Phố Hàng Mã đón Trung thu sớm
TTTĐ - Mặc dù còn hơn một tháng nữa mới đến Tết Trung thu nhưng tại phố Hàng Mã (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) những ngày này đã đông như hội, đón hàng ngàn lượt khách tới check-in sớm.
Giới trẻ đua nhau “checkin” Giáng sinh sớm Chợ Hàng Mã - kho tàng ký ức của người Hà Nội |
Tết Trung thu còn được gọi là Tết trông trăng hay Tết hoa đăng theo Âm lịch là ngày Rằm tháng Tám hằng năm, là một lễ hội truyền thống theo phong tục Việt Nam.
Tết Trung thu năm nay sẽ diễn ra vào ngày 17/9 (tức 15 tháng 8 Âm lịch).
![]() |
Theo ghi nhận của phóng viên Báo Tuổi trẻ Thủ đô, từ những ngày đầu tháng 7 (Âm lịch), hàng trăm du khách, người dân từ khắp cả nước đã đổ về tuyến phố Hàng Mã (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) tham quan và mua sắm. |
![]() |
Con phố dài hơn 300m này được mệnh danh là con phố “bắt trend” nhanh bậc nhất Việt Nam khi luôn trang hoàng nhanh chóng, lộng lẫy, đa dạng, đẹp đẽ nhất đối với từng thời vụ. |
![]() |
Đến hiện tại, các cửa hàng tại phố Hàng Mã đã trang trí lung linh, rực rỡ sắc màu với hàng nghìn sản phẩm phụ kiện, đồ chơi phục vụ cho ngày Tết Trung thu năm 2024. |
![]() |
![]() |
Để thu hút sự chú ý của khách hàng, những món đồ đẹp và độc đáo đều được chủ các cửa hàng trưng ra mặt tiền hoặc treo ở vị trí dễ nhìn nhất. |
![]() |
![]() |
Từ tỉnh Hà Tĩnh di chuyển ra Hà Nội, bạn Tuyết Trinh (29 tuổi) bày tỏ: "Tôi có dịp ghé Hà Nội nên phải tranh thủ qua Hàng Mã check-in ngay. Tôi cứ nghĩ đến sớm 1 tháng rưỡi thì sẽ không đông nhưng bất ngờ là đông không tưởng. Hàng Mã trang trí rất lung linh, góc nào cũng có thể check-in sống ảo. Để được chụp ảnh, tôi chọn mua một chiếc đèn lồng với giá 50.000 đồng". |
![]() |
Hàng Mã năm nay có nhiều mặt hàng mới lạ, theo xu hướng mới nên thu hút các bạn trẻ ghé thăm rất nhiều. Các tiểu thương trên phố Hàng Mã cho biết giá cả các mặt hàng hầu như không tăng so với năm ngoái, có mẫu còn bán rẻ hơn để kích cầu người tiêu dùng. |
![]() |
Bên cạnh các sản phẩm đồ chơi hiện đại, các tiểu thương năm nay vẫn nhập các mặt hàng đồ chơi truyền thống đi cùng thời đại như mặt nạ giấy bồi ở làng Ông Hảo, đèn ông sao truyền thống, đầu lân, trống cơm... |
![]() |
Đầu lân và trống cơm vẫn là mặt hàng được người dân ưa chuộng |
![]() |
Đi dạo quanh các gian hàng trên phố Hàng Mã, bà Chử Yên (75 tuổi) bộc bạch: "Trung thu năm nào tôi cũng lên phố Hàng Mã ngó nghiêng, nhìn những chiếc đèn ông sao lấp lánh, hay những chiếc mặt nạ bằng giấy bồi... Dòng ký ức tuổi thơ trong tôi lại ùa về". |
![]() |
"Ngày đó nghèo, cứ gần Trung thu là mấy anh chị em lại ngồi quây quần bên nhau, mỗi người một công đoạn, người vót tre, người tạo khung, người dán hồ... để sớm hoàn thành chiếc đèn ông sao còn đi phá cỗ. Ngày nay đồ chơi đa dạng hơn nhiều rồi.Các cháu nhà tôi ra đây là năm nào cũng phải mua về rất nhiều sản phẩm khác nhau", bà Yên chia sẻ thêm. |
![]() |
Em bé thích thú khi được gia đình dẫn đi tham quan các gian hàng đồ chơi tại phố Hàng Mã |
![]() |
Mặc dù chỉ đi ngang qua phố Hàng Mã, nhưng người đàn ông này cố gắng di chuyển xe chậm để 2 cậu con trai có thể ngắm nhìn tuyến phố rực rỡ sắc màu, lung linh của đèn lồng, đèn ông sao và vô vàn đồ chơi thiếu nhi, đồ trang trí bắt mắt... |
![]() |
![]() |
Sau nhiều vòng dạo quanh khu phố Hàng Mã, em Triệu Ngọc Mai Ánh (7 tuổi, đứng bên trái) cùng chị em song sinh của mình đã lựa chọn được chiếc đèn lồng cho dịp Tết Trung thu. Mai Ánh vui vẻ nói: "Được lên phố Hàng Mã, con cảm thấy rất vui. Ở đây có nhiều loại đèn lồng khác nhau nhưng con chọn mua đèn con cá vì màu sắc xinh xắn, nhỏ gọn và phù hợp với con". |
![]() |
Không chỉ có Mai Ánh, em bé Phương Loan cũng rất thích chiếc đèn lồng con cá và được mẹ mua cho sản phẩm này |
![]() |
Theo chia sẻ của tiểu thương trên phố, giá các loại đèn lồng ông sao, đèn kéo quân dao động từ 50.000-150.000 đồng/chiếc, tùy vào kích cỡ và độ tinh xảo. Các loại đèn lồng led, đèn nhựa phát nhạc có giá từ 80.000-250.000 đồng/chiếc, súng phun bong bóng có giá 120.000 đồng trở lên tuỳ vào kích cỡ to nhỏ... |
![]() |
Trống cơm, trống lắc có giá từ 40.000-100.000 đồng/chiếc, đầu lân có giá từ 100.000-500.000 đồng/chiếc, tùy vào kích cỡ và chất liệu. |
![]() |
Các loại mặt nạ truyền thống với hình dáng ông địa, tôn ngộ không, chú cuội được bán với giá từ 30.000 - 70.000 đồng/chiếc. |
![]() |
Hai anh em chăm chú quan sát các món đồ chơi rực rỡ mùa Trung thu |
![]() |
![]() |
Em bé bày tỏ sự thích thú với chiếc đèn lồng thỏ tre decor xinh xắn |
![]() |
Con phố này vốn là điểm đến yêu thích của những bạn trẻ thích check-in, chụp ảnh. Nhiều “nàng thơ” chia sẻ sự phấn khích, thích thú khi săn được nhiều tấm ảnh đẹp, góc chụp độc đáo. |
![]() |
Đi dọc phố Hàng Mã, phóng viên bắt gặp rất nhiều cặp đôi cũng tranh thủ dịp này cùng nhau đi chơi, mua phụ kiện tại các cửa hàng để được cho phép chụp ảnh và nhiệm vụ quan trọng của các anh là phải chụp cho người thương của mình những tấm hình ưng ý. |
![]() |
![]() |
Tranh thủ ngày cuối tuần, Hoàng Thế Huy (2003) đưa bạn gái là Nguyễn Thị Hà Linh (2006) lên phố Hàng Mã tham quan và chụp ảnh. Thế Huy cho biết: "Từ sáng, tôi cùng bạn gái đã lên phố để đi dạo và thưởng thức không khí của mùa thu Hà Nội. Sau khi chụp ảnh tại đường Phan Đình Phùng, tôi cùng bạn gái qua phố Hàng Mã để chụp ảnh thêm cho bộ ảnh Tết Trung thu. Hàng Mã được trang trí lung linh nên các góc chụp ảnh đều rất đẹp nhưng đông quá, khó mà không dính người khác vào ảnh". |
![]() |
Anh Quốc Cường (chủ một cửa hàng trên phố Hàng Mã) cho biết: "Giá cả năm nay có sức biến động nhẹ nhàng so với năm ngoái nhưng tôi đánh giá sức mua vẫn rất cao. Các mặt hàng hot trend được các bạn trẻ chọn mua nhằm mục đích sống ảo tăng mạnh". |
![]() |
Chia sẻ thêm, một chủ cửa hàng trên phố cho biết, cả phố đã bắt đầu rục rịch trang trí, bán hàng Trung thu từ tháng 7, giờ là vào mùa rồi. Thời điểm chạy nhất là bắt đầu vào tháng 8 Âm lịch. |
![]() |
Đến với Hàng Mã, du khách tham quan sẽ đặc biệt ấn tượng với cửa hàng 78 Hàng Mã, nằm ngay ngã tư đầu phố. Địa điểm này thu hút đông đảo khách ghé chơi và chọn quà lưu niệm. |
![]() |
![]() |
Chia sẻ với phóng viên, chị Ngọc Anh, chủ cửa hàng cho biết: "Bất kể mùa nào, dịp nào thì tôi cũng muốn thiết kế cửa hàng trở thành nơi "độc nhất vô nhị", mùa Trung thu năm nay cũng vậy. Toàn bộ thiết kế đều được gia đình tôi tự tay làm, xin phép cơ quan chức năng sau đó thi công, tổng chi phí là hơn 200 triệu đồng". |
![]() |
Dù chi ra số tiền lớn, nhưng với chị Ngọc Anh và gia đình, số tiền này hoàn toàn xứng đáng, bởi chị tâm niệm kinh doanh phải "đi trước đón đầu". Nhờ giao diện cửa hàng quá đặc sắc, công việc buôn bán của chị thuận lợi hơn, doanh thu mỗi ngày đều tăng trưởng gấp nhiều lần. Người đến chụp ảnh cũng truyền tai nhau về cửa hàng của chị, giúp chị tạo ra hiệu ứng truyền thông khá tốt trên mạng xã hội. |
![]() |
Nhiều tiểu thương trên phố Hàng Mã hồ hởi cho rằng, câu chuyện lợi nhuận chỉ là một phần, chủ yếu người dân ở đây vẫn muốn làm đẹp cho cả con phố Hàng Mã để du khách thập phương thấy được giá trị truyền thống của dân tộc mình... |
![]() |
Cũng nằm ngay trên con phố Hàng Gà, cạnh Hàng Mã, một cửa hàng tiện lợi cho biết quán buôn bán khởi sắc hơn nhờ khách du lịch tới thăm phố Hàng Mã. |
![]() |
"Phố Hàng Mã mở bán từ sớm, đến 23 giờ mới đóng cửa nên khách du lịch ghé thăm nhiều. Nhờ thế tình hình kinh doanh ở cửa hàng chúng tôi cũng thuận lợi hơn vì đông khách ra vào", chị Lê, nhân viên bán hàng tại đây cho biết. |
![]() |
Nhiều gia đình tranh thủ ngày cuối tuần đưa con em đi chơi, mua sắm đồ chơi Trung thu |
![]() |
Em bé với nét mặt đượm buồn vì đi đã ưng rất nhiều món đồ trên phố Hàng Mã nhưng phụ huynh chỉ cho mua duy nhất một sản phẩm |
![]() |
Trời nhá nhem tối cũng là lúc phố Hàng Mã rực sáng ánh đèn, khiến khung cảnh trở nên vô cùng huyền ảo |
![]() |
Có thể nói, phố Hàng Mã đã và đang mang lại cho nhiều người một không gian lễ hội Trung thu đầy màu sắc và rộn ràng. Chính sự phong phú và đa dạng của các sản phẩm tại phố Hàng Mã không chỉ làm hài lòng cho người tiêu dùng mà còn góp phần giữ gìn và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của Tết Trung thu tại Việt Nam. |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đánh thức sức mạnh mềm, kiến tạo trung tâm công nghiệp văn hóa
TTTĐ - Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh, đồng thời là phương thức quan trọng để gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa truyền thống trong dòng chảy hiện đại. Từ tầm nhìn chiến lược tại Hội nghị văn hóa toàn quốc năm 2021 đến những bước đi cụ thể trong Luật Thủ đô 2024, Hà Nội đang khẳng định vai trò đầu tàu trong kiến tạo TP sáng tạo, từng bước hình thành các trung tâm công nghiệp văn hóa hiện đại, biến văn hóa thành động lực phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Ý chí và niềm tin quyết thắng của người Hà Nội
TTTĐ - Chương trình tọa đàm, gặp mặt nhân chứng lịch sử “Hà Nội - Ý chí và niềm tin quyết thắng” được tổ chức nhằm ôn lại truyền thống cách mạng của Thủ đô, tinh thần bảo vệ Tổ quốc của người Hà Nội qua hai cuộc kháng chiến và vinh danh những con người đã góp phần làm nên chiến thắng lịch sử của dân tộc.

Mùa loa kèn gọi nắng hè về
TTTĐ - Bên chiếc xe hoa ven đường, chọn mua một bó hoa loa kèn, thấy cái nắng non bắt đầu xuyên qua làn mây mỏng manh, thấy cái gió phao phảo của mùa hè đang ùa đến...

Hướng về cội nguồn, khắc sâu hai chữ "đồng bào"
TTTĐ - Dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương là để chúng ta cùng hướng về cội nguồn, tri ân các bậc tiền nhân tiên tổ, các anh hùng liệt sĩ vì nước quên mình, những người có công với Tổ quốc. Để rồi mỗi người đều nhìn lại bản thân, xem mình đã làm được gì để tình đồng bào ngày càng bền chặt, nghĩa dân tộc ngày càng lớn mạnh?

Khu phát triển thương mại và văn hóa "chắp cánh" tinh hoa làng nghề
TTTĐ - "Đại sứ nón" làng Chuông (Thanh Oai, Hà Nội), nghệ nhân Tạ Thu Hương bày tỏ niềm vui mừng khi HĐND TP Hà Nội ban hành dự thảo Nghị quyết quy định về tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hóa (thực hiện khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô) và dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa (thực hiện khoản 8 Điều 21 Luật Thủ đô). Theo chị, đây là cơ sở pháp lý, là hoạt động vô cùng ý nghĩa, giúp cho các làng nghề cùng nghệ nhân tỏa sáng cùng với nghề, phát huy nét đẹp truyền thống của Hà Nội và vươn xa hơn trong công cuộc phát triển công nghiệp văn hóa.

Lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình truyền thống
TTTĐ - Việc bảo tồn nề nếp, gia phong trong gia đình tại huyện Đông Anh (Hà Nội) được thực hiện trên nền tảng của văn hóa Việt Nam. Đó là lấy những giá trị chuẩn mực như lễ giáo, hiếu học, trọng tình nghĩa, sống nhân ái, tinh thần tự tôn, tự lực... làm cái gốc để hình thành và phát triển gia đình hiện đại.

Hà Nội: Phát triển thương mại gắn với bảo tồn văn hóa
TTTĐ - Trong bối cảnh Hà Nội đang đẩy mạnh phát triển kinh tế theo hướng hiện đại, dự thảo Nghị quyết về khu phát triển thương mại và văn hóa của Thủ đô đã đưa ra nhiều nội dung quan trọng. Đáng chú ý là hai vấn đề cốt lõi: phát triển kinh tế gắn với bảo tồn văn hóa và cơ chế tài chính minh bạch, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững, hài hòa giữa thương mại và bản sắc văn hóa.

Phát huy giá trị văn hóa truyền thống, xây dựng nếp sống văn minh
TTTĐ - Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp, hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu, xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.

75 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa
TTTĐ - Trong 2 năm 2023 - 2024, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn thị xã Sơn Tây (Hà Nội) đã đạt nhiều kết quả tốt đẹp. Toàn thị xã có trên 95% gia đình đạt gia đình văn hóa; 75/82 cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa.

Bài 3: Để di tích đền Rừng “tỏa sáng”…
TTTĐ - Với vị trí đắc địa ven sông Hồng, di tích đền Rừng đang trở thành điểm đến hấp dẫn du khách thập phương. Tuy nhiên, để di tích này “tỏa sáng”, rất cần một kế hoạch, nghiên cứu khoa học bài bản và sự đầu tư có trọng điểm.