Sáng tạo là khối óc và sự liêm chính là trái tim của doanh nghiệp
![]() |
Các đại biểu chủ trì Hội thảo tham vấn “Áp dụng cơ chế kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử tại các doanh nghiệp Việt Nam: Thực trạng và một số khuyến nghị”.
Bài liên quan
Đại sứ Mỹ tại LQH: Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần 2 khởi đầu tốt đẹp
Sáng kiến chung Việt – Nhật khởi động giai đoạn VII
Thủ tướng tiếp Đại sứ Các tiểu vương quốc Arab thống nhất
Thụy Điển cam kết đồng hành cùng Việt Nam trên con đường đi tới tương lai
Nếu sự sáng tạo là khối óc thì sự liêm chính là trái tim của doanh nghiệp. Làm kinh doanh cần có trái tim và khối óc”.
TS. Vũ Tiến Lộc nhấn mạnh
Đáng chú ý, hội thảo diễn ra vào thời điểm Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi) sắp chính thức có hiệu lực (tháng 7/2019), mở rộng phạm vi điều chỉnh sang khu vực ngoài Nhà nước (Khu vực doanh nghiệp).
Theo kết quả nghiên cứu thu được từ 239 doanh nghiệp tham gia cuộc khảo sát và 40 doanh nghiệp tham gia vào các cuộc phỏng vấn sâu đã cho thấy một tỉ lệ lớn các doanh nghiệp còn hiểu chưa đúng hoặc chưa đầy đủ về khái niệm kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử.
Cụ thể có nhiều doanh nghiệp cho rằng kiểm soát nội bộ chỉ đơn thuần là trách nhiệm của kiểm soát viên nội bộ chứ không phải là vấn đề quản trị doanh nghiệp. Trong số đó, chỉ có 50%-60% doanh nghiệp cho thấy họ hiểu rõ về kiểm soát nội bộ và bộ quy tắc ứng xử cũng như vai trò quan trọng đối với sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Xét trên thực tế hiện nay, trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp và các đối tác kinh doanh , các biện pháp không chính thức và làm ăn dựa trên mối quan hệ thân quen được sử dụng khá rộng rãi và chiếm tỉ trọng khá lớn.
Cụ thể, theo khảo sát của các chuyên gia, chi phí không chính thức được ngụy trang dưới nhiều hình thức khác nhau chiếm từ 25% đến 30% trong các giao dịch kinh doanh. Bên cạnh đó, 1/3 số doanh nghiệp được hỏi cho biết họ không bao giờ áp dụng phương thức đấu thầu mua sắm cạnh tranh. Các hoạt động bất thường trong mua sắm, bán hàng đều chiếm một tỉ lệ không nhỏ trong các doanh nghiệp tham gia khảo sát và điều này được cho rằng là nguy cơ tác động đáng kể tới tính liêm chính trong kinh doanh.
Đối với hoạt động mua sắm, các thực tiễn chưa tốt như "đặt hàng không theo nhu cầu" , "đặt hàng không đúng chất lượng", " hồ sơ báo giá bị can thiệp làm mất tính khách quan" chiếm khoảng 10%.
Tương tự, trong hoạt động bán hàng, có từ 11% đến 16% doanh nghiệp tham gia khảo sát (tương đương 24% - 34% doanh nghiệp trả lời phiếu khảo sát) đã nhận ra các bất thường này một cách rõ ràng như "lập hóa đơn sai", " Bán hàng không theo đúng chính sách của doanh nghiệp", "giao hàng không đúng như cam kết trong hợp đồng".
Đáng báo động hơn là các bất thường trong quản lí nhân sự có khoảng 27% - 38% người trả lời cho biết họ có biết các hoạt động như " thực hiện không đầy đủ các khoản phải nộp cho người lao động", " Chưa tuân thủ pháp luật về lao động trong ký kết và thực hiện hợp đồng" và " tuyển dụng dựa phần lớn vào quen biết, quan hệ hơn là năng lực".
Kết quả nghiên cứu phần nào đã phản ánh rõ những mặt hạn chế hay thậm chí không hiệu quả trong công tác quản lí nói chung. Ngoài ra, tại các công ty có quy mô lớn, vai trò của ban kiểm soát hoạt động còn khá hình thức, chưa thể hiện rõ chức năng nhiệm vụ yêu cầu cao về tính độc lập mà thực tế lại phụ thuộc rất lớn vào hội đồng quản trị và ban điều hành vì cho rằng ban kiểm soát vẫn là cấp dưới.
Các báo cáo vi phạm trong quản trị doanh nghiệp vừa qua đã phần nào khẳng định hầu hết các vụ việc liên quan gần đây xảy ra là hậu quả của năng lực kiểm soát nội bộ và sự tuân thủ bộ quy tắc ứng xử còn yếu kém, thiếu minh bạch.
"Khi các hệ thống kiểm soát và tuân thủ của doanh nghiệp không được áp dụng hoặc không thực hiện đúng chức năng thì các hành vi xấu dễ có cơ hội nảy sinh trong các công ty và vượt ra ngoài biên giới thông qua các chuỗi cung ứng, đầu tư và thương mại toàn cầu.Sự lãnh đạo đúng đắn, các hệ thống tuân thủ kiểm soát rủi ro tham nhũng và việc quản trị, giám sát bằng quy định rõ ràng là những yếu tố quan trọng xây dựng liêm chính doanh nghiệp” - Điều này được TS Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) nhấn mạnh tại hội thảo.
![]() |
Ngài Gareth Ward - Đại sứ Anh tại Việt Nam. |
Đại diện cơ quan tài trợ, Ngài Gareth Ward, Đại sứ Anh tại Việt Nam cho hay: “Chứng kiến nỗ lực từ phía Chính phủ, cụ thể Luật Phòng, chống tham nhũng sắp tới có hiệu lực, tôi tin rằng sẽ tạo đà thúc đẩy cộng đồng doanh nghiệp tuân thủ và thể hiện rõ cam kết xây dựng văn hóa kinh doanh liêm chính. Tuy nhiên, để có thể thực hiện một chương trình liêm chính doanh nghiệp hiệu quả thì cần có sự hợp tác tham gia của các bên liên quan không chỉ từ phía cơ quan chính phủ mà còn có sự tham gia của doanh nghiệp, tổ chức xã hội. Thúc đẩy môi trường kinh doanh tập trung vào lĩnh vực liêm chính doanh nghiệp tiếp tục là một trong những ưu tiên của Vương quốc Anh tại Việt Nam.
Đại sứ Anh dẫn câu tục ngữ “vạn sự khởi đầu nan” và bày tỏ niềm tin: Với sự ủng hộ to lớn của Chính phủ, sự điều phối hiệu quả của VCCI và cam kết mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp, sẽ có một tương lai tươi sáng cho các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động ở cả Việt Nam và nước ngoài cũng như cho doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam và cho các nhà đầu tư nước ngoài đang muốn đầu tư vào Việt Nam.
![]()
Cũng tại buổi Hội thảo, bà Caitlin Wiesen, Quyền Trưởng Đại diện thường trú UNDP tại Việt Nam đã nhấn mạnh tầm quan trọng của Bộ quy tắc ứng xử và cơ chế kiểm soát nội bộ trong việc thúc đẩy liêm chính trong kinh doanh. “Việc áp dụng các công cụ này là trách nhiệm của các doanh nghiệp và tổ chức kinh tế theo Điều 79 Chương VI của Luật Phòng, chống tham nhũng. UNDP sẽ hỗ trợ cộng đồng doanh nghiệp xây dựng cẩm nang hướng dẫn áp dụng bộ quy tắc ứng xử và cơ chế kiểm soát nội bộ, đồng thời cung cấp các khóa đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật cho những doanh nghiệp còn đang tìm cách áp dụng các công cụ đó”- bà Wiesen nói.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Chặng đường 30 năm, Co-opBank sải cánh vươn xa, vươn cao

PGBank giữ vững đà tăng trưởng trong quý I/2025

Nestlé Việt Nam kỷ niệm 30 năm thành lập

Đẩy mạnh quá trình số hóa toàn diện và quyết liệt

ABBANK đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2025 đạt 1.800 tỷ đồng

Phong tặng danh hiệu cho 151 nghệ nhân và 3 bảng vàng gia tộc làng nghề

Standard Chartered được vinh danh Ngân hàng cung cấp dịch vụ Tài trợ Thương mại tốt nhất Việt Nam từ Global Finance

Hà Nội đủ điều kiện trình Thủ tướng công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới

Kinh nghiệm đến từ công cuộc chuyển đổi xanh của Vinamilk
