Quảng Nam: Người dân vẫn chủ quan khi lưu thông bằng đường thủy
![]() |
Bà Nguyễn Thị Bốn bên di ảnh chồng và các con
![]() |
Người dân phối với lực lượng chức năng tìm thi thể các nạn nhân mất tích sau vụ lật thuyền |
Liên tiếp chết người do không trang bị áo phao cứu hộ
Khoảng 15 giờ ngày 8/5, 11 người ở thôn Hội Sơn đi thuyền nhôm qua bờ sông phía thành phố Hội An chơi. Khi về đến giữa sông Thu Bồn, chiếc thuyền bất ngờ bị lật chìm xuống sông.
Ngay sau đó, người dân xung quanh đã nhanh chóng cứu sống được 6 người, 5 người còn lại bị mất tích.
Ngày 8 - 9/5, lực lượng chức năng tỉnh Quảng Nam đã tiến hành tổ chức tìm kiếm và vớt được 4 thi thể nạn nhân gồm: Anh Võ Hùng Tâm (20 tuổi), Nguyễn Đức Tính (22 tuổi), Nguyễn Ngọc Trường (26 tuổi) và Lê Văn Hòa (33 tuổi). Cả bốn nạn nhân đều trú thôn Hội Sơn, xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam.
Đến khoảng 5 giờ sáng ngày 10/5, thi thể cuối cùng trong 5 nạn nhân là anh Nguyễn Nhơn Hiếu (27 tuổi, trú thôn Hội Sơn, xã Duy Nghĩa) mới được người dân xã Duy Hải (huyện Duy Xuyên) với lên từ dưới chân cầu Cửa Đại.
Là người may mắn thoát chết từ vụ lật thuyền, anh Huỳnh Thanh Thịnh (SN 1996, trú xã Duy Nghĩa) kể lại, vào sáng 8/5, nhóm thanh niên trong thôn rủ nhau nhậu.
Sau khi mua bia tại thôn Hội Sơn, cả nhóm thuê thuyền đi sang gò Thuận Tình (TP Hội An) bên dòng sông Thu Bồn chơi. Lúc này, 11 thanh niên trên thuyền đều không mặc áo phao.
Cả nhóm ngồi chơi đến gần 15h cùng ngày thì đi thuyền về nhà. Thuyền mới đi được một đoạn cách gò Thuận Tình khoảng hơn 500m, thì bất ngờ bị sóng lớn đánh lật úp khiến 5 người tử vong.
Trước đó, khoảng 15h30 ngày 25/2, một nhóm 10 người dân ngồi trên một chiếc thuyền đi qua sông Vu Gia (từ xã Đại Nghĩa sang xã Đại Cường của huyện Đại Lộc) thì bất ngờ thuyền bị lật.
Phát hiện chiếc thuyền bị nạn giữa sông, người dân gần đó đã kịp cứu được 4 người đưa vào bệnh viện cấp cứu, đồng thời báo cơ quan chức năng. Do nước sâu, người dân không thể cứu được 6 người còn lại.
Sau một thời gian tìm kiếm, lực lượng chức năng lần lượt vớt được thi thể của các nạn nhân: Nguyễn Đình Hoản(SN 1995), Lê Thị Kim Huệ (SN 1993), Nguyễn Thị Ái (SN 1986), Nguyễn Hoàng Ánh Nguyên (SN 2014), Nguyễn Hoàng Ánh Viên (SN 2015). Tất cả cùng trú tại thôn Khương Mỹ, xã Đại Cường.
Đến khoảng 22h45 cùng ngày, nạn nhân cuối cùng là ông Nguyễn Đình Ba (SN 1963, trú tại xã Đại Cường) mới được tìm thấy và đưa về nhà an táng.
Không quên được giây phút sinh tử, anh Nguyễn Cơ Mênh (SN 1991, xã Đại Cường) nạn nhân được cứu sống trong vụ lật thuyền trên sông Vu Gia, cho biết: Sau khi thu hoạch hoa màu xong, anh cùng với mọi người trong gia đình đang hành trình trở về nhà tại xã Đại Cường. Khi đến giữa sông, thuyền bất ngờ bị lật úp. Thời điểm thuyền bị lật mọi người trên thuyền không ai mang áo phao.
![]() |
Bà Nguyễn Thị Bốn bên di ảnh chồng và các con |
Người ra đi, nỗi đau để lại
Đến nhà nạn nhân trong vụ đắm thuyền trên sông Vu Gia Nguyễn Đình Ba (xã Đại Cường, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam), khung cảnh đầu tiên mà chúng tôi chức kiến là căn nhà cấp bốn đã xuống cấp nghiêm trọng.
Bên trong, người phụ nữ đang ngồi lặng thinh trong góc nhà ngay trước di ảnh của người chồng và các con. Người phụ nữ ấy là bà Nguyễn Thị Bốn (62 tuổi), vợ nạn nhân Nguyễn Đình Ba.
Từ khi vụ tai nạn xảy ra, bà Bốn luôn bị ám ảnh bởi cái chết của chồng, con mình. Cũng từ đó, cuộc sống của gia đình trở lên xáo trộn. Đặc biệt, kinh tế gia đình đã khó khăn, nay còn khó khăn hơn. Tiền thuốc để chữa bệnh giờ phải nhờ vào trợ cấp gia đình liệt sỹ.
Bà Bốn kể: “Trước khi mất, chồng tôi có nói, sẽ cố gắng sửa chữa lại căn nhà trong mùa mưa tới. GIờ đây...”.
Từ khi mất vợ mất trong vụ lật thuyền trên sông Vu Gia, một người con trai của bà Bốn bắt đầu sa vào rượu chè. Cú sốc quá lớn khiến anh không còn tâm trí làm việc.
Sức khỏe không có để làm ruộng, bà Bốn đành bỏ thửa đất đang trồng hoa màu của gia đình. Những trái dưa hấu đã đến độ chín rụng không ai thu hái, bà đành bán cho thương lái tại ruộng với giá rẻ.
Mong muốn của bà bây giờ là được hỗ trợ để sửa lại ngôi nhà dột nát của mình.
![]() |
Lực lượng chức năng tổ chức tìm thi thể các nạn nhân trên sông Vu Gia (huyện Đại Lộc). |
Tăng cường kiểm tra ghe thuyền thô sơ của người dân
Trước tình trạng liên tiếp xảy ra các vụ đắm tàu chết người, UBND tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức họp bàn công tác đảm bảo an toàn giao thông đường thủy trên địa bàn tỉnh dưới sự chủ trì của ông Lê Trí Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh.
Theo báo cáo tại cuộc họp, hiện tỉnh Quảng Nam đang quản lý khoảng 165km tuyến sông Trung ương và khoảng 203 km và tuyến sông của địa phương.
Bên cạnh đó, Quảng Nam còn nhiều hồ thủy điện có hoạt động thủy nội địa có bến hoạt động tự phát. Trong đó, Hội An, Điện Bàn và Duy Xuyên là những địa phương thường xuyên có tàu, thuyền chở khách du lịch từ Cẩm Kim lên các bến dọc sông Thu Bồn.
Ngoài ra, toàn tỉnh hiện có khoảng 1.236 phương tiện, trong đó 740 phương tiện chở người, còn lại là chở hàng hóa, đây là số có đăng ký, có đăng kiểm định kỳ.
Theo đó, để hạn chế TNGT đường thủy tang thương gây nhức nhối trong xã hội, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh đã yêu cầu, các ngành chức năng của tỉnh phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an tăng cường kiểm tra các ghe thuyền thô sơ của người dân; kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đà Nẵng: Ứng dụng công nghệ hiện đại bảo vệ và phát triển rừng

Giữ vững "mắt sáng, lòng trong, bút sắc" trong kỷ nguyên số

Tỉnh Cà Mau mới có 64 phường, xã là “vựa tôm” cả nước

TP Hồ Chí Minh: Thống nhất vinh danh 60 cá nhân tiêu biểu

Xử phạt cá nhân đăng tải thông tin xúc phạm Công an Quảng Ninh

Đà Nẵng: “Tây nhặt rác” nhân lên những việc tử tế, tốt đẹp

Hà Nội ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nhất 37 độ C

Khẩn trương tổ chức chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5 năm 2025

Hơn 1.000 tình nguyện viên giải cứu san hô
