Tag

Quốc hội giám sát thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới tại Hà Nội

Giáo dục 09/03/2023 19:30
aa
TTTĐ - Việc triển khai chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới tại Hà Nội bước đầu đi vào ổn định, nền nếp, không có vướng mắc lớn.
Thống nhất phương án mua sách giáo khoa trang bị cho các thư viện trường học để học sinh mượn Hà Nội: Lựa chọn sách giáo khoa xuất phát từ cơ sở và theo đúng quy trình hướng dẫn Hà Nội giới thiệu sách giáo khoa lớp 11 đến gần 14.000 giáo viên

Ghi nhận ý kiến từ cơ sở

Ngày 9/3, các đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông giai đoạn 2014 - 2022 đã làm việc với một số đơn vị, trường học trên địa bàn Hà Nội.

Quốc hội giám sát thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới tại Hà Nội
Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với huyện Sóc Sơn về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông

Các đoàn giám sát đã đến thăm, khảo sát, thực hiện giám sát chuyên đề tại các Trường Tiểu học Phù Linh (huyện Sóc Sơn), THCS Minh Tân B (huyện Sóc Sơn), Tiểu học Minh Quang A (huyện Ba Vì), Trung tâm GDNN-GDTX huyện Ba Vì và làm việc với lãnh đạo các huyện Sóc Sơn, Ba Vì.

Tại Trường Tiểu học Phù Linh, đoàn công tác do ông Phan Viết Lượng- Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội làm trưởng đoàn đã đi thăm cơ sở vật chất, thăm lớp học, trò chuyện với giáo viên và làm việc với nhà trường để tìm hiểu về tình hình thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông.

Báo cáo với đoàn công tác, thầy Trần Văn Sa- Hiệu trưởng Trường Tiểu học Phù Linh cho biết: Nằm trên địa bàn thuận lợi nên việc triển khai chương trình, sách giáo khoa mới gặp nhiều thuận lợi.

Nhà trường cơ bản bảo đảm phòng học, phòng chức năng, trang thiết bị đồ dùng dạy học để thực hiện chương trình. Giáo viên cơ bản được bố trí dạy đúng, dạy đủ các môn, hoạt động giáo dục bắt buộc theo chương trình, tổ chức dạy học 2 buổi/ngày.

Sách giáo khoa được lựa chọn đúng quy trình, đảm bảo cho việc học tập và giảng dạy. Học sinh được tiếp cận với chương trình mới, sách giáo khoa mới kết hợp với điều chỉnh, bổ sung nội dung dạy học góp phần đạt được mục tiêu chương trình, chất lượng giáo dục được nâng lên, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin không ngừng được nâng cao.

Quốc hội giám sát thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới tại Hà Nội
Đồng chí Nguyễn Thị Mai Thoa, Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội phát biểu tại buổi làm việc

Tuy nhiên, nhà trường cũng gặp một số khó khăn về điều kiện cơ sở vật chất. Nguồn lực tài chính còn hạn hẹp nên việc đầu tư cho mua sắm thiết bị dạy học phòng học, phòng chức năng còn hạn chế, khó đáp ứng ngay quy định.

Khả năng sử dụng ngoại ngữ, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác giảng dạy, khả năng tiếp cận phương pháp giảng dạy hiện đại còn hạn chế ở một số giáo viên.

Một số cha mẹ học sinh chưa thật sự quan tâm đến việc học tập của con em mình, chưa nhận thức đúng đắn về vị trí, tầm quan trọng của giáo dục. Một số lực lượng xã hội quan niệm cho rằng nội dung chính của công tác xã hội hoá giáo dục là huy động kinh phí, dẫn đến việc đầu tư cho giáo dục chưa đúng mức.

Đáng chú ý, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo thấp (chưa đến 50%), tỷ lệ giáo viên lớn tuổi cao (trên 60%), việc ứng dụng công nghệ thông tin hạn chế, thụ động, chưa đáp ứng kịp yêu cầu quản lý và dạy học, đổi mới căn bản, toàn diện theo định hướng phát triển năng lực học sinh.

Khẳng định chủ trương đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông là đúng đắn và cần thiết, lãnh đạo Trường Tiểu học Phù Linh nêu ý kiến với Đoàn giám sát của Quốc hội đề nghị UBND huyện Sóc Sơn bố trí biên chế bảo đảm cơ cấu và số lượng, đặc biệt các vị trí hiện nay chưa có như nhân viên thư viện, thiết bị, công nghệ thông tin và văn thư.

Có kế hoạch sửa chữa, đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị ứng dụng công nghệ thông tin nâng cao hiệu quả sử dụng; xây dựng kế hoạch đầu tư mua sắm bổ sung, tự làm thiết bị đồ dùng, tổ chức các chuyên đề, tập huấn về đổi mới nội dung, chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Giáo viên tự tin giảng dạy chương trình mới

Phát biểu tại buổi làm việc, các giáo viên trực tiếp giảng dạy chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới tại Trường Tiểu học Phù Linh khẳng định Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và sách giáo khoa mới có nhiều ưu điểm so với chương trình cũ.

Quốc hội giám sát thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới tại Hà Nội

Nội dung giáo dục cập nhật, phù hợp với những thành tựu mới của khoa học công nghệ và định hướng mới của chương trình, được kế thừa từ Chương trình Giáo dục phổ thông hiện hành nhưng được tổ chức lại để giúp học sinh phát triển phẩm chất và năng lực một cách hiệu quả hơn.

Nội dung chương trình tạo điều kiện cho giáo viên có thể chủ động trong việc tổ chức các hoạt động dạy và học. Quan điểm dạy học mở của chương trình giúp cho giáo viên không bị áp lực và tự tin khi chuyển từ dạy nội dung kiến thức sang tổ chức các hoạt động hướng đến phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.

Làm rõ hơn thông tin từ cơ sở, bà Trần Thị Thanh Huế- Trưởng phòng GD&ĐT huyện Sóc Sơn cho biết: Triển khai thực hiện các nội dung đảm bảo theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, ngành GD-ĐT huyện đã đảm bảo đủ về phòng học, cơ bản đủ các phòng chức năng, mua sắm trang thiết bị đồ dùng dạy học tương đối đảm bảo triển khai thực hiện nội dung chương trình.

Các nhà trường bố trí cơ bản đủ giáo viên biên chế, hợp đồng giáo viên với những môn còn thiếu, đáp ứng dạy đúng, đủ các môn học, hoạt động giáo dục bắt buộc theo chương trình. Các hoạt động tập huấn bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên được tổ chức kịp thời nhằm tháo gỡ khó khăn trong việc dạy học các môn mới, môn tích hợp.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, Phòng cũng nhận thấy một số khó khăn như: Tình trạng thiếu giáo viên còn diễn ra cục bộ, nguồn tuyển giáo viên cho các môn học như Khoa học tự nhiên, Tin học, Ngoại ngữ… còn gặp nhiều khó khăn.

Kinh phí đầu tư cho cơ sở vật chất và mua sắm các trang thiết bị phục vụ chương trình GDPT 2018 chưa kịp thời nên gặp nhiều khó khăn trong việc tổ chức dạy học nhất là môn tiếng Anh, Tin học ở cấp tiểu học, các môn thực hành thí nghiệm ở cấp THCS. Việc có nhiều bộ sách giáo khoa không thuận lợi cho việc quản lý chuyên môn của các cấp và khi học sinh phải chuyển trường gặp khó khăn vì những bộ sách khác nhau.

Phát biểu tại buổi làm việc, ông Phan Viết Lượng - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục ghi nhận những kết quả Trường Tiểu học Phù Linh đạt được trong việc thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 và sách giáo khoa mới. Lắng nghe ý kiến của tập thể lãnh đạo, giáo viên cùng các đơn vị liên quan, đoàn công tác đã có những thông tin cần thiết để hoàn thiện báo cáo kết quả giám sát.

Ông Phan Viết Lượng cũng đề nghị nhà trường phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục những khó khăn để tiếp tục triển khai thành công chương trình, sách giáo khoa mới. Trong đó, cần quan tâm xây dựng đội ngũ nhà giáo cả về cơ cấu, số lượng và chất lượng; Chú trọng công tác tuyển chọn, bố trí, đào tạo, tập huấn để nâng cao chất lượng mọi mặt của giáo viên, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao không chỉ với những môn học mới.

Đọc thêm

Tiếp sức học sinh chọn ngành thời đại số Giáo dục

Tiếp sức học sinh chọn ngành thời đại số

TTTĐ - Trong bối cảnh kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 và xét tuyển đại học sẽ có nhiều thay đổi quan trọng, chương trình Đối thoại, tư vấn, sinh hướng nghiệp diễn ra ngày 19/4 do Báo Tuổi trẻ Thủ đô, Huyện đoàn Đan Phượng và trường THPT Thọ Xuân tổ chức đã mở ra một không gian định hướng giá trị cho hơn 2.000 học sinh.
Cơ hội vàng cho giới trẻ trong kỷ nguyên số Giáo dục

Cơ hội vàng cho giới trẻ trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Trong bối cảnh công nghệ bùng nổ, ngành sửa chữa laptop và điện thoại di động đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho nguồn nhân lực trẻ, với nhu cầu nhân sự tăng mạnh và cơ hội thu nhập hấp dẫn.
Cùng học sinh THPT định hướng tương lai Giáo dục

Cùng học sinh THPT định hướng tương lai

TTTĐ - Mùa cao điểm của các sĩ tử 2k7 đang đến gần, cũng là lúc những băn khoăn về chọn ngành, chọn trường trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết. Hiểu được điều đó, ngày 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025”.
Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp Giáo dục

Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp

TTTĐ - Sáng 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025. Sự kiện nhằm định hướng cho học sinh THPT về lựa chọn nghề nghiệp, cũng như ngành, trường đại học phù hợp với bản thân.
Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề… Giáo dục

Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề…

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, điểm mấu chốt là các em học sinh phải hiểu thế mạnh, sở thích của bản thân để chọn ngành, chọn nghề phù hợp.
Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic Giáo dục

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic

TTTĐ - Trong bối cảnh ngành Dược đang phát triển mạnh mẽ và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, sinh viên theo học ngành Dược tại trường Cao đẳng FPT Polytechnic đang sở hữu lợi thế lớn, không chỉ về chương trình đào tạo thực tiễn mà còn ở cơ hội nghề nghiệp cùng mức thu nhập đáng mơ ước.
Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh Giáo dục

Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh

TTTĐ - Hơn 2.000 học sinh được các thầy cô tư vấn và có nhiều trải nghiệm thú vị tại chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức trong khuôn viên trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, TP Hà Nội).
Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai Giáo dục

Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai

TTTĐ - Phó Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Ngô Vương Tuấn chia sẻ chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” giúp các em học sinh được tiếp thêm niềm tin, trang bị thêm hiểu biết để tự tin bước lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai với tâm thế chủ động, sáng tạo và không ngại thay đổi.
Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề Giáo dục

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề

TTTĐ - Với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, nhu cầu xã hội đối với các ngành nghề cũng đã thay đổi trong nhiều năm qua khiến câu chuyện chọn trường, ngành học nào phù hợp đã trở thành nỗi băn khoăn của hầu hết các bậc phụ huynh cũng như học sinh, đặc biệt vào thời điểm mùa thi đang đến rất gần.
Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025 Giáo dục

Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chính thức ban hành Thông tư 06/2025, sửa đổi và bổ sung quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non, áp dụng từ năm 2025 và có nhiều thay đổi quan trọng.
Xem thêm