Tag

Tấm gương người thầy trong văn hóa ứng xử trường học

Giáo dục 05/10/2023 12:05
aa
TTTĐ - Bước sang tháng thứ 2 của năm học mới 2023 - 2024, Hà Nội đã xuất hiện liên tiếp 2 vụ việc giáo viên có hành động, cử chỉ, lời nói thiếu chuẩn mực gây phẫn nộ trong dư luận.
Để văn hóa ứng xử là “tài sản quý” trao truyền cho con cháu... Xứng đáng thiếu nhi Thủ đô thanh lịch, văn minh

Sự việc đang được các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ. Tuy nhiên, từ những hình ảnh, clip được phản ánh có thể thấy, những sai lầm đến từ giáo viên làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xây dựng văn hóa học đường.

Hành động khó chấp nhận

Chiều tối 29/9, trên mạng xã hội lan truyền clip được cho là tại hành lang lớp học của trường THPT Đa Phúc (Sóc Sơn, Hà Nội).

Tấm gương người thầy trong văn hóa ứng xử trường học
Hành vi lệch chuẩn khó chấp nhận của thầy giáo ở huyện Thạch Thất, Hà Nội

Trong đoạn clip, một em học sinh nằm ra hành lang lớp học, khóc lóc, còn cô giáo thì có hành động túm cổ áo học sinh, kéo lê ngay tại cửa lớp học. Clip nhận được sự quan tâm, chia sẻ rầm rộ của cộng đồng mạng với nhiều bình luận phê phán hành động của cô giáo được cho là giáo viên môn Giáo dục công dân của nhà trường.

Từ báo cáo của trường THPT Đa Phúc, trưa 2/10, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đã có văn bản gửi trường THPT Đa Phúc liên quan đến việc clip giáo viên N.T.P có hành động túm cổ áo, kéo lê học sinh nữ được đăng tải trên mạng xã hội.

Sở GD&ĐT yêu cầu Hiệu trưởng trường THPT Đa Phúc tạm đình chỉ công tác giảng dạy, công tác chủ nhiệm lớp và tư vấn tâm lý học đường đối với bà N.T.P, giáo viên trường THPT Đa Phúc theo quy định; Bố trí giáo viên thay thế bảo đảm đúng quy định hiện hành để hoạt động giáo dục của nhà trường diễn bình thường theo kế hoạch của đơn vị.

Sự việc xảy ra ở trường THPT Đa Phúc (huyện Sóc Sơn) chưa kịp “nguội” thì ngay lập tức, từ trường THPT Phan Huy Chú - Thạch Thất cũng xuất hiện đoạn video về hình ảnh giáo viên có hành vi, lời nói thiếu chuẩn mực với tựa đề “Thầy giáo lại ứng xử không giống thầy giáo”. Trong đoạn video, thầy giáo đứng trên bục giảng, chỉ tay và mắng một học sinh nam với nhiều từ ngữ không chuẩn mực, xưng hô "mày - tao" với học sinh.

Qua điều tra, nhà trường xác định giáo viên trong đoạn video là N.C.T (sinh năm 1979), là giáo viên môn tiếng Anh. Thời điểm đoạn video được quay vào tiết 3 ngày 29/9 tại lớp 10A9. Học sinh trong đoạn video và học sinh quay video đều cùng học lớp 10A9.

Không bao che cho hành vi lệch chuẩn

Dù cả 2 giáo viên có hành động thiếu chuẩn mực này đều đã bị đình chỉ công tác giảng dạy thế nhưng, sự việc vẫn gây nên những bức xúc trong dư luận. Nhiều phụ huynh bày tỏ sự bất bình về hành vi, lời nói của người thầy có ảnh hưởng nghiêm trọng đến học trò.

Phụ huynh Nguyễn Minh Tiến (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) bày tỏ: “Tôi thật sự phẫn nộ khi xem cả 2 clip trên. Thật không thể tưởng tượng ở môi trường giáo dục mà các thầy cô có thể cư xử thô lỗ như vậy với học trò. Thầy như vậy thì thử hỏi trò có ngoan được không?”.

Còn chị Trần Thị Minh Thư (ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) thì lo lắng: “Không chỉ có phụ huynh, trên các diễn đàn, mạng xã hội, hội nhóm dành cho học sinh Hà Nội, rất nhiều học sinh theo dõi clip, bình luận về thầy, cô. Đó thực sự là một chuyện rất xấu, tác động đến hành vi, lối sống của các em.

Ngành Giáo dục thường xuyên nói đến văn hóa trường học, văn hóa học đường. Theo tôi, văn hóa này không xa xôi gì mà nên được làm gương từ chính những người thầy với hành vi, lời nói chuẩn mực để làm gương cho học trò noi theo”.

Ngày 1/6/2022, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị về tăng cường công tác xây dựng văn hóa học đường. Trong Chỉ thị có nhắc đến thực trạng thực tế vẫn còn một bộ phận học sinh, sinh viên, nhà giáo biểu hiện lệch chuẩn về đạo đức, lối sống văn hóa, hành vi ứng xử trên bình diện xã hội và môi trường học đường.

Hà Nội là địa phương có quy mô giáo dục lớn nhất cả nước với hơn 2.800 trường, hơn 2,2 triệu học sinh và hơn 120 nghìn giáo viên các cấp học. Trong khi đó, bối cảnh xã hội ngày càng phát triển, môi trường học đường chịu tác động đa chiều từ xã hội, mối quan hệ giữa nhà giáo với học sinh ngày càng bình đẳng hơn, việc bảo đảm an toàn trường học cũng như xây dựng, duy trì văn hóa học đường là khó khăn không nhỏ.

Lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết đã và đang chỉ đạo các nhà trường, đơn vị liên quan khẩn trương xác minh, làm rõ sự việc và sẽ công khai kết quả điều tra. Căn cứ vào mức độ vi phạm, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ xử lý nghiêm khắc, đúng quy định để bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, thân thiện cho học sinh; Đồng thời triển khai giải pháp ngăn chặn các hành vi tương tự.

“Thành phố Hà Nội sẽ xử lý nghiêm khắc và tinh thần là không bao che, nể nang, dễ dãi với những hành vi không chuẩn mực của nghề, bảo đảm môi trường học tập tốt nhất cho học sinh”, lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội khẳng định.

Đọc thêm

Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng Giáo dục

Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng

TTTĐ - Để giúp các bé hiểu hơn về những làng nghề truyền thống của Hà Nội, ngày 17/4 cô và các bé của Trường Mẫu giáo Số 3, quận Ba Đình, Hà Nội, đã đến thăm quan và trải nghiệm một số hoạt động tại Bảo tàng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm).
Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non Giáo dục

Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non

TTTĐ - Để triển khai thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3-5 tuổi, Nhà nước phải bảo đảm nguồn tài chính và nguồn nhân lực rất lớn, trong đó tổng dự toán kinh phí là 116.314,1 tỷ đồng.
Sôi nổi ngày hội văn hoá thể thao của những học sinh đặc biệt Giáo dục

Sôi nổi ngày hội văn hoá thể thao của những học sinh đặc biệt

TTTĐ - Sáng 17/4, Trường PTCS Xã Đàn (quận Đống Đa, Hà Nội) đã tổ chức chương trình "Ngày hội văn hóa thể thao" chào mừng ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4.
Đòn cân não cho phụ huynh khi không có cơ hội sửa sai Giáo dục

Đòn cân não cho phụ huynh khi không có cơ hội sửa sai

TTTĐ - Trong cuộc đua “đăng ký trước, thi sau”, mỗi nguyện vọng đều như một đòn tâm lý cân não, nơi mà sai một bước, cả gia đình phải trả giá bằng sự tiếc nuối.
77 trường tư thục tuyển gần 28.000 học sinh vào lớp 10 Giáo dục

77 trường tư thục tuyển gần 28.000 học sinh vào lớp 10

TTTĐ - 77 trường trung học tư thục trên địa bàn phố Hà Nội sẽ tuyển gần 28.000 học sinh vào lớp 10 năm học 2025-2026.
Hà Nội giao gần 3.000 chỉ tiêu lớp 10 cho các trường trung cấp Giáo dục

Hà Nội giao gần 3.000 chỉ tiêu lớp 10 cho các trường trung cấp

TTTĐ - Năm học 2025-2026, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội giao chỉ tiêu tuyển sinh cho 9 trường trung cấp trên địa bàn thành phố với tổng số 2.955 học viên.
Học nghề hệ 9+ và cơ hội lập nghiệp cho bạn trẻ Giáo dục

Học nghề hệ 9+ và cơ hội lập nghiệp cho bạn trẻ

TTTĐ - Chương trình 9+ (chương trình đào tạo cho cả trung cấp hoặc cao đẳng liên thông từ trung cấp cho học sinh tốt nghiệp THCS) đang được triển khai tại nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp là hướng đi phù hợp với những bạn trẻ mong muốn nhanh chóng gia nhập thị trường lao động hấp dẫn và đầy cạnh tranh hiện nay.
Tưng bừng khai mạc Ngày hội sách Hoàn Kiếm em yêu năm 2025 Giáo dục

Tưng bừng khai mạc Ngày hội sách Hoàn Kiếm em yêu năm 2025

TTTĐ - Sáng 16/4, tại trường Tiểu học chất lượng cao Tràng An (phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội), Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hoàn Kiếm đã tổ chức khai mạc Ngày hội sách Hoàn Kiếm em yêu năm 2025.
Vinh danh Trạng nguyên nhỏ tuổi trường Tiểu học Trung Tự Giáo dục

Vinh danh Trạng nguyên nhỏ tuổi trường Tiểu học Trung Tự

TTTĐ - Trường Tiểu học Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội vừa tổ chức Lễ trao giải Trạng nguyên nhỏ tuổi cấp trường.
Xem thêm