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm riêng đối với gà đồi.

Một trong số những hộ dân chăn nuôi gà đồi Sóc Sơn hiệu quả, đem lại giá trị kinh tế cao tại xã Minh Phú chính là hộ gia đình ông Đặng Quang Tiến. Mô hình chăn nuôi của ông Tiến được xây dựng theo hướng trang trại tổng hợp, bao gồm nuôi gà đồi, lợn rừng, vườn rau hữu cơ và đồi cây ăn quả các loại. Với diện tích hàng nghìn m2 đất đồi, ông Tiến đã quy hoạch thành từng khu riêng biệt nhằm tận dụng hết mọi lợi thế của tự nhiên để chăn thả vật nuôi.

Chia sẻ về mô hình trang trại của gia đình mình, ông Đặng Quang Tiến cho biết: "Cách đây hơn chục năm, tôi thuê đất đồi ở khu vực xã Minh Phú để phát triển kinh tế. Khi đó toàn bộ nơi này chỉ là quả đồi trống, sau nhiều năm cải tạo đất để trồng trọt và chăn nuôi, hiện nay trang trại của tôi có ba khu riêng biệt. Ngay từ cổng đi vào, tôi đã cải tạo và trồng mới hàng trăm cây vải, vừa để lấy quả vừa lấy bóng mát nuôi gà, hiện tổng đàn gà của tôi có khoảng vài nghìn con với đủ lứa tuổi khác nhau từ gà mới nở đến gà trưởng thành. Đi qua khu vực nuôi gà đồi vào sâu bên trong là nơi tôi tận dụng để nuôi lợn rừng. Khu vực này chủ yếu là trồng cỏ, không khí thoáng mát để có thể xây dựng hệ thống chuồng trại và có chỗ cho đàn lợn chạy bộ, tắm nắng hàng ngày. Khu vực sườn đồi dốc, thoải, tôi tận dụng để trồng thêm một vài loại cây ăn quả và trồng rau hữu cơ. Toàn bộ quy trình trồng trọt, chăn nuôi tại trang trại của gia đình tôi là một chuỗi khép kín".

Theo ông Tiến, hiện nay, đa số các hộ chăn nuôi gà đồi Sóc Sơn đều áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt nhằm đảm bảo an toàn thực phẩm. Gà được phân thành từng khu chuồng theo độ tuổi để có chế độ chăm sóc phù hợp. Đồng thời, các hộ chăn nuôi thường tận dụng cây cỏ thiên nhiên làm thức ăn cũng vừa là các vị thuốc giúp tăng cường sức đề kháng cho gà. Đặc biệt, sản phẩm gà đồi Sóc Sơn đã được đăng ký thương hiệu nên đem lại hiệu quả kinh tế cao cho những hộ dân chăn nuôi từ 1,5 đến 2 lần so với trước đây.

Liên kết để phát triển

Ông Nguyễn Văn Đông, Chủ tịch Hội Chăn nuôi và Tiêu thụ gà đồi Sóc Sơn cho biết: Để giúp các hộ dân nuôi gà trên địa bàn huyện Sóc Sơn có thêm kiến thức về chăn nuôi cũng như có đầu ra cho sản phẩm ổn định, huyện đã thành lập lên Hội Chăn nuôi và Tiêu thụ gà đồi Sóc Sơn. Hiện tại, Hội có khoảng 30 thành viên, quy mô chăn nuôi từ 60.000 đến 70.000 con/năm. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, thời gian qua được sự giúp đỡ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, huyện đã đẩy mạnh xây dựng chuỗi liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ, nhờ đó, giá bán cao hơn 10% so với trước khi tham gia chuỗi.

"Hiện tại, hoạt động tiêu thụ sản phẩm các chuỗi bước đầu ổn định, thông qua hợp đồng rõ ràng, xác định rõ trách nhiệm thành viên tham gia chuỗi. Không những quy trình sản xuất được kiểm soát chặt chẽ từ khâu nhập con giống, tới chăm sóc, hiện Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hà Nội đã hỗ trợ người dân xây dựng khu giết mổ, sơ chế, đóng gói sản phẩm gà đồi Sóc Sơn tại xã Quang Tiến, bảo đảm công suất 360.000 con/năm và đúng quy định về an toàn thực phẩm, hoạt động này cũng nhằm phục vụ chiến lược phát triển gà đồi Sóc Sơn trong giai đoạn tiếp theo. Ngoài ra, để tạo niềm tin cho người tiêu dùng có thể truy xuất được nguồn gốc, Hội đã đăng ký thành công nhãn hiệu tập thể cho sản phẩm gà đồi Sóc Sơn", ông Đông nói.

Mặc dù mô hình chăn nuôi gà đồi Sóc Sơn đem lại hiệu quả kinh tế khá cao cho bà con nông dân, tuy nhiên, trong quá trình chăn nuôi, người dân còn gặp không ít khó khăn do thiếu vốn để mở rộng quy mô trang trại. Bên cạnh đó, các thủ tục bao gói lưu thông ra thị trường còn vướng ở một số khâu, nhất là tem nhãn, thiết bị bảo quản sản phẩm. Do thói quen của người tiêu dùng vẫn sử dụng gà sống, gà lông nên ảnh hưởng rất nhiều đến sức tiêu thụ sản phẩm đóng gói của chuỗi. Đầu ra cho sản phẩm gà sau khi sơ chế, đóng gói còn hạn chế do chưa liên kết được doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm. Công tác quản lý còn bất cập, nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn được bày bán trên thị trường dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh.

Để mô hình gà đồi Sóc Sơn phát huy hiệu quả, Hội Chăn nuôi và Tiêu thụ gà đồi Sóc Sơn đã đưa ra một vài đề xuất. Cụ thể, trong thời gian tới, UBND huyện Sóc Sơn cần tiếp tục có chính sách hỗ trợ mạnh cho mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị. Các cơ quan quản lý nhà nước tăng cường công tác quản lý, giám sát, nhằm tạo ra môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa sản phẩm có nguồn gốc và không bảo đảm chất lượng khi lưu thông trên thị trường. Đồng thời, huyện cần mở các lớp tập huấn về nâng cao kiến thức chăm sóc, cách tiếp cận thị trường, sản xuất theo nhu cầu tiêu dùng cho các hộ chăn nuôi trên địa bàn.

Đọc thêm

Hà Nội tăng cường quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản Nông thôn mới

Hà Nội tăng cường quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch thực hiện quản lý khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn thành phố đến năm 2030.
Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn Nông thôn mới

Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông. Đây là dịp để các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân cùng nhau trao đổi, thảo luận, tìm kiếm giải pháp tháo gỡ khó khăn, kết nối cung cầu, mở rộng thị trường cho nông sản địa phương.
Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút Nông thôn mới

Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút

TTTĐ - Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đậu nành Vinasoy (VSAC) đã tổ chức Hội thảo đầu vụ tại Cư Jút (tỉnh Đắk Nông) nhằm tổng kết vụ 2024 và triển khai vụ mới 2025. Hội thảo cũng cập nhật, chuyển giao cho nông dân giống mới, kỹ thuật mới nhằm canh tác đậu nành hiệu quả. Đặc biệt, số lượng hộ đạt năng suất hơn 3 tấn/ha tăng cao vượt trội so với những năm trước. Những con số ấy không chỉ mang lại niềm vui mùa vụ mà còn khẳng định tiềm năng của giống đậu nành nội địa không biến đổi gen do Vinasoy chọn tạo, cũng như hiệu quả từ việc ứng dụng kỹ thuật canh tác hiện đại.
Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội Nông thôn mới

Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội

TTTĐ - Ngày 12/4, tại di tích miếu Diều, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng sẽ tổ chức Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Hội diều làng Bá Dương Nội"; bằng công nhận danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội "Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội".
Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp Nông thôn mới

Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp

TTTĐ - Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Đan Phượng tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông. Diễn đàn có sự tham gia của hơn 200 đại biểu là các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia và các chủ trang trại, doanh nghiệp, hộ sản xuất, nông dân tiêu biểu của huyện Đan Phượng.
Giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật Nông thôn mới

Giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông. Diễn đàn nhằm cung cấp, trang bị các kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi… cho bà con nông dân, từ đó giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật để giúp tăng năng suất, kỹ thuật canh tác.
Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu Kinh tế

Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu

TTTĐ - Tỉnh Lâm Đồng đề xuất Bộ Nông nghiệp và Môi trường cử các trung tâm phân tích trực thuộc đã được Trung Quốc và Việt Nam chỉ định, hỗ trợ cho tỉnh Lâm Đồng thực hiện kiểm tra đối với các sản phẩm sầu riêng để phục vụ xuất khẩu đặc biệt là cho niên vụ 2025.
Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi Nông thôn mới

Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi

TTTĐ - Trước nguy cơ dịch bệnh dại gia tăng, ngành Chăn nuôi và Thú y Hà Nội đã đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại nhằm bảo vệ sức khoẻ người dân cũng như đàn vật nuôi.
Hà Nội dẫn dầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Hà Nội dẫn dầu cả nước về số lượng sản phẩm OCOP

TTTĐ - Theo Văn phòng Điều phối chương trình xây dựng Nông thôn mới Hà Nội, lũy kế từ năm 2019 đến nay, thành phố đã đánh giá, phân hạng được 3.317 sản phẩm OCOP. Trong đó có 6 sản phẩm 5 sao, 22 sản phẩm tiềm năng 5 sao, 1.571 sản phẩm 4 sao và 1.718 sản phẩm 3 sao.
Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Văn hóa đóng vai trò quan trọng trong xây dựng Nông thôn mới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, làm phong phú đời sống tinh thần của người dân. Xác định văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển, Hà Nội coi công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa là nhiệm vụ quan trọng, có tính chất quyết định quá trình xây dựng Nông thôn mới.
Xem thêm