Tag

Sau hai đợt xả nước, Hà Nội vẫn chưa lấy đủ nước gieo cấy

Kinh tế 10/02/2020 13:12
aa
TTTĐ - Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) vừa có báo cáo cập nhật tình hình lấy nước vụ Xuân 2020 khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ sau đợt lấy nước thứ 2. Theo đó, 10/11 tỉnh, thành phố đã lấy đủ nước gieo cấy, chỉ còn Hà Nội chưa lấy đủ nước. Hiện, Hà Nội đang tập trung các giải pháp chống hạn, sớm hoàn thành tiến độ theo kế hoạch.

Sau hai đợt xả nước, Hà Nội vẫn chưa lấy đủ nước gieo cấy

Đến nay Hà Nội vẫn còn hơn 10.000ha sản xuất vụ Xuân chưa có nước và tiến độ gieo cấy của các địa phương là không đồng đều

Bài liên quan

Tận dụng tối đa nguồn nước bổ sung từ các hồ thủy điện để gieo cấy

Hà Nội tập trung cao độ lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp

Gần 70% diện tích gieo cấy trên địa bàn tỉnh Nam Định đã có nước

Hà Nội tiến hành lấy nước phục vụ sản xuất nông nghiệp vụ Xuân

Tập trung chỉ đạo sản xuất vụ xuân, tăng cường phòng chống dịch

Hà Nội còn hơn 10% diện tích gieo cấy chưa có nước

Để bảo đảm cấp đủ nước cho toàn bộ diện tích gieo cấy theo kế hoạch và tiết kiệm nước từ các hồ chứa thủy điện, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã có Văn bản số 874/TB-BNN-TCTL ngày 6/2/2020 thông báo điều chỉnh lịch lấy nước đợt 2 và đợt 3 phục vụ gieo cấy lúa vụ Xuân 2020 phù hợp với tình hình thực tế.

Theo đó, trong đợt lấy nước thứ 2 (từ 0 giờ ngày 5/2 đến 24h ngày 9/2), dòng chảy hạ du hệ thống sông Hồng được duy trì ở mức đảm bảo cho các trạm bơm dã chiến thuộc thành phố Hà Nội hoạt động hiệu quả. Mực nước trung bình tại Trạm Thủy văn Hà Nội tính đến 19h ngày 9/2 đạt trung bình 1,62m, đạt cao nhất 1,96m lúc 10h sáng cùng ngày.

Kết thúc đợt 2 lấy nước, tổng diện tích canh tác vụ Xuân 2020 có nước đạt trên 510.900ha, bằng 96,2% kế hoạch gieo cấy. Trong đó, 10 địa phương đã hoàn thành 100% diện tích gieo cấy theo kế hoạch đủ nước, hoặc còn một phần diện tích nhỏ chủ động cấp nước. Riêng thành phố Hà Nội, diện tích đủ nước mới đạt khoảng 86% kế hoạch.

Hà Nội còn hơn 10% diện tích gieo cấy chưa có nước
Hà Nội còn hơn 10% diện tích gieo cấy chưa có nước

Nói về công tác lấy nước phục vụ sản xuất trên địa bàn Hà Nội, ông Nguyễn Chí Hải, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển thủy lợi sông Tích cho biết: “Sáng nay (10/2), đơn vị tiếp tục bố trí hàng trăm cán bộ, công nhân viên, người lao động túc trực, tập trung vận hành 63 trạm bơm phục vụ lấy nước cho sản xuất vụ Xuân.

Theo ông Hải, sau đợt lấy nước thứ 2 (kết thúc hồi 24 giờ đêm 9/2), mực nước sông Hồng sẽ xuống nhanh. Do đó, đơn vị phải tập trung cao độ, tranh thủ mực nước trên hệ thống sông còn cao để lấy nước, trữ nước vào hệ thống các công trình thủy lợi...

Cùng với Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển thủy lợi sông Tích, 3 doanh nghiệp khác là Công ty TNHH MTV Đầu tư phát triển thủy lợi sông Đáy, sông Nhuệ và Hà Nội cũng đang tập trung vận hành các trạm bơm dọc hệ thống các sông phục vụ lấy nước.

Đến nay, có tổng số 102 trạm bơm với 204 tổ máy bơm các loại; tổng công suất 278.500m3/, được 4 doanh nghiệp thủy lợi vận hành, tập trung lấy nước, trữ nước vào hệ thống kênh mương, ao hồ, đồng ruộng phục vụ sản xuất và tưới dưỡng.

Bảo đảm tiến độ lấy nước vụ Xuân 2020

Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, đến nay Hà Nội vẫn còn hơn 10.000ha sản xuất vụ Xuân chưa có nước và tiến độ gieo cấy của các địa phương là không đồng đều.

Cụ thể, trong khi một số huyện có tỷ lệ gieo cấy đạt cao như: Sơn Tây, Ba Vì, Ứng Hòa, Sóc Sơn (đạt trên 50% kế hoạch), tại nhiều địa phương, tỷ lệ gieo cấy chưa đạt 1% kế hoạch, thậm chí là chưa tổ chức gieo cấy vụ Xuân 2020. Điển hình như: Hà Đông, Đan Phượng, Phú Xuyên, Long Biên, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm…

Để bảo đảm tiến độ lấy nước vụ Xuân 2020, Tổng cục Thủy lợi đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố khu vực Trung du và Đồng bằng Bắc Bộ, đặc biệt là Hà Nội tiếp tục tổ chức vận hành tối đa công trình lấy nước bảo đảm 100% diện tích gieo cấy theo kế hoạch có nước sản xuất; tránh phát sinh yêu cầu bổ sung nước ngoài thời gian lấy nước đợt 2 và đợt 3.

Cùng với đó, các địa phương tiếp tục tổ chức vận động, hướng dẫn người dân tăng cường thực hiện việc làm đất để giữ nước trên ruộng, gia cố bờ vùng, bờ thửa, bảo đảm chống thất thoát nước cho các diện tích đã được cấp đủ nước và tiết kiệm nước cho tưới dưỡng lúa Xuân.

KHẮC NAM

Đọc thêm

Thay đổi nhỏ nhiệt độ điều hoà, tạo khác biệt lớn trong hóa đơn Doanh nghiệp

Thay đổi nhỏ nhiệt độ điều hoà, tạo khác biệt lớn trong hóa đơn

Thời tiết nắng nóng kéo dài khiến nhu cầu sử dụng điện, đặc biệt là điện sinh hoạt, tăng cao đột biến - dẫn tới hóa đơn tiền điện của nhiều hộ gia đình tăng mạnh. Để sử dụng điện tiết kiệm, hiệu quả trong mùa nắng nóng, EVNNPC khuyến cáo khách hàng tiêu dùng điện hợp lý.
Không lo thiếu vốn nhờ gói lãi suất thấp nhất thị trường của VPBank Thị trường - Tài chính

Không lo thiếu vốn nhờ gói lãi suất thấp nhất thị trường của VPBank

TTTĐ - Bài toán vừa kinh doanh vận hành trơn tru, vừa thích nghi chuyển đổi số, tuân thủ đúng quy định trong Nghị định 70 đang khiến nhiều hộ kinh doanh trăn trở. Thấu hiểu những thách thức này, VPBank giới thiệu gói giải pháp tài chính toàn diện, với chương trình tín dụng quy mô 20.000 tỷ đồng, lãi suất ưu đãi bậc nhất thị trường, chỉ từ 3,99%/năm.
PV GAS vượt kế hoạch 6 tháng đầu năm 2025, tăng tốc cho giai đoạn cuối năm Doanh nghiệp

PV GAS vượt kế hoạch 6 tháng đầu năm 2025, tăng tốc cho giai đoạn cuối năm

TTTĐ - Trong 6 tháng đầu năm 2025, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) - đơn vị thành viên chủ lực của Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam) - đã đạt nhiều kết quả sản xuất kinh doanh ấn tượng, vượt kế hoạch trên nhiều mặt dù bối cảnh thị trường còn nhiều biến động.
Cà Mau khơi thông “mạch nguồn” kinh tế biển Kinh tế

Cà Mau khơi thông “mạch nguồn” kinh tế biển

TTTĐ - Cảng biển Cà Mau sẽ được phát triển thành hệ thống đồng bộ, hiện đại, kết nối chặt chẽ với các khu công nghiệp và logistics, hướng tới cảng xanh - cảng thông minh. Đây là nội dung trọng tâm trong quy hoạch chi tiết vừa được Bộ Xây dựng phê duyệt, tạo tiền đề quan trọng để Cà Mau khai thác hiệu quả tiềm năng kinh tế biển.
Pháp luật về hợp đồng lao động trong xu hướng phát triển kinh tế nền tảng ở Việt Nam Lao động - Việc làm

Pháp luật về hợp đồng lao động trong xu hướng phát triển kinh tế nền tảng ở Việt Nam

TTTĐ - Kinh tế nền tảng (gig economy) là một hình thái kinh tế mới nổi, phát triển nhanh chóng cùng với sự bùng nổ của công nghệ số và các nền tảng kỹ thuật số trung gian.
Tạo khí thế, niềm tin, quyết tâm thực hiện 3 "tăng tốc" Kinh tế

Tạo khí thế, niềm tin, quyết tâm thực hiện 3 "tăng tốc"

TTTĐ - Chiều 3/7, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ thường kỳ và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương tháng 6/2025.
Agribank thúc đẩy công nghệ số trong thanh toán không dùng tiền mặt Doanh nghiệp

Agribank thúc đẩy công nghệ số trong thanh toán không dùng tiền mặt

TTTĐ - Agribank tích cực nghiên cứu, ứng dụng công nghệ để phát triển hệ thống thanh toán, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ở các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa.
Tăng trưởng GDP 6 tháng tiếp tục tăng trưởng cao hơn dự báo, ổn định kinh tế vĩ mô Kinh tế

Tăng trưởng GDP 6 tháng tiếp tục tăng trưởng cao hơn dự báo, ổn định kinh tế vĩ mô

Nhiều chỉ tiêu, chỉ số về sản xuất kinh doanh, ngân sách nhà nước… tốt hơn qua từng tháng, từng quý; tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, bảo đảm các cân đối lớn.
Nhà máy Tetra Pak Bình Dương thúc đẩy chuỗi cung ứng hộp giấy tiệt trùng Doanh nghiệp

Nhà máy Tetra Pak Bình Dương thúc đẩy chuỗi cung ứng hộp giấy tiệt trùng

TTTĐ - Tetra Pak, nhà cung cấp các giải pháp chế biến và đóng gói thực phẩm hàng đầu từ Thụy Điển, chính thức khánh thành Giai đoạn 2 Nhà máy sản xuất bao bì tiệt trùng Tetra Pak Bình Dương.
TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh phát triển chương trình OCOP Nông thôn mới

TP Hồ Chí Minh đẩy mạnh phát triển chương trình OCOP

TTTĐ - Thời gian tới, TP Hồ Chí Minh tiếp tục triển khai nhiều giải pháp để đẩy mạnh phát triển chương trình OCOP, tập trung nâng chuẩn từ 3 sao lên 4 - 5 sao, đặc biệt hướng tới xuất khẩu.
Xem thêm