Quỹ IMF: Châu Á “chưa kịp” giàu đã bị già
![]() |
![]() |
Biểu đồ dự đoán tăng trưởng dân số của Quỹ Tiền tệ Quốc tế. Ảnh: Bloomberg
IMF cảnh báo, sự đảo ngược "lợi tức nhân khẩu học" (demographic pidend) sẽ làm ảnh hưởng tới tăng trưởng toàn cầu nói chung và trong đó có châu Á - khu vực tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Tỷ lệ tăng dân số của châu Á sẽ giảm xuống còn 0% vào năm 2050, và tỷ lệ này hiện đã xuống mức âm ở Nhật Bản. Trong khi đó, tỷ lệ dân số ở độ tuổi lao động đã đạt đỉnh, theo ước tính của IMF. Điều đó có nghĩa là vào năm 2050, tỷ lệ dân số từ 65 tuổi trở lên sẽ gần gấp rưỡi mức hiện tại và thậm chí còn cao hơn nữa ở khu vực Đông Á.
"Tốc độ già hóa của châu Á đặc biệt đáng chú ý so với châu Âu và Hoa Kỳ", IMF cho biết. Thu nhập bình quân đầu người ở châu Á so với Mỹ hiện vẫn ở mức thấp hơn nhiều khi so sánh giữa các nền kinh tế tiên tiến trong quá khứ.
"Các nước ở Châu Á sẽ có ít thời gian hơn để các chính sách thích ứng với một xã hội già hơn, so với nhiều nền kinh tế tiên tiến khác", IMF nhận định. "Như vậy, nhiều khu vực của châu Á có nguy cơ già đi trước khi trở nên giàu có."
Đối với tăng trưởng kinh tế, quá trình già hóa có thể khiến tăng trưởng hàng năm trong 3 thập kỷ tới tại Nhật Bản giảm đi 1%, giảm 0.5-0.75% tại Trung Quốc, Hàn Quốc và Thái Lan. Trong khi một số điểm sáng vẫn được duy trì như Ấn Độ và Indonesia, sự biến động về nhân khẩu học có thể giảm 0,1% tăng trưởng toàn cầu hàng năm trong ba thập kỷ tới, IMF ước tính.
Điều này cũng có nghĩa là châu Á có nguy cơ rơi vào tình trạng trì trệ nếu một lực lượng dân số già hướng đến việc tiết kiệm quá mức và ít đầu tư, khiến chính sách tiền tệ không có hiệu quả, IMF cho biết.
“Thích ứng với thời kỳ già hoá dân số có thể là một thách thức lớn đối với châu Á bởi nhiều nơi trong khu vực người dân đã già đi nhanh chóng khi người dân vẫn đang sống với mức thu nhập bình quân đầu người”, IMF nói.
![]() |
Tỷ lệ tăng trưởng dân số ở Nhật Bản hiện nay đang ở mức âm.
Đã tới lúc phải cải cách
Việc cải cách luật thị trường lao động, các chính sách hưu trí là một trong những thay đổi cần thiết để bù đắp vào xu hướng trên. Mở cửa cho người nhập cư cũng có thể giúp giảm thiểu tác động từ tình trạng này.
Trong khi đó, già hóa dân số không phải là thách thức duy nhất mà châu Á phải đối mặt. Việc tìm ra cách để tăng năng suất cũng rất quan trọng để thay đổi “làn gió ngược” bao gồm đầu tư sụt giảm, tăng trưởng bị chi phối bởi ngành dịch vụ cũng như ảnh hưởng từ hoạt động thương mại nước ngoài, IMF cho biết.
Mặc dù mức độ suy giảm năng suất lao động của các nước đang phát triển tại châu Á rất khác nhau, nó diễn ra đặc biệt nghiêm trọng tại các nền kinh tế phát triển và Trung Quốc, nhưng việc thay đổi và đảo ngược xu hướng này vẫn cần được ưu tiên hàng đầu. Tăng cường tự do hóa thương mại và chi tiêu hiệu quả hơn cho hoạt động nghiên cứu và phát triển là một trong những bước đi cần thiết, IMF cho biết.
"Các hoạt động cải cách để củng cố các nguồn tăng trưởng năng suất cần được chú ý trong chương trình nghị sự chính sách ở Châu Á", IMF nhận xét.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

3 kiến tạo để chuyển đổi xanh bền vững, lấy con người làm trung tâm

UAE hoan nghênh Việt Nam xem xét tham gia Cơ quan Năng lượng tái tạo Quốc tế IRENA

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội đàm với Thủ tướng Ethiopia

Chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tập Cận Bình thúc đẩy hợp tác thực chất Trung - Việt

Học giả Trung Quốc nêu bật ý nghĩa bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm

Chung tay mở ra kỷ nguyên phát triển mới quan hệ hữu nghị Việt Nam-Trung Quốc

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình trước khi thăm Việt Nam

Việt Nam, Pháp nhất trí tăng cường hợp tác thúc đẩy chủ nghĩa đa phương

Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sắp thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam
