Siết chặt “kỷ luật chiến trường” để chiến thắng giặc Covid-19
![]() |
Luật sư Đặng Văn Cường trao đổi về những quy định xử lý vi phạm trong phòng, chống dịch Covid-19
Bài liên quan
Những người hùng trong cuộc chiến phòng, chống dịch Covid-19
Chống người tuyên truyền phòng dịch Covid-19, nhiều đối tượng bị khởi tố bắt giam
Phát động cuộc thi “Sáng kiến thanh niên chung tay đẩy lùi dịch bệnh Covid-19"
Tấm lòng đẹp của cô gái khuyết tật vượt đường xa ủng hộ quỹ phòng chống Covid-19
Với tinh thần “chống dịch như chống giặc”, Thủ tướng Chính phủ xác định bằng mọi cách, kể cả hy sinh tăng trưởng kinh tế để ngăn chặn dịch bệnh Covid-19 lây lan, bảo vệ sức khỏe của người dân. Các cơ quan pháp luật đánh giá, đây là thời điểm vàng, quan trọng cần siết chặt “kỷ luật chiến trường” để sớm chiến thắng "giặc" Covid-19.
Việc áp dụng các chế tài hình sự đối với các hành vi vi phạm về phòng chống dịch bệnh là cần thiết và cần áp dụng kịp thời tại các địa phương để chống dịch Covid-19 đạt hiệu quả nhanh nhất, vừa bảo vệ sức khỏe nhân dân, vừa giảm thiểu thiệt hại cho kinh tế, xã hội.
Thời gian qua, các cơ quan chức năng đã xử phạt hành chính hàng trăm đối tượng đưa tin sai sự thật, chống người thi hành công vụ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản... liên quan đến dịch Covid-19. Đến nay các hành vi vi phạm pháp luật vẫn diễn ra ở nhiều địa phương khiến dư luận bức xúc, nguy cơ mất an toàn xã hội, lây lan dịch Covid-19 trong cộng đồng là rất cao.
![]() |
Lực lượng chức năng tỉnh Bắc Ninh đang xem xét xử lý chủ quán karaoke Sao Băng và những người liên quan vi phạm quy định về phòng chống dịch Covid-19 |
Theo Luật sư Đặng Văn Cường (Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư TP Hà Nội), các hành vi vi phạm pháp luật như: Đầu cơ, tích trữ, trục lợi từ dịch Covid-19; đưa tin xuyên tạc, sai sự thật; trốn tránh, gian dối khai báo, cách ly y tế; không thực hiện các biện pháp phòng dịch theo quy định; không chấp hành yêu cầu của cơ quan phòng chống dịch bệnh; chống người thi hành công vụ; lợi dụng dịch bệnh để lừa đảo chiếm đoạt tài sản... là những hành vi vi phạm điển hình, nảy sinh rất nhiều trong thời điểm cả nước ra sức thực hiện các biện pháp phòng chống dịch Covid-19.
Mới đây Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các văn bản chỉ đạo xử lý nghiêm những hành vi vi phạm. Hội đồng thẩm phán TAND tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cũng có những văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan chức năng quyết liệt hơn nữa trong việc đấu tranh phòng, chống tội phạm, các hành vi vi phạm pháp luật trong quá trình thực hiện việc phòng chống bệnh dịch truyền nhiễm nguy hiểm này.
Cụ thể, người đã được thông báo mắc bệnh; người nghi ngờ mắc bệnh hoặc trở về từ vùng có dịch Covid-19, đã được thông báo mà vẫn có hành vi gây lây truyền dịch bệnh cho người khác thì bị coi là trường hợp thực hiện “hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” quy định tại điểm c, khoản 1, Điều 240 và bị xử lý về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người: Trốn khỏi nơi cách ly; Không tuân thủ quy định về cách ly; Từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly; Không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối…
![]() |
Hai đối tượng Trần Đăng Minh và Nguyễn Đắc Tùng bị bắt giữ để điều tra hành vi chống người thi hành công vụ, không chấp hành quy định phòng chống dịch Covid-19 |
Như vậy, sau khi có văn bản thống nhất áp dụng pháp luật của Hội đồng Thẩm phán TANDTC thì các hành vi nêu trên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 240, Bộ luật Hình sự năm 2015. Đây là cơ sở quan trọng để các địa phương xem xét đến các hành vi làm lây lan dịch bệnh ra cộng đồng của các đối tượng trong thời gian vừa qua để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật. Quan điểm này cũng đồng quan điểm của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Ngoài ra, văn bản của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao cũng xác định đối với những trường hợp không tuân thủ quy định về phòng chống bệnh dịch gây tốn kém chi phí phòng, chống dịch từ 100 triệu đồng trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 295. Cụ thể như sau: Trốn khỏi khu vực bị cách ly, khu vực bị phong tỏa; Không tuân thủ quy định cách ly; Từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly; Không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối.
Chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ (như quán bar, vũ trường, karaoke, dịch vụ massage, cơ sở thẩm mỹ...) thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh của cơ quan, người có thẩm quyền, gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo quy định tại Điều 295.
Như vậy, đối với hành vi tập trung đông người ở những nơi đã bị cấm tập trung đông người dẫn đến phát sinh chi phí phòng chống dịch bệnh, gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên thì người vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về an toàn nơi đông người theo Điều 295 Bộ luật Hình sự năm 2015.
![]() |
Đối tượng Trần Xuân Sơn bị cảnh sát bắt giữ khi cầm dao đe dọa lực lượng tuyên truyền phòng dịch Covid-19 |
Thời gian qua chưa có nơi nào áp dụng chế tài hình sự với hành vi tập trung đông người tại các cơ sở kinh doanh hoặc nơi công cộng. Với hướng dẫn thống nhất áp dụng của Tòa án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao thì các địa phương hoàn toàn có thể truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi tập trung đông người trái quy định nếu như hành vi này phát sinh chi phí phòng chống dịch bệnh đến 100 triệu đồng.
Ngoài ra, người có hành vi đưa trái phép thông tin cá nhân, bí mật đời tư, xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của nhân viên y tế, người tham gia phòng, chống dịch Covid-19, người mắc bệnh… sẽ bị xử lý về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155, Bộ luật Hình sự. Đây là một biện pháp cứng rắn để bảo bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cả đội ngũ y, bác sĩ, lực lượng phòng dịch và người bệnh… trong bối cảnh hiện nay.
Người có hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 thì bị xử lý về tội chống người thi hành công vụ theo quy định tại Điều 330.
Căn cứ vào tính chất mức độ của hành vi, tùy thuộc vào hậu quả xảy ra mà đối tượng chống đối, tấn công lại lực lượng thi hành công vụ sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người, tội cố ý gây thương tích hoặc tội chống người thi hành công vụ.
Sau khi có văn bản của Hội đồng Thẩm phán TAND tối cao thì Viện Kiểm sát nhân dân tối cao cũng đã có văn bản thống nhất chọn một số vụ việc làm vụ án điểm để điều tra, truy tố, xét xử theo thủ tục rút gọn để tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục trong đó có các hành vi về làm lây lan dịch bệnh ra cộng đồng, tập trung đông người trái pháp luật, chống người thi hành công vụ...
“Việc áp dụng các chế tài nghiêm khắc, cứng rắn, siết chặt kỷ cương trong việc phòng chống dịch Covid-19 cũng là biện pháp tuyên truyền để người dân hiểu và chấp hành pháp luật. Khi cả hệ thống chính trị của chúng ta đang vào cuộc quyết liệt, người dân đồng lòng thực hiện nghiêm thì chắc chắn chúng ta sẽ thành công, Việt Nam sẽ chiến thắng được giặc Covid-19 trong thời gian không xa”, luật sư Đặng Văn Cường bày tỏ.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Quảng Ninh: Thượng úy công an hy sinh khi truy bắt ma túy

TP Huế: Hai tài xế lĩnh án vì chở khách nhập cảnh trái phép

Bỉm Sơn (Thanh Hoá): Khởi tố 3 đối tượng khai thác khoáng sản trái phép

Bình Dương: Sập sàn nhà xưởng ở Bắc Tân Uyên, 3 người tử vong

Bắt giữ nhóm “tín dụng đen” cho vay lãi nặng, thu nhiều súng đạn

Bình Thuận: Tạm giữ đối tượng cho vay nặng lãi 360%/năm

Quảng Nam: Bắt đối tượng truy nã đặc biệt về hành vi lừa đảo

Quảng Nam: Bắt đối tượng lừa "chạy án" để chiếm đoạt tài sản

Quảng Nam: Bắt giữ nhanh đối tượng chuyên trộm cắp xe máy
