Tag

Phụ nữ Hà thành - những "đóa hoa" lan tỏa văn hóa ứng xử nơi công cộng

Người Hà Nội 17/10/2023 08:02
aa
TTTĐ - Vừa đảm đang, khéo léo, vừa nêu gương mọi lúc mọi nơi và thường xuyên giáo dục con cái trong gia đình, phụ nữ Thủ đô giữ vai trò quan trọng, góp phần giữ gìn, phát huy văn hóa người Hà Nội nói chung và quy tắc ứng xử nơi công cộng nói riêng. Không chỉ là người "giữ lửa" hạnh phúc cho mỗi tổ ấm, họ còn là người gieo trồng, chăm sóc và ấp ủ, lan tỏa hương thơm của "vườn hoa thanh lịch" Thăng Long - Hà Nội ngàn năm văn hiến.
Phụ nữ Thủ đô lan tỏa kiến thức về an toàn thực phẩm Hơn 600 phụ nữ Thủ đô đồng diễn áo dài vào sáng 29/10 Phụ nữ Thủ đô quảng bá sản phẩm OCOP, làng nghề

"Giữ lửa" văn minh

Người xưa có câu "phúc đức tại mẫu", hay nói cách khác, nhìn vào mỗi gia đình, người phụ nữ như thế nào thì ta có thể đoán được tình hình của gia đình ấy. Có thể nói, người phụ nữ là "gương mặt đại diện" của cả tổ ấm.

Không phải bỗng dưng mà tạo hóa ban cho người phụ nữ thiên chức làm vợ và làm mẹ. Bởi lẽ, trong họ có cả sự bao dung, nhân hậu, tình yêu thương bao la, có sự kiên trì, mềm mại, quyết tâm và là tổng hòa của rất nhiều chức năng, nhiệm vụ khác. Phụ nữ vừa là bác sĩ, là chuyên gia dinh dưỡng, là nhà giáo dục, là người giám hộ, bảo hộ, vừa là người gìn giữ, phát huy và trao truyền các giá trị truyền thống của gia đình, của đất nước...

Trong tất cả các "nhiệm vụ tối thượng ấy", có lẽ vai trò "cô giáo" là thường xuyên, liên tục, nặng nề và cũng rất vinh quang. Không được "đào tạo chuyên ngành" nhưng dường như bẩm sinh những người phụ nữ đã thích nghi rất nhanh với vai trò này.

Ngay từ lúc đứa con nằm trong bụng mẹ, cùng với những kiến thức học hỏi được từ thế hệ đi trước, qua sách báo, khoa học hiện đại, người phụ nữ đã thai giáo cho con những bài học đầu tiên. Rồi sau đó là cách đi đứng, nói năng, chào hỏi, học hành, kiến thức... mẹ luôn là người trực tiếp dạy dỗ con nhiều nhất.

Người mẹ nhắc nhở con sắp xếp lại những cuốn sách cho ngăn nắp sau khi chọn mua tại Hội sách Hà Nội lần thứ VIII năm 2023
Người mẹ nhắc nhở con sắp xếp lại những cuốn sách cho ngăn nắp sau khi chọn mua tại Hội sách Hà Nội lần thứ VIII năm 2023

Đặc biệt, mẹ dạy con các cung cách ứng xử sao cho trở thành con ngoan trò giỏi và rộng ra sau này là trở thành người biết điều, sống chan hòa, nhân ái, có ích cho xã hội. Nét văn minh, thanh lịch của người Hà Nội không phải được hình thành trong một sớm, một chiều mà được bồi đắp qua cả ngàn năm, thành nền tảng vững chắc, thành giá trị riêng biệt cũng là một phần công lao của những người phụ nữ trong gia đình.

Kể từ khi hai bộ quy tắc ứng xử, đặc biệt là quy tắc ứng xử nơi công cộng được thành phố Hà Nội ban hành, ngay lập tức chính những người phụ nữ Thủ đô đã bắt nhịp rất nhanh. Bởi lẽ, đây không chỉ là bảng tổng hòa những giá trị văn hóa người Hà Nội mà chúng ta gìn giữ, phát huy bao năm, đây còn là sự tích hợp thêm những nét mới để tạo nên điểm đặc biệt cho người Hà Nội hiện đại.

Cùng với sự năng động, thông minh, giỏi giang của mình, khi ra ngoài xã hội, phụ nữ Thủ đô là cán bộ, công chức, viên chức, là lãnh đạo nhiều cơ quan, đơn vị. Việc tuyên truyền, thực hiện quy tắc ứng xử dành cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong các cơ quan thuộc thành phố Hà Nội được triển khai nghiêm túc và đạt nhiều kết quả rất đáng tự hào. Vì thế, những người phụ nữ Thủ đô đã nhanh nhạy nhận thức được sự cần kíp và thiết thực của hai bộ quy tắc ứng xử.

Khi về nhà, họ lại là "nhạc trưởng" của "dàn nhạc gia đình". Nếp nhà, văn hóa gia đình, văn hóa ứng xử của con cái phụ thuộc rất nhiều vào các bà mẹ, vì thế, bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng những năm qua được triển khai từ các gia đình, tổ dân phố, khu dân cư cho thấy hiệu quả rất cao.

Trao truyền thế hệ

"Phụ nữ là người theo sát con cái trong gia đình hơn ai hết, uốn nắn từng lời ăn tiếng nói của con. Người mẹ gắn bó với con hầu như phần lớn thời gian trong ngày, từ lúc đưa đón con ở trường, ăn uống cùng con ở nhà, đi siêu thị, đưa con đi chơi, ra công viên, đi chùa, tham quan di tích, đi du lịch, cùng nhau vào bảo tàng, thư viện... Vì thế, cùng với việc tuyên truyền, phổ biến, giám sát thường xuyên thì việc nêu gương của người phụ nữ trong gia đình rất quan trọng", chị Hằng Nga (ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) nhấn mạnh.

Chị chia sẻ bí quyết về cách dạy con chọn phục trang sao cho phù hợp: "Con mình học THCS, đang ở tuổi thích thể hiện với bạn bè nhưng chưa đủ kiến thức và thẩm mỹ về quần áo sao cho phù hợp, chính vì thế mình phải dành rất nhiều thời gian để phổ biến, giảng giải cho con. Bên cạnh đó, chính mình cũng phải lựa chọn từng loại trang phục phù hợp với từng nơi đưa con đến.

Chẳng hạn lúc đi lễ chùa thì hai mẹ con cùng mặc áo dài. Lúc vào công viên thì có thể thoải mái hơn, cùng mặc đồ ngắn nhưng nhất thiết khi đi vào thư viện, nơi có tượng đài danh nhân hay đặc biệt đến các di tích thì phải mặc đồ kín đáo, lịch sự. Khi con được mình chỉ bảo cặn kẽ, thấy mẹ và tất cả những người xung quanh đều như lời mẹ nói, con sẽ tin và tự rút ra bài học cho mình. Khi đến lớp con không đòi mặc những thứ quần áo lùng thùng, khó coi còn khi đi chơi thì con thoải mái theo trend của thần tượng".

Những người phụ nữ Hà thành luôn nêu gương và cùng gia đình thực hiện ứng xử văn minh nơi công cộng (Ảnh minh họa)
Những người phụ nữ Hà thành luôn nêu gương và cùng gia đình thực hiện ứng xử văn minh nơi công cộng (Ảnh minh họa)

Chị Hoàng Anh (ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) thì cho biết con mình đang học THPT. Con đã được tự đi xe máy phân khối phù hợp độ tuổi đến trường và đi học thêm, học năng khiếu...

"Không phải một sớm một chiều mà mình yên tâm giao xe cho con đâu. Ngoài việc con đủ sức khỏe, đủ độ tuổi thì hơn 10 năm đưa con đến trường là ngần ấy thời gian mình rỉ rả bên tai con về ý thức tham gia giao thông. Ban đầu chỉ là từng tình huống cụ thể, mình đưa cho con cách xử lí tình huống, những bài học rút ra. Sau này, rất may trong bộ quy tắc ứng xử nơi công cộng tổng kết thành những điều nên làm, không nên làm nên mình đã đưa cho con để con xem.

Đầu tiên là tuân thủ pháp luật, có thái độ, hành vi ứng xử văn minh thân thiện, đi đúng tốc độ, làn đường quy định.

Sau đó là con phải quan sát kĩ càng trước khi qua đường, nhường nhịn khi có va chạm trên đường và nếu gặp phải trường hợp có tai nạn giao thông thì tham gia cấp cứu, giúp đỡ người bị nạn, thông tin về tai nạn giao thông đến cơ quan công an.

Lúc này con đã đủ chín chắn để tiếp thu rồi nên đi xe máy rất có ý thức. Nhiều lần mình "lén" kiểm tra bất ngờ, thấy con chắc tay lái, ứng xử rất văn minh nên mình yên tâm", chị Hoàng Anh tâm sự.

Rất nhiều tình huống nơi siêu thị, nhà ga, bến tàu, công viên... mà chúng ta gặp phải hàng ngày đều có thể rút ra những bài học, những kinh nghiệm khi người mẹ đồng hành, chịu khó quan sát và rủ rỉ tâm tình với con. Từng câu chuyện nhỏ, từng ngày từng ngày, "mưa dầm thấm lâu", vì thế, trong thời gian qua, việc thực hiện quy tắc ứng xử nơi công cộng của người Hà Nội đạt nhiều kết quả tốt đẹp, góp phần xây dựng người Hà Nội hiện đại thanh lịch, văn minh.

Đó cũng là cách chúng ta xác lập giá trị của người Hà Nội hôm nay, làm nền tảng để trao truyền cho con cháu mai sau mà trong thành công ấy có bóng dáng và dấu ấn rất đậm nét của người phụ nữ Hà thành.

Đọc thêm

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa Người Hà Nội

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa

TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội Người Hà Nội

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội

TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.
Mùa loa kèn gọi nắng hè về Người Hà Nội

Mùa loa kèn gọi nắng hè về

TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...
Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào" Người Hà Nội

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"

TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?
Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề Người Hà Nội

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề

TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.
Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống Người Hà Nội

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống

TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.
Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa Người Hà Nội

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa

TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.
Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh Người Hà Nội

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh

TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.
75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa Người Hà Nội

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa

TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.
Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”… Người Hà Nội

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…

TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.
Xem thêm