Sự việc chị Lê Thị Hiền và bài học "cả giận, mất khôn"
![]() |
Chị Lê Thị Hiền
Bài liên quan
Đình chỉ công tác 30 ngày nữ cán bộ gây mất trật tự tại sân bay Tân Sơn Nhất
Đáng tiếc
Trong bài viết này không bàn đến nguyên nhân và diễn biến của vụ việc, chỉ thấy, qua những hành động của chị Hiền thể hiện, chị đã mất bình tĩnh. Hậu quả là ngoài việc bị phạt hành chính, đình chỉ công tác 30 ngày, chị Hiền còn bị dư luận lên án dữ dội. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến đến cuộc sống của bản thân chị, người phụ nữ con vẫn còn nhỏ.
Bày tỏ về sự việc nêu trên, bạn Nguyễn Thu Trang, sinh viên năm thứ 2, Học viện Nông nghiệp cho rằng: “Hành động của chi Hiền là quá nóng nảy, không kìm chế được bản thân nên dẫn đến những bức xúc, nóng giận, đẩy sự việc không đáng có đi quá xa. Đây quả thật là sự đáng tiếc cho bất cứ ai, chẳng cần là họ đã và đang làm nghề gì, công việc gì”.
Với bạn trẻ Trần Duy Hoàng, sinh viên năm thứ 3 trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ: Xem những đoạn clip thấy trách, giận vì hành vi nóng nảy của chị ấy vô cùng. Chị ấy hành động, nói năng, dường như không còn kiểm soát bản thân. Mình cho rằng, để xảy ra điều này, có thể đó là tính cách của chị ấy từng thể hiện nhiều lần nên quen, có thể do quá nóng nảy nhất thời, song dù lý do nào thì những hành xử đó cũng không thể chấp nhận được..
Học cách kiềm chế...
Theo chuyên gia tâm lý, TS. Nguyễn Tùng Lâm (Chủ tịch Hội Tâm lý TP Hà Nội), hành động của chị Hiền như những ngày qua mang xã hội đăng tải là không chấp nhận được. “Một công dân bình thường hành xử như vậy đã đáng trách, là một cán bộ công an thì điều này càng không nên. Tất cả mọi người đều phải ứng xử theo đúng vai trò của mình. Mỗi người có ý thức để tiết chế, không thả nổi hành vi. Ở đây tôi cảm thấy bạn ấy đã mang theo cả thói xấu của cá nhân, tức là luôn thể hiện cái tôi, áp chế người khác, lúc nào cũng cho là mình đúng, mình trên hết...” – Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm nói.
Ông cũng gửi lời nhắn nhủ đến bạn trẻ: Những hành động của chị Hiền sẽ là bài học cho mọi người, nhất là các bạn thanh niên. Trong xã hội nhiều áp lực và không ít thói xấu đang hàng ngày bủa vây chúng ta, các bạn trẻ nên “trau luyện” tìm cách kiềm chế cái tôi trong mọi trường hợp nóng nảy.
Trong cơn nóng giận, ngay sau khi những rắc rối xảy ra, bản thân mỗi người nên xem mình trước khi đổ lỗi và trách người khác. Đặc biệt, các bạn nên học cách bình tĩnh để hướng tới cư xử văn minh, giải quyết theo hướng có văn hóa. “Ôn tồn trước những khúc mắc, chiến thắng bản thân bao giờ cũng là chiến thắng khó khăn nhất nhưng đổi lại mình sẽ được mọi người tôn trọng” – Ông Lâm nhấn mạnh.
Rèn mình, sống chậm
Với bạn Trần Duy Hoàng: Qua sự việc này, người trẻ trong chúng ta một lần nữa lại phải gắng “rèn mình, sống chậm”. Trước bất cứ xung đột nào cũng phải nghĩ đến câu nói: “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân”. Trong mọi rắc rối, việc đầu tiên là chúng ta nên xem lại trách nhiệm của bản thân thay vì đổ lỗi cho người khác. Nó giống như “Thiền” trong cuộc sống.
Nguyễn Thu Trang thì cho hay: Nín nhịn, kiên nhẫn và học cách bình tĩnh luôn là những câu chuyện bản thân người trẻ phải coi như “bài học cần thiết mỗi ngày”.
“Trong cuộc sống hiện tại bộn bề những lo toan, chúng ta cảm thấy luôn ẩn chứa bao nhiêu điều bức xúc, nóng giận mà nhiều khi dẫn đến những hành vi tổn thương cho người khác và cho chính bản thân mình. Con người không ai hoàn hảo. Ai cũng có thể mắc sai lầm. Cho dù bạn có tức giận, trách mắngnhững lỗi lầm của người khác thì cả bạn và họ cũng không giải quyết được vấn đề. Tốt hơn là dừng ngay việc phàn nàn và đổ lỗi cho người khác và ưu tiên cùng nhau giải quyết. Người trẻ thông thái cần phải rèn luyện mình như thế” – Trang nói.
Không hận thù và tập viết nhật ký
Bạn Nguyễn Thu Hồng, sinh viên Đại học Kinh tế Quốc dân thì cho hay: Tôi đọc được ở đâu đó những chia sẻ rất hay để kiểm soát bản thân: Trong tâm mang thù hận hay ác cảm với ai đó, không những làm tiêu hao năng lượng và thời gian mà còn làm vẩn đục tư tưởng của bạn, thậm chí đẩy bạn xuống mức thấp nhất của cảm xúc tiêu cực. Hãy để mọi thứ qua đi. Tha thứ, quên đi quá khứ và thoát khỏi hố sâu của hận thù mà chỉ nghĩ về một tương lai hạnh phúc ở phía trước đang chờ đón bạn.
Nếu bạn chưa thực sự tin tưởng ai, hãy tập cho mình thói quen viết nhật ký. Nhật ký là một hình thức lành mạnh để kiềm chế cảm xúc . Đây là nơi tuyệt vời để giải thoát các ý tưởng, cảm xúc tiêu cực mà không làm tổn thương bất cứ ai. Bạn có thể học cách tự “viết ra” trong tâm trí của mình những cảm xúc... và “đọc” nó, nghĩa là “dõi theo” nó. Đó chính là lắng nghe tiếng nói bên trong để nhận biết và hiểu rõ cảm xúc bản thân để giảm tải những cơn nóng nảy, cả giận mất khôn…
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Lan tỏa thông điệp tích cực về bảo vệ môi trường

Ca sĩ Đông Hùng truyền năng lượng tích cực tới công nhân

Khẳng định bản lĩnh cán bộ Hội Liên hiệp Thanh niên

Tìm việc làm cho thanh niên quận Hoàn Kiếm

Hành trình mở ra vũ trụ siêu anh hùng của chàng trai 9X

Lan tỏa năng lượng tích cực cho thanh niên công nhân

Những “bông hoa thơm” dâng Bác

Tìm kiếm tài năng nhí Việt Nam

Thầy thuốc trẻ làm theo lời Bác, vươn mình trong kỷ nguyên số
