Quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) chăm lo bảo tồn, phát huy giá trị di sản
Sinh viên 6 trường đại học trên địa bàn Hà Nội tìm hiểu và bảo tồn di sản |
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng Nguyễn Thị Thu Hiền cho biết, với vị trí là quận trung tâm của Thủ đô Hà Nội, là nơi lưu giữ di sản văn hóa vật thể và phi vật thể lớn. Trong nhiều năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân quận Hai Bà Trưng đã và đang tập trung quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị di sản của Thủ đô nghìn năm văn hiến.
Tại Đại hội Đảng bộ quận lần thứ 24, Quận ủy Hai Bà Trưng đã xây dựng 05 chương trình công tác toàn khóa và các chuyên đề, đề án thuộc chương trình, trong đó có Chuyên đề số 11 về “Bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn quận Hai Bà Trưng gắn với phát triển du lịch giai đoạn 2021 - 2025”.
![]() |
Phó Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng Nguyễn Thị Thu Hiền phát biểu tại buổi lễ |
Theo Phó Chủ tịch UBND quận Hai Bà Trưng Nguyễn Thị Thu Hiền: Hiện trên địa bàn quận có 51 di tích được thành phố kiểm kê, trong đó 35 di tích xếp hạng, bao gồm 1 di tích quốc gia đặc biệt, 19 di tích xếp hạng cấp quốc gia, 13 di tích xếp hạng cấp thành phố...
Nhiều di tích đã trở thành điểm tham quan thường xuyên của du khách, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội, góp phần quảng bá hình ảnh của quận Hai Bà Trưng nói riêng và Thủ đô Hà Nội nói chung tới bạn bè quốc tế như: Di tích quốc gia đặc biệt Đền, Chùa, Đình Hai Bà Trưng; Cụm di tích Chùa Hòa Mã; Chùa Vân Hồ; Chùa Vua; Chùa Liên Phái; Chùa Hộ Quốc…
![]() |
Đình - đền - chùa Hòa Mã |
Để công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa, chuyển hóa thành nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững, Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Thu Hiền đề nghị từ quận đến cơ sở cần xác định một số nhiệm vụ: Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo quán triệt, tuyên truyền sâu rộng và triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng về văn hóa, coi trọng việc bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa gắn với phát triển kinh tế - xã hội.
Bên cạnh đó, các cấp ủy, chính quyền nâng cao hơn nữa vai trò, sự chủ động, tích cực trong việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa; Thực hiện việc tạo lập cơ sở dữ liệu và xây dựng hệ thống quản lý các hồ sơ di tích trên địa bàn quận, số hóa công tác quản lý hồ sơ tại 100% các di tích để phát huy giá trị, gắn với phát triển du lịch; Thúc đẩy phát triển các loại hình du lịch là thế mạnh của quận: du lịch văn hoá gắn với tâm linh, vui chơi giải trí, mua sắm, là điểm đến du lịch an toàn - thân thiện - chất lượng.
![]() |
Tiết mục "Cô Đôi thượng ngàn" biểu diễn tại buổi lễ |
Phát biểu tại buổi lễ, Ni sư Thích Đàm Hiếu - Phó Ban thường trực Ban trị sự giáo hội Phật giáo Việt Nam quận Hai Bà Trưng, Trụ trì chùa Viên Minh cho biết, bên cạnh việc trông coi di tích, làm tốt công tác bảo vệ cảnh quan, thực hiện việc tu bổ, tôn tạo di tích theo đúng các quy định của Luật Di sản văn hoá, nhà chùa luôn quan tâm phát huy giá trị di tích, tạo dựng môi trường sinh hoạt và thực hành di sản văn hóa gắn với không gian cảnh quan di tích.
Nhà chùa cũng phối hợp tổ chức các hoạt động tâm linh, hoạt động giáo dục truyền thống lịch sử cách mạng... góp phần nâng cao ý thức, tạo sự gắn bó mật thiết của người dân và du khách trong việc bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc gắn với phát triển du lịch và quảng bá hình ảnh quận Hai Bà Trưng.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đại lễ Vesak - Khát vọng của nhân loại về thế giới an lành

"Bạn đồng hành" trên mọi chặng đường của chị em trong mùa hè

Nghệ sĩ, người nổi tiếng cần thận trọng khi quảng cáo sản phẩm

Nhiều hoạt động ý nghĩa lan tỏa giá trị sách và văn hóa đọc

Hoa hậu Việt Nam không chỉ là hành trình tìm kiếm nhan sắc

Khai màn chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đất nước trọn niềm vui”

Đọc sách - con đường hướng đến thành công

Tình yêu văn hóa truyền thống qua bộ sách "Vang danh nghề cổ"

TP Hồ Chí Minh: Biển người mãn nhãn với màn trình diễn pháo hoa
