Tag

Rau mầm Thanh Hà: Sản phẩm OCOP đặc trưng của huyện Thường Tín

Nông thôn mới 26/04/2020 23:08
aa
TTTĐ - Với mong muốn cung cấp sản phẩm rau mầm chất lượng, những năm qua Hợp tác xã Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà (HTX Thanh Hà) không ngừng nghiên cứu, phát triển, mở rộng mô hình sản xuất, khẳng định thương hiệu “Rau an toàn Vinasafl”, chinh phục được lòng tin của đông đảo người tiêu dùng Thủ đô và một số tỉnh, thành lân cận. Hiện HTX Thanh Hà có 15 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao.

Rau mầm Thanh Hà: Sản phẩm OCOP đặc trưng của huyện Thường Tín

Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 02-CTr/TU thăm mô hình trồng rau mầm của Hợp tác xã Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà (Ảnh chụp hồi tháng 5/2019)

Bài liên quan

Phát triển tiềm năng cây dược liệu gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP

Đông Anh: Điểm sáng trong triển khai xây dựng Chương trình OCOP

Hà Nội phấn đấu đưa OCOP trở thành thương hiệu có sức hút với người tiêu dùng

Phải thay đổi để OCOP là chương trình vì người dân

Hà Nội phân hạng 209 sản phẩm OCOP cấp thành phố

Triển vọng từ mô hình trồng rau mầm

Mô hình trồng rau mầm, rau baby của Hợp tác xã Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín (Hà Nội) là một điển hình phát triển theo hướng nông nghiệp đô thị với doanh thu hàng tỷ đồng mỗi năm.

Nắm bắt được nhu cầu thị trường, năm 2013, HTX Thanh Hà được thành lập với diện tích canh tác 1,2ha chuyên trồng rau ứng dụng công nghệ cao. Hiện nay, khu trồng rau của HTX Thanh Hà đang duy trì trồng hai dòng sản phẩm chính là rau mầm và rau baby.

Rau mầm được trồng từ các loại hạt: Cải, muống, hành tây, đỗ xanh, đỗ đỏ… sau 4 - 10 ngày trồng là thu hoạch. Còn rau baby là các loại rau ăn lá phát triển đạt khoảng 40 - 50% khả năng sinh trưởng của rau thông thường. Do là các loại rau được thu hoạch sớm nên nhiều dinh dưỡng, gần như không có xơ, bã, chỉ rửa sạch là chế biến được món ăn ngay, được người tiêu dùng đánh giá cao và đón nhận.

Chị Bùi Thị Thanh Hà, Giám đốc HTX Thanh Hà chia sẻ: Vốn xuất thân từ kỹ sư nông nghiệp, khi về quê sinh sống, hai vợ chồng tôi thấy đồng đất Thường Tín bỏ hoang nhiều, lại chưa có việc làm ổn định, nên đã có ý tưởng trồng rau sạch để cung cấp cho thị trường.

Lúc mới bắt tay vào làm, khó khăn chồng chất khó khăn. Thiếu vốn nên hai vợ chồng chị Hà phải vay mượn gia đình, người quen, thiếu đất nên phải gom góp từ các hộ nông dân trong làng với hợp đồng ký theo thời gian 10 - 20 năm rồi làm thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng.

Thiếu khách hàng, vợ chồng chị Hà phải ngược xuôi tự đi chào hàng, tiếp thị. Tuy nhiên, được sự giúp đỡ của chính quyền các cấp, từ xã, huyện đến thành phố nên mô hình trồng rau mầm của chị Hà được quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển.

Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 02-CTr/TU thăm mô hình trồng rau baby của Hợp tác xã Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà, tháng 5/2019
Đồng chí Ngô Thị Thanh Hằng, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình số 02-CTr/TU thăm mô hình trồng rau baby của Hợp tác xã Sản xuất và Dịch vụ nông nghiệp Thanh Hà, tháng 5/2019

Theo chị Hà, muốn có sản phẩm rau sạch, trước hết phải có hạt giống, cây giống có nguồn gốc rõ ràng. Đối với các loại rau mầm, chị Hà lựa chọn giá thể than bùn để loại bỏ tối đa thành phần độc tố. Đối với các loại rau khác, khâu làm đất được chú trọng, giữa các vụ, phải có thời gian cho đất nghỉ, tránh các mầm bệnh còn ủ dưới lòng đất để không làm ảnh hưởng đến vụ sau.

Tiếp đó, nguồn nước tưới luôn được bảo đảm sạch, vườn rau của chị Hà không sử dụng phân hóa học mà dùng phân ủ hoai mục đúng thời gian để bón cho cây. Bởi vậy, chị Hà vừa giới thiệu mô hình sản xuất của mình, vừa có thể vô tư cùng những vị khách “thưởng thức” rau mầm ngay tại ruộng. Chị Hà chia sẻ: “Người tiêu dùng hiện nay rất thông minh, họ quan tâm nhiều hơn đến chất lượng thực phẩm. Do đó, HTX Thanh Hà luôn định hướng sản xuất theo quy trình hữu cơ, nhằm bảo đảm sức khỏe cho người tiêu dùng”.

Sản xuất nông nghiệp nhưng không muốn phụ thuộc vào thời tiết nên mô hình rau của HTX Thanh Hà đã áp dụng thành công và hiệu quả nhiều công nghệ tiên tiến như: Hệ thống nhà lưới, nhà kính, tưới tiêu tự động, cảm biến mưa, nắng, nhà kho bảo quản lạnh và sơ chế… Điều này đã giúp năng suất và chất lượng rau được bảo đảm, không chịu tác động của ngoại cảnh.

Nỗ lực mang sản phẩm chất lượng đến với người tiêu dùng

Sau nhiều năm khởi nghiệp với nông nghiệp sạch, chị Hà đã có 8 loại rau mầm, tiêu thụ hầu hết tại các siêu thị lớn và các cửa hàng thực phẩm an toàn ở Hà Nội như: Rau mầm củ cải đỏ, củ cải trắng, cải ngọt; rau mầm rau muống, mầm hướng dương; rau mầm đậu nành, đậu Hà Lan, đại mạch.

Theo chị Hà, giá bán buôn cho siêu thị từ 80 - 140.000 đồng/kg, cao nhất là rau mầm củ cải đỏ giá 140.000 đồng/kg. Ngoài rau mầm, cơ sở của chị còn có giá đỗ xanh: 20.000 đồng/kg; giá đỗ tương: 45.000 đồng/kg.

Đặc biệt, sau nhiều năm lăn lộn trên đồng ruộng, chị Hà còn có dòng sản phẩm “một mình, một chợ” như: Rau “baby leaf”, giá 55.000 đồng/kg và là đơn vị duy nhất cung cấp rau baby cho thành phố Hà Nội.

Ngoài những sản phẩm kể trên, HTX Thanh Hà còn có nhiều loại rau ăn lá như: Cải ngọt, cải thìa, cải mơ; cải đuôi phụng; cải Joeket; cải Nizula; rau muống, mồng tơi, rau dền… Nhờ những thành tích trên, năm 2016, Tổng hội Nông nghiệp Việt Nam đã trao tặng danh hiệu “Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam” cho đơn vị.

Hiện HTX Thanh Hà có 15 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao
Hiện HTX Thanh Hà có 15 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao

Nói về quy mô của HTX Thanh Hà, chị Bùi Thị Thanh Hà cho biết: “Hiện, chúng tôi có khu sản xuất rau công nghệ cao 1,5ha, trong đó đã lắp đặt được gần 8.000m2 nhà màng nông nghiệp, cùng với hệ thống tưới phun tự động; 2 kho lạnh, nhà kho bảo quản, nhà sơ chế rau củ… với tổng mức đầu tư gần 5 tỷ đồng. Doanh thu hằng năm của đơn vị đạt trên 2 tỷ đồng/ha; tạo việc làm thường xuyên cho 15 lao động, với mức lương ổn định từ 6 - 8 triệu đồng/người/tháng. Hiện HTX Thanh Hà có 15 sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao”.

Đáng chú ý, nhờ tuân thủ những công đoạn nghiêm ngặt theo quy trình an toàn, HTX đã được Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật Hà Nội cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm trong sản xuất và sơ chế rau. Ngoài ra, HTX cũng được Trung tâm Phân tích và Chứng nhận chất lượng sản phẩm nông nghiệp cấp giấy chứng nhận VietGAP.

Hiện, trung bình mỗi ngày, HTX Thanh Hà cung cấp ra thị trường 150 - 200kg rau các loại cho nhiều siêu thị, cửa hàng thực phẩm an toàn trên địa bàn Hà Nội và một số tỉnh, thành lân cận.

Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho HTX phát triển mô hình rau an toàn trên địa bàn, huyện Thường Tín đã hỗ trợ kinh phí làm đường giao thông đến vùng sản xuất; kết nối với các đơn vị, doanh nghiệp để HTX tham gia các mô hình khảo nghiệm giống, phân bón. Hiện, mô hình trồng rau mầm, rau baby của HTX Thanh Hà đã trở thành điểm tham quan thực tế quen thuộc của huyện Thường Tín giới thiệu đến đông đảo người dân nhằm khuyến khích các hộ dân, HTX, doanh nghiệp đẩy mạnh đầu tư vào sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và liên kết sản xuất - tiêu thụ nông sản theo chuỗi bền vững.

Chủ tịch UBND huyện Thường Tín Kiều Xuân Huy cho biết: Đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung, tạo ra sản phẩm sạch, chất lượng cao, an toàn thực phẩm là hướng đi của ngành nông nghiệp Hà Nội hiện nay. Không nằm ngoài quy luật đó, những năm gần đây, huyện Thường Tín không ngừng khuyến khích nông dân, các HTX xây dựng và phát triển các mô hình sản xuất tập trung, theo hướng an toàn, đặt lợi ích người tiêu dùng lên hàng đầu.

Mô hình sản xuất rau an toàn của HTX Thanh Hà là một trong những mô hình nông nghiệp tiêu biểu với mức đầu tư không lớn mà giá trị kinh tế lớn. Trong thời gian tới, huyện sẽ tiếp tục khuyến khích người dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, thành lập các HTX, tổ hợp tác sản xuất theo chuỗi liên kết, góp phần nâng cao năng xuất, bảo đảm sản phẩm nông nghiệp sạch, an toàn cho người tiêu dùng.

Đặc biệt, trong thời gian tới, huyện sẽ định hướng cho các HTX, doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trên địa bàn có phương hướng phát triển sản phẩm thương hiệu của mình thành những sản phẩm OCOP tiêu biểu, có giá trị kinh tế cao để từng bước nâng cao đời sống, kinh tế của người dân.

Trang thông tin có sự phối hợp của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội

Đọc thêm

Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn Nông thôn mới

Trang bị kiến thức sản xuất nông nghiệp cho bà con nông dân Sóc Sơn

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Sóc Sơn tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông. Đây là dịp để các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp, hợp tác xã và bà con nông dân cùng nhau trao đổi, thảo luận, tìm kiếm giải pháp tháo gỡ khó khăn, kết nối cung cầu, mở rộng thị trường cho nông sản địa phương.
Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút Nông thôn mới

Vụ mới bắt đầu trên “cánh đồng đạm tự nhiên” ở Cư Jút

TTTĐ - Trung tâm Nghiên cứu Ứng dụng Đậu nành Vinasoy (VSAC) đã tổ chức Hội thảo đầu vụ tại Cư Jút (tỉnh Đắk Nông) nhằm tổng kết vụ 2024 và triển khai vụ mới 2025. Hội thảo cũng cập nhật, chuyển giao cho nông dân giống mới, kỹ thuật mới nhằm canh tác đậu nành hiệu quả. Đặc biệt, số lượng hộ đạt năng suất hơn 3 tấn/ha tăng cao vượt trội so với những năm trước. Những con số ấy không chỉ mang lại niềm vui mùa vụ mà còn khẳng định tiềm năng của giống đậu nành nội địa không biến đổi gen do Vinasoy chọn tạo, cũng như hiệu quả từ việc ứng dụng kỹ thuật canh tác hiện đại.
Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội Nông thôn mới

Nâng cao giá trị làng nghề làm sáo diều Bá Dương Nội

TTTĐ - Ngày 12/4, tại di tích miếu Diều, xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng sẽ tổ chức Lễ đón nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia "Hội diều làng Bá Dương Nội"; bằng công nhận danh hiệu nghề truyền thống Hà Nội "Nghề làm diều sáo làng Bá Dương Nội".
Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp Nông thôn mới

Cùng nông dân Đan Phượng chia sẻ kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp

TTTĐ - Trung tâm Khuyến nông Hà Nội phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp Đan Phượng tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ nhịp cầu nhà nông. Diễn đàn có sự tham gia của hơn 200 đại biểu là các nhà quản lý, nhà khoa học, chuyên gia và các chủ trang trại, doanh nghiệp, hộ sản xuất, nông dân tiêu biểu của huyện Đan Phượng.
Giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật Nông thôn mới

Giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND huyện Mê Linh tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông. Diễn đàn nhằm cung cấp, trang bị các kiến thức về trồng trọt, chăn nuôi… cho bà con nông dân, từ đó giúp người dân nâng cao kiến thức, làm chủ khoa học kỹ thuật để giúp tăng năng suất, kỹ thuật canh tác.
Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu Kinh tế

Lâm Đồng đề xuất hỗ trợ kiểm soát chất lượng sầu riêng phục vụ xuất khẩu

TTTĐ - Tỉnh Lâm Đồng đề xuất Bộ Nông nghiệp và Môi trường cử các trung tâm phân tích trực thuộc đã được Trung Quốc và Việt Nam chỉ định, hỗ trợ cho tỉnh Lâm Đồng thực hiện kiểm tra đối với các sản phẩm sầu riêng để phục vụ xuất khẩu đặc biệt là cho niên vụ 2025.
Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi Nông thôn mới

Cần đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại cho đàn vật nuôi

TTTĐ - Trước nguy cơ dịch bệnh dại gia tăng, ngành Chăn nuôi và Thú y Hà Nội đã đẩy mạnh công tác tiêm vắc xin phòng dại nhằm bảo vệ sức khoẻ người dân cũng như đàn vật nuôi.
Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Bảo tồn và phát triển giá trị văn hóa gắn với xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Văn hóa đóng vai trò quan trọng trong xây dựng Nông thôn mới, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, làm phong phú đời sống tinh thần của người dân. Xác định văn hóa vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển, Hà Nội coi công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa là nhiệm vụ quan trọng, có tính chất quyết định quá trình xây dựng Nông thôn mới.
Yên Bái: Ấn tượng bức tranh kinh tế nhiều gam màu sáng Nông thôn mới

Yên Bái: Ấn tượng bức tranh kinh tế nhiều gam màu sáng

TTTĐ - Trong bối cảnh bị thiệt hại nặng nề sau bão Yagi, với truyền thống đoàn kết, quyết tâm chính trị cao, tỉnh Yên Bái đã không ngừng nỗ lực, chủ động, linh hoạt, triển khai nhiều giải pháp để vượt qua khó khăn. Nhờ đó, quý I/2025, tỉnh Yên Bái đã đạt được những thành tựu ấn tượng trên các lĩnh vực.
Yên Bái - điểm sáng về xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Yên Bái - điểm sáng về xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Sau một thời gian thực hiện, chương trình xây dựng Nông thôn mới (XDNTM) của tỉnh Yên Bái đã đạt được hiệu quả rõ nét, ngày càng đi vào chiều sâu, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ. Sự chung sức, đồng lòng của cả hệ thống chính trị tỉnh Yên Bái và người dân đã mang đến diện mạo mới cho vùng cao Tây Bắc.
Xem thêm