Tag

Phố cổ Hà Nội và nét văn hóa lâu bền

Người Hà Nội 05/07/2020 08:06
aa
TTTĐ - Thăng Long xưa - Hà Nội nay là nơi được chọn làm kinh đô của nhiều triều đại, là trung tâm văn hóa - chính trị, kinh tế - xã hội của cả nước. Những phong tục, lề thói địa phương được chắt lọc, nâng cao, trau chuốt trong khung cảnh văn hóa kinh kỳ đã tạo nên nét duyên riêng của đất và người Hà Nội.

Phố cổ Hà Nội và nét văn hóa lâu bền

Thiếu nữ Hà Nội dạo phố Hàng Mã

Bài liên quan

"Tết Phố" tại phố cổ Hà Nội

Khám phá vẻ đẹp phố cổ Hà Nội qua tranh kí hoạ

Trải qua bao thăng trầm cùng lịch sử, những con phố chạy dọc ngang với những ngôi nhà lô xô, mái ngói thâm nâu, tường vôi mốc thếch loang lổ rêu phong đã in dấu, hằn sâu trong kí ức của biết bao thế hệ người Hà Nội. Ít có nơi nào như nơi đây, nơi những con phố có cái tên bắt đầu bằng chữ "Hàng", gợi nhớ về những phường nghề xưa của cha ông. Đó là những Hàng Đào, Hàng Ngang, Hàng Đường, Hàng Khay, Hàng Buồm, Hàng Mã, Hàng Chiếu, Hàng Mắm...

Vào cuối thế kỷ thứ X, dân làng nghề tứ xứ đổ về ngoại thành Thăng Long sinh cơ lập nghiệp, quây quần bán mua bên bờ Nhị Hà, dần dà tạo thành phường, hội. Phố Hàng Đào chuyên bán tơ lụa, vải vóc. Phố Hàng Bạc chuyên về nghề đúc bạc, chế tác kim hoàn. Phố Hàng Chĩnh chuyên bán đồ sành sứ của làng Phù Lãng, Thổ Hà...

Phố cổ Hà Nội nhỏ và đông người qua lại
Phố cổ Hà Nội nhỏ và đông người qua lại

Do nơi đây là nơi buôn bán thuận lợi, giao thương dễ dàng vì cạnh sông Hồng nên rất nhiều người Hoa và các nước khác tìm đến để làm ăn, sinh sống. Phố Hàng Buồm có đông người Hoa nhất. Ở đây có cả Hội quán Triều Châu, Phúc Kiến. Người trong phố cổ sống với nhau hòa thuận, coi trọng nếp nhà, lễ nghĩa và đề cao chữ Tín. Chính những đức tính đó đã tạo nên văn hóa thanh lịch của người Tràng An.

Khi đất nước đổi mới, Hà Nội vươn mình lột xác với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng mặt. Những ngôi nhà cũ kĩ được phá đi để thay thế bằng các công trình mới có kiến trúc hiện đại, cao tầng. Bộ mặt kiến trúc Hà Nội không ngừng thay đổi. Nhiều tuyến phố, khu đô thị mới được xây dựng. Nhiều đại lộ rộng vài chục mét, đêm đêm sáng trưng đèn điện cao áp. Khu phố cổ cũng dần thay đổi. Ở đây xuất hiện nhiều nhà cao 4 - 5 tầng. Các khách sạn mini mặt tiền chưa đầy 4 mét mà ngất ngưởng đến 8 - 9 tầng, kiến trúc không giống ai, mọc lên trong các con phố và cả trong ngõ hẹp.

Du khách nước ngoài chọn hàng ở chợ Đồng Xuân
Du khách nước ngoài chọn hàng ở chợ Đồng Xuân

Hàng hóa giờ cũng rất phong phú, đa dạng nhưng chủ yếu là hàng sản xuất từ Trung Quốc. Các con phố mang tên "Hàng" ngày trước giờ không bán đơn thuần một loại hàng hóa như tên phố. Từ những mặt hàng chính mang tên phố lúc ban đầu, sau này do buôn bán và sự phát triển của cuộc sống, nhu cầu của con người thay đổi, từ chỗ thêm nhiều mặt hàng khác với mặt hàng vốn có của nó, đến việc thay đổi hoàn toàn mà tên phố nghề chỉ còn là một thời vang bóng. Điều này cũng cho thấy những thay đổi về mặt lịch sử cũng như thị hiếu của con người theo sự phát triển của xã hội.

Là hồn cốt của Thăng Long - Hà Nội nên ngay từ đầu những năm 90 của thế kỉ trước, khu phố cổ đã được Nhà nước xếp vào hạng di sản cần được bảo vệ, bảo tồn. Tuy nhiên, vì nhiều lí do nên công việc bảo tồn vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Vài năm gần đây, Hà Nội có chủ trương giãn dân ở khu phố cổ, tạo điều kiện cho công tác bảo tồn và cải thiện đời sống dân cư. Đây là chủ trương đúng đắn và cần thiết, phù hợp với sự phát triển chung của Thủ đô và xã hội.

Những người sống nhiều đời ở Hà Nội đều cho rằng, "chất" Hà Nội thường bình dị, thầm lặng và kín đáo. Ngay cả những người Hà Nội được coi là gốc thì tổ tiên của họ cũng từ nơi khác đến. Họ đã sống ở đây nhiều đời và hình thành nên nền văn hóa Hà Nội, kể cả dưới ảnh hưởng trực tiếp của văn hóa phương Tây và các quốc gia khác. Điều đó có nghĩa, bản thân cái gốc Hà Nội đã là kết quả của sự pha trộn, kết tinh văn hóa của nhiều vùng miền.

Người dân từ các miền quê không chỉ mang tới đô thành những sản vật đặc trưng của địa phương mà còn mang đến cả lời ăn, tiếng nói, lối sống giản dị, khiêm nhường cùng lối ứng xử, giao tiếp niềm nở, ân cần, mộc mạc, ân tình… Điều đó đã làm nên chất Thăng Long - Hà Nội thuần hậu, chất phác, thanh lịch.

Đặc trưng cơ bản trong văn hóa giao tiếp của người Hà Nội là thái độ trọng giao tiếp, lấy tình cảm làm nguyên tắc ứng xử; có ý thức trọng danh dự về mặt chủ thể giao tiếp và đặc biệt quan tâm đến đối tượng giao tiếp, hay hỏi han, quan sát, đánh giá tỉ mỉ từ hình thức đến nội dung; Cách thức giao tiếp mềm mỏng, tế nhị với sự hỗ trợ của hệ thống nghi thức phong phú.

Điều đáng nói là cuộc sống mưu sinh và lối sống hiện đại du nhập ngày nay đang dần thay đổi nếp nghĩ, thói quen sinh hoạt của người dân phố cổ Hà Nội khiến nét thanh lịch, hào hoa bị phai nhạt dần. Những năm gần đây, văn hóa ứng xử của một bộ phận cư dân Hà Nội đã khiến không ít nhà văn hóa phải bận lòng và lo ngại. Trên thực tế, những biểu hiện xuống cấp về đạo đức, lối sống đang làm tổn hại đến hình ảnh của Thủ đô...

Trước thực trạng đó, để tìm lại nét hào hoa, lịch lãm của người dân đất Kinh kì, phát huy những nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người Hà Nội xưa và nay, quận Hoàn Kiếm đã xây dựng Đề án “Một số nét văn hóa ứng xử của người dân khu phố cổ”, triển khai từ năm 2009.

Đề án gồm 5 tiêu chí cơ bản: Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân. Giao tiếp, ứng xử có văn hóa. Có ý thức giữ gìn trật tự đô thị, vệ sinh môi trường. Trang phục gọn gàng, lịch sự. Kinh doanh văn minh thương mại. Nhờ những bước chuẩn bị khoa học, kỹ càng, ngay sau khi ra đời, Đề án đã được 100% hộ dân trên địa bàn ký cam kết thực hiện.

Để Đề án đi vào cuộc sống, quận Hoàn Kiếm đã đẩy mạnh tuyên truyền, vận động, thuyết phục qua các cuộc họp tổ dân phố, hội nghị đại biểu nhân dân hàng năm, phát tờ gấp đến từng hộ gia đình, các cửa hàng, cửa hiệu trên địa bàn…Đặc biệt, quận coi kết quả triển khai Đề án là một trong những tiêu chí quan trọng nhất để đánh giá, bình xét và công nhận các danh hiệu văn hóa.

Ông Phạm Tuấn Long, Phó Chủ tịch quận Hoàn Kiếm cho biết: “Kể từ khi thực hiện đến nay, đề án nhận được sự đồng thuận của cả hệ thống chính trị và người dân trong khu phố cổ, bởi nó đã đi đúng hướng, khơi dậy những giá trị quý đang bị mờ dần, thu hút mọi tầng lớp nhân dân trong quận tham gia, từng bước xác lập những nét đẹp trong văn hóa ứng xử của người dân khu phố cổ”.

Các tuyến phố buôn bán như: Hàng Đào, Hàng Ngang, Đồng Xuân, Hàng Gai... vẫn tấp nập, nhộn nhịp nhưng cách ứng xử trong gia đình và xã hội đã thay đổi rất nhiều theo chiều hướng tích cực. Những khẩu hiệu như "Vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi" đã dần đi vào cuộc sống; Những cam kết không "chặt chém" được các hộ kinh doanh trên địa bàn kí kết và thực hiện...

Giữa ông bà, con cháu ngày càng mẫu mực; giữa người kinh doanh và khách hàng ít còn hiện tượng cãi vã; giữa bà con lối phố ít xích mích, mâu thuẫn. Khách đến mua hàng được đón tiếp niềm nở hơn, được tư vấn cụ thể và không hề có lời chê mắng khi họ chỉ đến xem mà không mua hàng. Người dân phố cổ ngày càng tích cực tham gia tổng vệ sinh vào sáng thứ bảy hàng tuần, xóa quảng cáo, tờ rơi dán trên tường nhà cũng như khu vực công cộng, không vứt rác bừa bãi...

Tin liên quan

Đọc thêm

Độc đáo bộ sưu tập áo dài "Sen Việt" Thời trang - Làm đẹp

Độc đáo bộ sưu tập áo dài "Sen Việt"

TTTĐ - Bộ sưu tập áo dài "Sen Việt" của nhà thiết kế Đức Minh rực rỡ sắc màu, tôn lên vẻ đẹp, sự tự tin tỏa sáng và khí chất của người phụ nữ Việt. Ở đó có sự hài hòa giữa truyền thống và sự hiện đại, năng động trong thời hội nhập của phái đẹp.
Dấu ấn thời gian tại những buổi triển lãm mừng đại lễ 30/4 Nghệ thuật

Dấu ấn thời gian tại những buổi triển lãm mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, TP Hồ Chí Minh đã tổ chức nhiều buổi triển lãm chuyên đề, qua đó giúp hun đúc tinh thần yêu nước và lòng biết ơn tới bậc cha ông.
Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025 Văn học

Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025

TTTĐ - Chiều 18/4, tại TP Vinh, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức lễ phát động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4) và Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Nghệ An năm 2025.
Những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn Nghệ thuật

Những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn

TTTĐ - Với hệ thống chương trình phong phú, được đầu tư công phu cả về nội dung, kỹ thuật và hình thức thể hiện, Đài Truyền hình Việt Nam gửi tới khán giả cả nước những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Mỗi chương trình không chỉ là lời tri ân, trân trọng giá trị lịch sử mà còn là nhịp cầu nối những thế hệ, thắp lên niềm tự hào dân tộc và khát vọng dựng xây một tương lai Việt Nam rạng rỡ.
Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội Văn học

Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội

TTTĐ - Sáng 18/4, UBND quận Hoàn Kiếm khai mạc chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy" tại Phố sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, quận Hoàn Kiếm). Với nhiều hoạt động hấp dẫn và bổ ích, hoạt động mang đến cho Nhân dân Thủ đô không gian phát triển văn hóa đọc lý tưởng.
Bí quyết chăm sóc sắc đẹp tự nhiên cho chị em phụ nữ Thời trang - Làm đẹp

Bí quyết chăm sóc sắc đẹp tự nhiên cho chị em phụ nữ

TTTĐ - Trong hành trình tìm kiếm vẻ đẹp tự nhiên và khỏe mạnh, muối hồng nổi lên như một kho báu từ lòng đất, mang đến vô vàn lợi ích tuyệt vời cho phái đẹp. Không chỉ là một loại gia vị quen thuộc, muối hồng còn là một liệu pháp chăm sóc da và sức khỏe toàn diện, được tin dùng từ xa xưa.
Phát triển công nghiệp văn hoá theo lộ trình chắc chắn, phù hợp Văn hóa

Phát triển công nghiệp văn hoá theo lộ trình chắc chắn, phù hợp

TTTĐ - Sáng 18/4, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo về “Giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hoá, khu phát triển thương mại và văn hoá” với sự tham gia của trên 120 đại biểu.
Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc Nghệ thuật

Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc

TTTĐ - Đây là một trong những nội dung được Ban Tổ chức thông tin tới cơ quan báo chí trong buổi Họp báo các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), ngày 18/4, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Hà Nội.
Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập Nghệ thuật

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập

TTTĐ - Trong khuôn khổ của tham luận Hội thảo “Các giải pháp để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội”, từ góc độ của một đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Văn h và Thể thao Hà Nội, đồng chí Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám có các ý kiến tham góp về mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Khai thác không gian cảng sông Bát Tràng thành Khu thương mại văn hoá Văn hóa

Khai thác không gian cảng sông Bát Tràng thành Khu thương mại văn hoá

TTTĐ - Không gian cảng sông Bát Tràng tạo điều kiện để các hộ kinh doanh, doanh nghiệp trong Khu phát triển thương mại văn hoá Bảo tàng sinh thái làng cổ Bát Tràng xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu gốm Bát Tràng, kể câu chuyện từ làng ra phố của Bát Tràng.
Xem thêm