Quy định tổ chức và hoạt động của Trung tâm công nghiệp văn hoá
Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập Hai nghị quyết mở đường cho hành trình sáng tạo của Thủ đô Hà Nội quyết tâm trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước |
Nghị quyết quy định về thẩm quyền thành lập; trình tự, thủ tục thành lập; tổ chức, hoạt động, biện pháp quản lý và các chính sách ưu đãi đối với Trung tâm công nghiệp văn hoá.
Theo đó, UBND TP quyết định cho phép thành lập trung tâm công nghiệp văn hóa.
Đề án thành lập Trung tâm công nghiệp văn hoá, bao gồm các nội dung: Tên gọi, địa điểm của trung tâm công nghiệp văn hoá; mục đích, quy mô, hoạt động, ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hoá; mô hình tổ chức, cơ chế quản lý, vận hành trung tâm công nghiệp văn hoá; cơ cấu, tỷ lệ các ngành nghề, lĩnh vực công nghiệp văn hoá, thương mại, dịch vụ tại trung tâm công nghiệp văn hóa…
![]() |
Quang cảnh phiên họp |
Lĩnh vực hoạt động của Trung tâm công nghiệp văn hoá bao gồm một hoặc một số ngành công nghiệp văn hoá: Quảng cáo, kiến trúc, phần mềm và các trò chơi giải trí, thủ công mỹ nghệ, thiết kế, điện ảnh, xuất bản, thời trang, nghệ thuật, biểu diễn, mỹ thuật, nhiếp ảnh và triển lãm, truyền hình và phát thanh, du lịch văn hoá, văn hoá ẩm thực.
Hoạt động của Trung tâm công nghiệp văn hoá bao gồm: Sản xuất, kinh doanh trong các lĩnh vực công nghiệp văn hóa; Cung cấp dịch vụ cho thuê mặt bằng, hạ tầng kỹ thuật, cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh trong các lĩnh vực công nghiệp văn hoá, dịch vụ tổ chức hoạt động trưng bày, biểu diễn, triển lãm và tổ chức sự kiện văn hoá khác;
Cung cấp dịch vụ hỗ trợ phân phối và tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ văn hoá, tổ chức không gian trưng bày, giới thiệu và bán sản phẩm văn hoá, xúc tiến thương mại và quảng bá sản phẩm văn hoá trong nước và nước ngoài;
Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực trong các lĩnh vực công nghiệp văn hoá; Hoạt động hỗ trợ hợp tác và phát triển; Hoạt động khởi nghiệp, ươm tạo doanh nghiệp, đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực công nghiệp văn hoá; Hoạt động hỗ trợ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; Hoạt động hỗ trợ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ;
Hoạt động hỗ trợ thử nghiệm có kiểm soát đối với ý tưởng, sản phẩm, mô hình, công nghệ hoặc hoạt động văn hoá sáng tạo mới trong các lĩnh vực công nghiệp văn hoá; Hoạt động hợp tác quốc tế về công nghiệp văn hoá; Các hoạt động hợp tác khác…
Nhà đầu tư thành lập Trung tâm công nghiệp văn hoá thực hiện việc đầu tư, xây dựng khai thác, vận hành hoặc hợp tác phát triển các hạng mục, sản phẩm, hoạt động văn hoá trong Trung tâm thông qua hình thức đầu tư trực tiếp, hợp tác công tư theo quy định của pháp luật và Nghị quyết.
![]() |
HĐND TP Hà Nội biểu quyết thông qua nghị quyết |
Về biện pháp quản lý Trung tâm công nghiệp văn hoá, Nghị quyết quy định: Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ trong trung tâm công nghiệp văn hoá phải đăng ký thông tin hoạt động với Trung tâm; trường hợp hoạt động thuộc ngành, nghề kinh doanh có điều kiện thì phải có giấy phép theo quy định của pháp luật…
Việc thử nghiệm có kiểm soát công nghệ, sản phẩm, dịch vụ hoặc mô hình kinh doanh mới trong các ngành công nghiệp văn hoá được thực hiện theo quy định tại Điều 25 của Luật Thủ đô, quy định của HĐND, UBND TP về thử nghiệm có kiểm soát.
Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, cung cấp dịch vụ trong Trung tâm công nghiệp văn hoá được hưởng các ưu đãi hỗ trợ từ ngân sách của TP: Kinh phí tham gia các chương trình xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch của TP; hỗ trợ quảng bá, truyền thông về Trung tâm, sản phẩm, dịch vụ văn hoá hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực…; hỗ trợ 100% chi phí tư vấn, lệ phí đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với công nghệ, sản phẩm văn hoá nhưng không vượt quá 50 triệu đồng/ hồ sơ đăng ký quyền sở hữu trí tuệ...
Các sự kiện, hoạt động văn hoá, nghệ thuật trong Trung tâm được hưởng các hỗ trợ: 100 % kinh phí quảng bá, truyền thông về sự kiện, hoạt động văn hoá nghệ thuật trên các phương tiện thông tin, truyền thông TP; 40% kinh phí tổ chức, sản xuất chương trình nhưng không quá 200 triệu đồng cho 1 sự kiện, hoạt động…
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thông qua Nghị quyết về Khu phát triển thương mại và văn hóa

Hà Hà Thành - nghệ sĩ Gen Z triển vọng của Thủ đô

Phường Láng: Đêm hội mừng chính quyền địa phương 2 cấp

Phường Láng rộn ràng đêm hội

Quân khu 7 phát động cuộc thi tìm hiểu 80 năm lịch sử vẻ vang

Hà Nội quyết tâm trở thành trung tâm công nghiệp văn hóa của cả nước

Hai nghị quyết mở đường cho hành trình sáng tạo của Thủ đô

Tu bổ một số di tích trong khu phố cổ Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa dân gian trong biểu diễn nhạc nhẹ
