Tag

Sau 20 năm quy hoạch, Mả Lạng vẫn nghèo khó

Đô thị 07/10/2022 08:00
aa
TTTĐ - Trải qua hơn 20 năm quy hoạch, người dân tại khu Mả Lạng (Quận 1, TP Hồ Chí Minh) vẫn phải đối mặt với những khó khăn, bất tiện và nhếch nhác như thường thấy.
Các bộ, ngành, địa phương nâng cao chất lượng công tác thẩm định, phê duyệt quy hoạch Luôn lắng nghe ý kiến của người dân để quyết tâm hoàn thiện đồ án quy hoạch Rà soát, điều chuyển các tuyến quốc lộ không có trong quy hoạch thành đường địa phương Nghiên cứu, đề xuất một số quy hoạch ngành để tăng cường quản lý phòng, chống cháy nổ

Xóm nghèo giữa trung tâm

Khu Mả Lạng có vị trí đắc địa ngay giữa trung tâm TP Hồ Chí Minh, được giới hạn bởi 4 tuyến đường chính gồm Cống Quỳnh - Nguyễn Trãi - Nguyễn Cư Trinh - Trần Đình Xu (Quận 1). Nơi đây thường được gọi là khu “đất vàng” tứ giác Nguyễn Cư Trinh.

Một góc nhỏ khu Mả Lạng
Một góc con hẻm nhỏ thuộc khu Mả Lạng

Chẳng ai rõ cái tên Mả Lạng có từ đâu, từ bao giờ. Theo lời người dân sống lâu năm tại đây, cái tên Mả Lạng có lẽ xuất phát từ thời chỗ này còn là khu mồ mả. Sau đó người dân nghèo tìm về đây cư trú, dần dần hình thành một khu dân cư đông đúc.

Người tìm đến khu Mả Lạng làm nơi an cư từ trước năm 1975 đa phần là người nghèo, dân lao động phổ thông. Nhờ vị trí nằm giữa trung tâm nên người dân tại đây quanh năm chạy chợ, mua bán cũng đủ sống. Vì hoàn cảnh nên họ chấp nhận chen chúc chật chội, chỗ ở đơn giản chỉ là chỗ ngả lưng. Cái quan trọng với họ là mong kiếm đủ miếng ăn hàng ngày.

Người dân trong khu Mả Lạng chủ yếu sinh sống bằng nghề lao động, buôn bán nhỏ lẻ
Người dân trong khu Mả Lạng chủ yếu sinh sống bằng nghề lao động, buôn bán nhỏ lẻ

Đặc trưng của xóm nghèo Mả Lạng là những con hẻm quanh co, với chiều ngang chỉ hơn 1 mét, có nơi không đủ xe quay đầu, đoạn nào 2 mét đã được xem là lớn. Nhà cửa ở đây nhỏ nhắn, có những căn diện tích chưa tới 10m2, được cơi nới thêm phần gác xếp cho 5 - 6 người sinh hoạt. Nhiều đoạn, phần gác xếp phía trên 2 nhà gần chạm vào nhau, nên giữa trưa cũng hiếm thấy ánh nắng.

Anh Minh (63 tuổi) sở hữu căn nhà 45m2 trong hẻm 168 Trần Đình Xu (ngay sau Trường THCS Đức Trí, Quận 1) đã được xem là có diện tích lớn trong khu xóm. "Tui được sinh ra tại cái nhà này, nó còn nhiều tuổi hơn cả tui nữa nhưng chưa có cơ hội sửa lại", anh Minh nói. Trước đây anh Minh là thợ cơ khí, nhưng giờ đã tuổi về hưu, kinh tế cả gia đình trông cả vào khoản thu nhập buôn gánh bán bưng từ vợ.

Trời gần trưa, luồn theo những con hẻm ngoằn ngoèo nhưng nhộn nhịp người ra kẻ vào. Người bán hàng sáng thì dọn về, người chạy chợ chiều thì tất bật chuẩn bị dọn hàng ra. Tấp nập là vậy nhưng toàn tiếng bước chân chạy vội, ít tiếng cười nói, nô đùa.

Ngồi vắt vẻo bên hàng hiên ngôi nhà có diện tích chưa đầy 10m2, chú Hai, chủ căn nhà 165/16 đường Nguyễn Trãi (phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1) cho biết: “Trước đây căn này với căn kế bên là một. Do nhà cũ ở chật quá, có 40m2 mà tới hơn 10 người ở, nên tôi sang lại phần này rồi sửa lại ở chung với con gái và cháu ngoại. Bữa giờ xin đồng hồ nước thì được, nhưng đồng hồ điện thì không cho, phải xài điện câu nhờ. Thiệt là khổ!”.

Không còn sức để quan tâm đến quy hoạch...

“Giờ lo kiếm ăn, đâu còn sức mà theo quy hoạch, cơ quan chức năng muốn làm sao làm chứ dân lao động tụi tui biết gì đâu”, anh Hiệp, một người dân ngụ tại hẻm 165 đường Nguyễn Trãi (phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1) giãi bày.

Trong cái xóm nhỏ của anh, phụ nữ thì may vá, buôn bán chạy chợ, đàn ông thì làm hồ, thợ sơn, lái taxi... chứ chẳng ai làm công chức, doanh nhân. Nhà đông người, kinh tế khó khăn nên ai cũng tất bật, chỉ mong cơm ngày hai bữa nên chẳng còn thời gian để ý đến chuyện quy hoạch hay không.

“Quy hoạch thì dọn đi, không quy hoạch thì ở lại, chuyện là vậy mà, suy nghĩ nhiều có được gì đâu. Nếu không quy hoạch thì cho dân sửa sang lại nhà cửa, cho làm giấy tờ để khi cần có cái để thế chấp. Mà nói thiệt, cho sửa nhà được thì mấy ai đủ tiền sửa tươm tất kiên cố đâu, có chăng là chỗ chui ra chui vào nó sạch sẽ hơn chút thôi...”, anh Tân sinh sống tại khu vực này cho biết.

Một gánh hàng nhỏ mưu sinh trước Cư xá 137, đường Cống Quỳnh
Một gánh hàng nhỏ mưu sinh trước Cư xá 137, đường Cống Quỳnh

Anh Minh, ngụ ở hẻm 168 Trần Đình Xu cũng cùng cái nhìn như thế: “Dân ở đây toàn là lao động nghèo, nhưng được cái ở sát trung tâm nên có thể kiếm sống. Không lo đói nên họ chẳng muốn đi đâu hết, cũng chẳng mấy ai quan tâm đến câu chuyện quy hoạch hay không.

Tui nói đơn cử câu chuyện mùa dịch vừa qua, ở đâu khó khăn cứu trợ ra sao tui không rành, chứ tụi tui ở đây chính quyền hỗ trợ không thiếu thứ gì, mang đến tận nhà. Khu trung tâm thì khác, nói thiệt dân ở có chật chút nhưng họ vẫn thích ở đây, không giàu được nhưng đói thì chắc chắn là không”.

Ở Mả Lạng, nhà nhỏ, hẻm nhỏ, nên các tuyến hẻm cũng trở thành bãi để xe công cộng. Chật chội là vậy nhưng người dân nơi đây lại có ý thức và văn minh hơn nhiều chỗ. Chỗ nào chật thì người chạy xe tự động chậm lại luồn lách để qua, người để xe thì tự mình ý thức sắp xếp thật gọn cho thông thoáng.

Mọi người chủ động nhường nhau, chỉ dẫn nhau đi sao cho khéo. Xe ra vào liên tục nhưng chẳng bao giờ nghe lời ca thán, cự cãi. Văn hóa xóm nghèo xem ra lại dễ sống đến lạ.

Dẫu mưa gió, họ vẫn có gắng buôn gánh bán bưng kiếm từng đồng sống lai rai
Dẫu mưa gió, họ vẫn có gắng buôn gánh bán bưng kiếm từng đồng sống qua ngày qua tháng

Việc chỉnh trang đô thị đối với khu Mả Lạng đúng là rất khó, nhưng không phải là không có cách. Người dân ở đây từ rất nhiều năm đã quen với cái khó, cái khổ, giờ chỉ mong cái sự ổn định. Sau khi được xóa quy hoạch treo đằng đẵng hơn 20 năm, cái họ cần có lẽ là những chính sách hỗ trợ để cuộc sống nhẹ nhàng, tươi sáng hơn.

Câu chuyện quy hoạch khu Mả Lạng

Năm 2000, UBND TP Hồ Chí Minh đã có chủ trương giải toả khu tứ giác Nguyễn Cư Trinh (Mả Lạng) nhằm xây dựng một khu phức hợp gồm: Văn phòng, thương mại, dịch vụ, căn hộ, bệnh viện, trường học, khu vui chơi giải trí… hiện đại.

Thời điểm đó, Tổng Công ty Địa ốc Sài Gòn được giao làm chủ đầu tư nhưng sau đó công ty này không thực hiện.

Đến năm 2006, TP Hồ Chí Minh chấp thuận cho Công ty TNHH Sản xuất kinh doanh - Xuất nhập khẩu Bình Minh (nay là Tập đoàn Bitexco) làm chủ đầu tư. Tuy nhiên đến nay đã gần 20 năm, dự án này vẫn “đắp chiếu”.

Năm 2017, UBND Quận 1 đã tiến hành đo đạc khu vực dự án và kiểm đếm được 1.360/1.363 căn nhà (3 trường hợp còn lại là đất trống, có tranh chấp hoặc chủ nhà không đồng ý cho kiểm đếm).

Sau thời gian “đóng băng”, năm 2021, UBND TP Hồ Chí Minh đã ra thông báo giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tư pháp và một số đơn vị liên quan rà soát pháp lý, tham mưu việc thu hồi, chấm dứt chủ trương đầu tư dự án khu tứ giác Mả Lạng.

Giữa năm 2022, UBND Quận 1 đã có kiến nghị Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh chỉ đạo các đơn vị nêu trên sớm triển khai thực hiện các thủ tục thu hồi chủ chương cải tạo khu tứ giác Mả Lạng.

Đọc thêm

Khởi công dự án nút giao tổng mức đầu tư gần 2.400 tỷ đồng Đô thị

Khởi công dự án nút giao tổng mức đầu tư gần 2.400 tỷ đồng

TTTĐ - Sáng 19/4, UBND thành phố Hà Nội tổ chức khởi công dự án đầu tư xây dựng nút giao khác mức giữa đường Vành đai 3,5 với Đại lộ Thăng Long (huyện Hoài Đức).
Bà Rịa - Vũng Tàu khởi công, khánh thành nhiều công trình trọng điểm Đô thị

Bà Rịa - Vũng Tàu khởi công, khánh thành nhiều công trình trọng điểm

TTTĐ - Ngày 19/4, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tổ chức khánh thành 3 công trình, khởi công 1 công trình trọng điểm.
Dự kiến sắp xếp 18 phường thành 2 phường Hoàn Kiếm, Cửa Nam Đô thị

Dự kiến sắp xếp 18 phường thành 2 phường Hoàn Kiếm, Cửa Nam

TTTĐ - Ngày 19/4, UBND quận Hoàn Kiếm cho biết, việc tiến hành lấy ý kiến Nhân dân và thông qua HĐND quận về sắp xếp đơn vị hành chính 18 phường trên địa bàn quận đang được triển khai thực hiện đồng loạt. Phương án dự kiến, quận Hoàn Kiếm sẽ thành lập 2 đơn vị hành chính cơ sở gồm: Hoàn Kiếm và Cửa Nam.
HĐND TP Hồ Chí Minh tán thành việc sáp nhập Vũng Tàu, Bình Dương Đô thị

HĐND TP Hồ Chí Minh tán thành việc sáp nhập Vũng Tàu, Bình Dương

TTTĐ - Tại Kỳ họp thứ 22 (kỳ họp chuyên đề) ngày 18/4, HĐND TP Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 đã thông qua nghị quyết tán thành chủ trương hợp nhất tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương, TP Hồ Chí Minh và lấy tên TP Hồ Chí Minh.
Hải Phòng: Khởi công dự án khu công nghiệp mức vốn 4.597 tỷ đồng Đô thị

Hải Phòng: Khởi công dự án khu công nghiệp mức vốn 4.597 tỷ đồng

TTTĐ - Sáng 18/4, Lễ khởi công Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp (KCN) Tiên Thanh và Cấp Tiến nằm trên địa bàn huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng được tổ chức long trọng. Dự án có quy mô 410,46ha với tổng vốn đầu tư hơn 4.597 tỷ đồng, mục tiêu là khu công nghiệp hiện đại, hạ tầng kỹ thuật đồng bộ đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế.
TP Hồ Chí Minh giảm 171 xã, có 102 xã mới sau sắp xếp Đô thị

TP Hồ Chí Minh giảm 171 xã, có 102 xã mới sau sắp xếp

TTTĐ - Sở Nội vụ TP Hồ Chí Minh vừa có thông tin về tình hình sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố.
Cảnh báo hiểm họa thả diều gần đường dây điện Đô thị

Cảnh báo hiểm họa thả diều gần đường dây điện

TTTĐ - EVNHANOI khuyến cáo người dân thả diều gần đường dây điện chính là mối hiểm họa khôn lường, tiềm ẩn nguy cơ điện giật, cháy nổ, tai nạn thương tâm.
Chủ động triển khai Dự án cầu Tứ Liên đảm bảo tiến độ Xã hội

Chủ động triển khai Dự án cầu Tứ Liên đảm bảo tiến độ

TTTĐ - Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy và UBND TP, các cấp ủy đảng, chính quyền các quận, huyện có Dự án đầu tư xây dựng cầu Tứ Liên đi qua đã tích cực, chủ động triển khai các bước tiến hành thực hiện dự án để đảm bảo tiến độ đã đề ra.
Tạo chuyển biến và nhận thức trong vận hành đường sắt đô thị Đô thị

Tạo chuyển biến và nhận thức trong vận hành đường sắt đô thị

TTTĐ - Ngày 17/4, Trường Cao đẳng Đường sắt đã phối hợp với Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) tổ chức Hội thảo về “An toàn trong vận hành đường sắt đô thị”.
TP Hồ Chí Minh: Khởi công, khánh thành 6 dự án chào mừng đại lễ 30/4 Đô thị

TP Hồ Chí Minh: Khởi công, khánh thành 6 dự án chào mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - UBND TP Hồ Chí Minh vừa có văn bản gửi Bộ Xây dựng đăng ký các công trình, dự án khởi công, khánh thành chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Xem thêm