Tag

Số vụ sử dụng dao gây án chiếm tỷ lệ cao

Muôn mặt cuộc sống 20/05/2024 18:27
aa
TTTĐ - Đối tượng sử dụng dao và phương tiện tương tự dao gây án chiếm tỷ lệ cao. Nhiều vụ đối tượng sử dụng dao gây án với tính chất rất manh động, tàn ác, dã man gây bức xúc dư luận xã hội, hoang mang, lo lắng trong Nhân dân.

Quyết liệt ngăn chặn đối tượng cầm dao gây án, một chiến sỹ công an bị thương Vì đất mà mất tính người, gây án mạng đau lòng

Chiều 20/5, tiếp tục Chương trình kỳ họp thứ 7, Quốc hội nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi). Dự thảo luật gồm 8 chương, 74 điều.

Chiếm 58,6% số vụ, 54% số đối tượng

Số vụ sử dụng dao gây án chiếm tỷ lệ cao
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm trình bày tờ trình trước Quốc hội

Thừa uỷ quyền của Thủ tướng trình bày Tờ trình của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm cho biết, khái niệm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ quy định luật hiện hành đã bộc lộ hạn chế, không đáp ứng được yêu cầu quản lý Nhà nước và đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Thực tế trong 5 năm, toàn quốc đã phát hiện 28.715 vụ, bắt giữ 48.987 đối tượng sử dụng trái phép vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, các loại dao và phương tiện tương tự dao gây án.

Trong đó: Tội phạm sử dụng súng tự chế, vũ khí thô sơ, dao và phương tiện tương tự dao làm công cụ, phương tiện gây án chiếm tỷ lệ rất cao, phát hiện 27.161 vụ, bắt giữ 46.693 đối tượng (chiếm 94,5% tổng số vụ, 92,8% tổng số đối tượng).

Theo Bộ trưởng Tô Lâm, tội phạm sử dụng súng tự chế, vũ khí thô sơ, dao và phương tiện tương tự dao gây án đang diễn biến rất phức tạp. Riêng đối tượng sử dụng dao và phương tiện tương tự dao gây án chiếm tỷ lệ cao, phát hiện 16.841 vụ, bắt giữ 26.472 đối tượng (chiếm 58,6% tổng số vụ, 54% tổng số đối tượng). Nhiều vụ đối tượng sử dụng dao sắc, dao nhọn, dao sắc nhọn có tính sát thương rất cao với tính chất manh động, tàn ác, dã man gây bức xúc dư luận xã hội, hoang mang, lo lắng trong Nhân dân.

Cũng theo Đại tướng Tô Lâm, thực tế điều tra các vụ án cho thấy, chỉ xử lý hình sự được khi có đủ căn cứ kết luận đối tượng phạm tội về các tội danh khác như: Giết người, cướp tài sản, cố ý gây thương tích…, không xử lý được đối tượng về hành vi tàng trữ, sử dụng trái phép vũ khí vì trong luật hiện hành không quy định dao là vũ khí.

“Do đó, các đối tượng đã lợi dụng kẽ hở của pháp luật để chế tạo, tàng trữ, mua bán, vận chuyển, sử dụng trái phép các loại súng tự chế, dao và công cụ, phương tiện tương tự vũ khí thô sơ nếu không kịp thời ngăn chặn, xử lý nghiêm sẽ tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh trật tự. Vì vậy, cần thiết phải sửa đổi, bổ sung các quy định về khái niệm vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ để bảo đảm phù hợp với thực tiễn.

Bổ sung "dao có tính sát thương cao" vào nhóm vũ khí thô sơ

Số vụ sử dụng dao gây án chiếm tỷ lệ cao
Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới trình bày báo cáo thẩm tra

Bộ trưởng Bộ Công an thông tin, dự thảo Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi) gồm 8 chương, 74 điều.

Một số nội dung đáng chú ý tại dự luật này là bổ sung dao có tính sát thương cao vào nhóm vũ khí thô sơ; bổ sung quy định vũ khí thô sơ khi sử dụng với mục đích xâm phạm tính mạng, sức khoẻ con người trái pháp luật là vũ khí quân dụng; bổ sung các loại súng bắn đạn ghém, nén khí, nén hơi vào nhóm vũ khí quân dụng…

Dự thảo luật cũng bổ sung một số nội dung nghiêm cấm như: Mang trái phép vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ đến nơi công cộng; quảng cáo trái phép vũ khí, vật liệu nổ, tiền chất thuốc nổ, công cụ hỗ trợ; che giấu, không tố giác, giúp người khác cải tạo, lắp ráp vũ khí, công cụ hỗ trợ...

Trình bày Báo cáo thẩm tra, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng - An ninh của Quốc hội Lê Tấn Tới cho biết, đa số thành viên Uỷ ban Quốc phòng - An ninh nhất trí sự cần thiết sửa đổi luật.

Tuy nhiên, có ý kiến đề nghị Chính phủ tiếp tục chỉ đạo rà soát 4 nhóm chính sách quy định về khái niệm; quản lý hoạt động kinh doanh, xuất, nhập khẩu các loại dao và công cụ hỗ trợ khác có tính sát thương cao; cho phép tổ chức, doanh nghiệp nước ngoài cho, tặng, viện trợ vũ khí, công cụ hỗ trợ cho Việt Nam; khai báo vũ khí thô sơ là dao có tính sát thương cao để bảo đảm tính khả thi của các chính sách.

Cũng theo ông Lê Tấn Tới, đa số ý kiến thành viên cơ quan thẩm tra nhất trí với các khái niệm về vũ khí tại dự thảo luật, vì cơ bản phù hợp và đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Đọc thêm

Ưu tiên, dành nguồn lực lớn hơn nữa cho trẻ em Xã hội

Ưu tiên, dành nguồn lực lớn hơn nữa cho trẻ em

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương phải hành động quyết liệt hơn nữa, ưu tiên cao hơn nữa, dành sự yêu thương, quan tâm và nguồn lực lớn hơn nữa cho trẻ em, tạo môi trường an toàn cho hơn 15 triệu thiếu niên, nhi đồng Việt Nam.
Vinhomes Royal Island ra mắt học viện cưỡi ngựa và phố đi bộ Muôn mặt cuộc sống

Vinhomes Royal Island ra mắt học viện cưỡi ngựa và phố đi bộ

TTTĐ - Ngày 1/6, tại Hải Phòng, Vinhomes Royal Island ra mắt Học viện cưỡi ngựa Vinpearl Horse Academy Vũ Yên, phố đi bộ Công viên Vũ Yên và đại nhạc hội quốc tế Wonder Island. Sự kiện là điểm đến hấp dẫn cho chuỗi lễ hội văn hóa - nghệ thuật - thể thao quy mô hàng đầu khu vực.
Tăng cường hỗ trợ thi công công trình đường dây 500 kV mạch 3 Muôn mặt cuộc sống

Tăng cường hỗ trợ thi công công trình đường dây 500 kV mạch 3

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 55/CĐ-TTg ngày 1/6/2024 về việc huy động các nguồn lực của địa phương để bảo đảm hậu cần và tăng cường hỗ trợ thi công công trình đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên).
Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em Muôn mặt cuộc sống

Hành động thiết thực, ưu tiên nguồn lực cho trẻ em

TTTĐ - Không chỉ thực hiện đầy đủ, kịp thời các cơ chế, chính sách cho trẻ em, đặc biệt là trẻ em khó khăn theo quy định chung, thời gian qua, TP Hà Nội còn chủ động ban hành các chính sách đặc thù mở rộng theo thẩm quyền để chăm sóc tốt hơn cho các em.
Hành trình về nguồn của những người làm báo Thủ đô Muôn mặt cuộc sống

Hành trình về nguồn của những người làm báo Thủ đô

TTTĐ - Sáng 31/5, lãnh đạo, cán bộ Hội cùng đông đảo hội viên Hội Nhà báo TP Hà Nội đã có hành trình về nguồn tại di tích xóm Roòng Khoa, xã Ðiềm Mặc - nơi thành lập Hội Nhà báo Việt Nam và khu di tích ATK Định Hóa, tỉnh Thái Nguyên.
Tiếp tục nâng cao sự hài lòng của người dân về hành chính công Muôn mặt cuộc sống

Tiếp tục nâng cao sự hài lòng của người dân về hành chính công

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành kế hoạch về tiếp tục nâng cao Chỉ số Cải cách hành chính (PAR INDEX); Chỉ số Hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và Chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) năm 2024 của thành phố Hà Nội.
Công an tỉnh Thái Bình thăm, tặng quà trẻ em dịp Tết Thiếu nhi Muôn mặt cuộc sống

Công an tỉnh Thái Bình thăm, tặng quà trẻ em dịp Tết Thiếu nhi

TTTĐ - Sáng 31/5, Đại tá Trần Văn Phúc - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an tỉnh Thái Bình đã đến thăm, tặng quà trẻ em tại trường Mầm non xã Tây Phong, huyện Tiền Hải.
Xứng đáng là người đại biểu dân cử Muôn mặt cuộc sống

Xứng đáng là người đại biểu dân cử

TTTĐ - Người đại biểu dân cử có tâm huyết, trách nhiệm sẽ tìm ra cách thức, tìm ra con đường đến với cử tri hiệu quả nhất. Việc xuống tận địa bàn, đi tới nhiều nơi, gần gũi với những con người, mảnh đời là cách hiệu quả nhất mà một đại biểu Quốc hội nên làm và phải làm để truyền tải tới Quốc hội thực tiễn sống động từ cuộc sống…
Đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai của đất nước Muôn mặt cuộc sống

Đầu tư cho trẻ em là đầu tư cho tương lai của đất nước

TTTĐ - Sáng 31/5, nhân dịp Ngày Quốc tế Thiếu nhi 1/6 và Tháng hành động Vì Trẻ em 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới thăm, tặng quà các thầy cô giáo, các cháu học sinh đang theo học tại Trung tâm Nuôi dưỡng trẻ khuyết tật Hà Nội (Trung tâm).
Tăng cường công tác quản lý các công trình cấp nước sau đầu tư Muôn mặt cuộc sống

Tăng cường công tác quản lý các công trình cấp nước sau đầu tư

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội yêu cầu các đơn vị tăng cường công tác quản lý các công trình cấp nước sau đầu tư, đẩy mạnh công tác kiểm tra chất lượng nước sau xử lý, thực hiện tốt quy trình quản lý, vận hành, bảo dưỡng công trình bảo đảm cấp nước an toàn, bền vững…
Xem thêm