Tag
Hà Nội

Tài sản công được sử dụng kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết

Xã hội 19/11/2024 12:13
aa
TTTĐ - Sáng 19/11, tại kỳ họp thứ 19, HĐND TP Hà Nội thông qua Nghị quyết quy định việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của TP vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết (thực hiện điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô).
Nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài sản công của Hà Nội Đẩy nhanh rà soát sắp xếp tài sản công, tránh lãng phí

Gỡ vướng việc quản lý, sử dụng tài sản công

Tờ trình của UBND TP nhấn mạnh, theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị sự nghiệp công lập được phép sử dụng tài sản công chưa sử dụng hết công suất vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết; Hoặc việc sử dụng tài sản để liên doanh, liên kết đem lại hiệu quả cao hơn trong việc cung cấp dịch vụ công theo chức năng, nhiệm vụ được giao theo Đề án được Chủ tịch UBND TP phê duyệt (sau khi có ý kiến của Thường trực HĐND TP đối với đề án sử dụng tài sản tại đơn vị sự nghiệp công lập để liên doanh, liên kết).

Tài sản công được sử dụng kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết
Đại biểu bấm nút thông qua Nghị quyết

Tuy vậy, thực tế triển khai việc sử dụng tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết trong thời gian qua của TP gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Đa số các đơn vị lúng túng trong việc lập, xây dựng Đề án sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết; việc thẩm định, trình cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt Đề án phải qua nhiều tầng nấc, thủ tục...

Do vậy, đến nay, có rất ít Đề án được thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, triển khai thực hiện theo quy định.

Để triển khai có hiệu quả Luật Thủ đô số 39/2024/QH15, nâng cao hiệu quả sử dụng, khai thác tài sản công tại đơn vị sự nghiệp công lập, chống lãng phí, phát huy nguồn lực; đồng thời, để duy trì, bảo vệ, giữ gìn tài sản công khi sử dụng vào mục đích cho thuê, kinh doanh, liên doanh, liên kết; thì việc ban hành Nghị quyết này là cần thiết, phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng, phù hợp với thẩm quyền và nhiệm vụ được giao tại Luật Thủ đô.

Nghị quyết gồm 5 chương, với 21 điều. Nguyên tắc sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết gồm: Sử dụng tài sản đúng công năng, mục đích sử dụng của tài sản được đầu tư xây dựng, mua sắm; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; không làm mất quyền sở hữu về tài sản công; bảo toàn và phát triển vốn, tài sản Nhà nước giao.

Thực hiện theo cơ chế thị trường, đảm bảo công khai, minh bạch; được giám sát, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán; mọi hành vi vi phạm pháp luật phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật; không làm ảnh hưởng đến việc cung cấp dịch vụ công, chức năng, nhiệm vụ được giao của đơn vị; phát huy công suất và hiệu quả sử dụng tài sản. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về thuế, phí, lệ phí và các nghĩa vụ tài chính khác với Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Nhà nước không cấp kinh phí bảo dưỡng, sửa chữa đối với tài sản công chỉ được sử dụng vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết. Đơn vị sự nghiệp công sử dụng nguồn thu được từ việc kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết để bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công theo quy định.

Tài sản công được sử dụng kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết
Nhiều tài sản công của Hà Nội không phát huy giá trị, gây lãng phí (Ảnh minh hoạ)

Trường hợp tài sản được tính thành vốn góp khi liên doanh, liên kết theo quy định của pháp luật, việc xác định giá trị tài sản phải bảo đảm các nguyên tắc quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công. Trường hợp liên doanh, liên kết hình thành pháp nhân mới, đơn vị sự nghiệp công phải đảm bảo nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết trong pháp nhân mới.

Việc sử dụng tài sản gắn liền với đất và giá trị quyền sử dụng đất tại đơn vị sự nghiệp công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

Theo nghị quyết, đối tượng áp dụng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc phạm vi quản lý của TP; cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản công thuộc phạm vi quản lý của TP vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết.

Đa dạng hoá nguồn lực

Cũng tại kỳ họp, HĐND TP Hà Nội đã nhất trí thông qua Nghị quyết quy định việc nhượng quyền khai thác, quản lý công trình kiến trúc có giá trị và công trình, hạng mục công trình hạ tầng văn hóa, thể thao thuộc phạm vi quản lý của TP Hà Nội, theo điểm a, b khoản 4 Điều 41 Luật Thủ đô.

Theo Giám đốc Sở Tài chính Nguyễn Xuân Lưu, các công trình hạ tầng văn hóa - thể thao, công trình kiến trúc có giá trị thuộc phạm vi quản lý của TP là tài sản công được giao cho nhiều đối tượng quản lý, sử dụng (cơ quan Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị - xã hội).

Theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, chỉ có đơn vị sự nghiệp công lập được sử dụng tài sản công vào mục đích kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết khi chưa sử dụng hết công suất.

Tuy nhiên, thực tế triển khai sử dụng tài sản công để kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết gặp rất nhiều khó khăn do phải chứng minh chưa sử dụng hết công suất, do không đạt hiệu quả kinh tế khi xây dựng Đề án (chi phí tiền thuê đất, khấu hao tài sản cao), quá trình xây dựng, thẩm định, trình phê duyệt Đề án nhiều thủ tục, kéo dài.

Tài sản công được sử dụng kinh doanh, cho thuê, liên doanh, liên kết
Quang cảnh kỳ họp

Việc thực hiện nhượng quyền khai thác, quản lý theo quy định tại Điều 41 Luật Thủ đô là một phương thức khai thác mới, khuyến khích thực hiện xã hội hóa nhằm đa dạng hóa nguồn lực để duy trì, phát triển, khai thác tài sản công, nâng cao hiệu quả, tránh lãng phí trong quản lý, sử dụng tài sản công tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị.

Nghị quyết gồm 5 Chương, với 25 Điều. Đối tượng áp dụng gồm 3 nhóm: Cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của TP được giao quản lý, sử dụng công trình, hạng mục công trình nhượng quyền khai thác, quản lý (gọi chung là cơ quan, tổ chức, đơn vị); doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân nhận nhượng quyền khai thác, quản lý 6 công trình, hạng mục công trình theo quy định tại Nghị quyết này (gọi chung là doanh nghiệp, nhà đầu tư); các đối tượng khác liên quan đến việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình, hạng mục công trình nhượng quyền khai thác, quản lý.

Hạnh Nguyên

Đọc thêm

Phường Ngọc Hà nỗ lực thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm Xã hội

Phường Ngọc Hà nỗ lực thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm

TTTĐ - Ngày 1/7, HĐND phường Ngọc Hà khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ nhất để xem xét các nội dung quan trọng sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.
Người dân phấn khởi đến làm thủ tục tại chính quyền địa phương 2 cấp Xã hội

Người dân phấn khởi đến làm thủ tục tại chính quyền địa phương 2 cấp

TTTĐ - Ngày 1/7 là ngày đầu tiên chính quyền địa phương 2 cấp TP Hồ Chí Minh chính thức vận hành, các công đoạn được ghi nhận diễn ra trơn tru, đông đúc người dân đến phường, xã mới làm thủ tục dù mới lạ nhưng vẫn phấn khởi.
Tạo nền tảng cho chính quyền hai cấp vận hành hiệu quả Xã hội

Tạo nền tảng cho chính quyền hai cấp vận hành hiệu quả

TTTĐ - Sáng 1/7, HĐND xã Yên Xuân tổ chức kỳ họp thứ nhất, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Đây là kỳ họp đặc biệt - ngày đầu tiên thực hiện mô hình chính quyền địa phương hai cấp.
Nhiều phường tại TP HCM vận hành suôn sẻ, người dân hài lòng Xã hội

Nhiều phường tại TP HCM vận hành suôn sẻ, người dân hài lòng

TTTĐ - Từ ngày 1/7, TP Hồ Chí Minh (mới) chính thức vận hành chính quyền hai cấp sau khi hợp nhất với các đơn vị hành chính gồm tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương và TP Hồ Chí Minh (cũ). Đây là cột mốc quan trọng, mở ra giai đoạn phát triển mới cho đô thị đặc biệt, năng động, hiện đại bậc nhất cả nước.
Phường Đại Mỗ: Người dân hài lòng, cán bộ trách nhiệm Muôn mặt cuộc sống

Phường Đại Mỗ: Người dân hài lòng, cán bộ trách nhiệm

TTTĐ - Ngày đầu tiên (1/7/2025), phường Đại Mỗ, Hà Nội chính thức vận hành chính quyền địa phương hai cấp theo quyết định của Trung ương và thành phố, nhiều người dân khi đến làm các thủ tục hành chính đều cảm thấy phấn khởi, hài lòng khi được tiếp đón, giải quyết nhanh gọn.
Xã Tây Phương tổ chức kỳ họp HĐND lần thứ nhất Xã hội

Xã Tây Phương tổ chức kỳ họp HĐND lần thứ nhất

TTTĐ - Sáng 1/7, HĐND xã Tây Phương (TP Hà Nội) đã tổ chức Kỳ họp lần thứ nhất, khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025 Muôn mặt cuộc sống

Những chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 7/2025

TTTĐ - Trong tháng 7/2025, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: Tài chính công đoàn có thể dùng xây nhà ở xã hội; đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; nhà ở tại đô thị phải có thiết bị truyền tin báo cháy...
Đưa phường Hồng Hà thành điểm sáng phát triển của Thủ đô Xã hội

Đưa phường Hồng Hà thành điểm sáng phát triển của Thủ đô

TTTĐ - Ngày 1/7, HĐND phường Hồng Hà đã tổ chức Kỳ họp thứ nhất, khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét các nội dung quan trọng sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã.
Hướng dẫn tham dự cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT năm 2025” Xã hội

Hướng dẫn tham dự cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT năm 2025”

TTTĐ - Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực I vừa phát động cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu chính sách, pháp luật về BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2025”.
Kỳ họp thứ nhất HĐND xã Thạch Thất quyết định nhiều nội dung quan trọng Xã hội

Kỳ họp thứ nhất HĐND xã Thạch Thất quyết định nhiều nội dung quan trọng

TTTĐ - Sáng 1/7, HĐND xã Thạch Thất tổ chức kỳ họp thứ nhất khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026 với 141 đại biểu tham dự.
Xem thêm