Quảng Trị ghi nhận ý kiến cử tri thay tên xã đánh số sang địa danh
Cho phép sử dụng các địa danh để đăng ký nhãn hiệu tập thể Cho phép sử dụng địa danh “Phụng Thượng” để đăng ký nhãn hiệu tập thể Địa danh nào được đề xuất đặt tên cho phường, xã mới ở Huế |
![]() |
Một góc thành phố Đông Hà, Quảng Trị |
Theo đó, UBND huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị) quyết định thay đổi phương án đặt tên các xã mới sau sáp nhập từ đánh số sang tên chữ mang ý nghĩa văn hóa, lịch sử.
Trước đó, theo phương án cũ, huyện thành lập 5 xã mới đặt tên từ Vĩnh Linh 1 đến Vĩnh Linh 5. Tuy nhiên, qua tổng hợp bước đầu ý kiến của cử tri, và để phát huy hơn nữa yếu tố lịch sử của vùng đất “Lũy thép - Lũy hoa”, Ban Thường vụ Huyện ủy thống nhất điều chỉnh tên gọi xã mới theo nguyên tắc vừa giữ lại được tên gọi “Vĩnh Linh”, vừa giữ lại được từ “Vĩnh”.
Nhằm đảm bảo tính đồng bộ, nhận diện sau khi bỏ cấp huyện, vừa kế thừa được tên gọi giàu ý nghĩa mà ông cha đã từng sử dụng... 5 xã mới được đổi tên thành xã Vĩnh Linh, Vĩnh Tùng, Vĩnh Hoàng, Vĩnh Đức hoặc Vĩnh Thủy, Vĩnh Quan hoặc Vĩnh Khê.
Tương tự, huyện Gio Linh cũng đổi tên 3 xã mới từ phương hướng sang tên chữ gắn với lịch sử các vùng đất. Đổi tên xã Tây Gio Linh thành Cồn Tiên, Đông Gio Linh thành Cửa Việt, Bắc Gio Linh thành Bến Hải. Riêng tên xã Gio Linh giữ nguyên như phương án cũ.
![]() |
Huyện Vĩnh Linh quyết định thay đổi phương án đặt tên các xã mới sau sáp nhập từ đánh số sang tên chữ mang ý nghĩa văn hóa, lịch sử |
Trước đó, ngày 20/4, huyện Triệu Phong đi đầu trong việc thay đổi phương án đặt tên từ số sang chữ từ đề xuất của người dân. Các xã được đổi tên từ Triệu Phong 1 đến Triệu Phong 5 sang xã Triệu Phong, Ái Tử, Triệu Bình, Triệu Cơ và Nam Cửa Việt.
Tên gọi dự kiến của 5 xã này đều mang ý nghĩa, chiều sâu về lịch sử, văn hoá, giữ được hồn cốt, ký ức, gốc gác vùng đất giàu truyền thống.
Ngoài ra, huyện Hải Lăng cũng thay đổi cách đặt tên xã sau sáp nhập theo tên địa danh. Cụ thể, thị trấn Diên Sanh sáp nhập các xã Hải Trưởng, Hải Định dự kiến lấy tên là Hải Lăng (tên dự kiến ban đầu là Hải Lăng).
Sáp nhập các xã Hải Phú, Hải Thương, Hải Lâm dự kiến lấy tên là Diên Sanh (tên dự kiến ban đầu là Tây Hải Lăng). Sáp nhập các xã Hải Phong, Hải Chánh, Hải Sơn dự kiến lấy tên Câu Nhi (tên dự kiến ban đầu là Nam Hải Lăng).
Bên cạnh đó, sáp nhập các xã Hải An, Hải Khê, Hải Dương dự kiến lấy tên Mỹ Thủy (tên dự kiến ban đầu Đông Hải Lăng). Sáp nhập các xã Hải Hưng, Hải Quy, Hải Bình dự kiến lấy tên Vĩnh Định (tên dự kiến ban đầu là Trung Hải Lăng).
Được biết, trước hợp nhất, tỉnh Quảng Trị có 10 đơn vị hành chính cấp huyện (7 huyện, 1 huyện đảo Cồn Cỏ, 1 thành phố và 1 thị xã), 119 đơn vị cấp cơ sở, bao gồm 13 phường, 11 thị trấn, 95 xã.
Theo đề án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã, tỉnh Quảng Trị dự kiến còn 37 đơn vị hành chính cấp xã gồm: 3 phường, 33 xã và 1 đặc khu là Cồn Cỏ.
Theo kế hoạch, sau khi lấy ý kiến người dân, Sở Nội vụ Quảng Trị sẽ tổng hợp, báo cáo cấp trên trong ngày 22/4. Tỉnh Quảng Trị hoàn thành trình Bộ Nội vụ, Chính phủ hồ sơ đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trước ngày 1/5.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tận tâm, dồn lực cho lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng

TP Hồ Chí Minh sắp có Trung tâm Báo chí phục vụ lễ 30/4

Công đoàn CAND tôn vinh 20 tập thể, 80 cá nhân điển hình

Bến Tre - cái nôi của phong trào Đồng khởi

Chính sách phòng, chống dịch bệnh chăn nuôi phải thống nhất, đồng bộ, tránh chồng chéo

Đẩy mạnh tuyên truyền Luật Thủ đô và các văn bản thi hành

Long An, Tây Ninh sau hợp nhất dự kiến sẽ có 64 xã, phường

Tuyên dương, trao giải thưởng "Đoàn viên Công đoàn CAND tiêu biểu"

Chuỗi hoạt động đặc sắc kỷ niệm 50 năm đất nước thống nhất
