Tag
Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối

Muôn mặt cuộc sống 11/10/2024 12:59
aa
TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1131/QĐ-TTg ngày 9/10/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Đồng bằng sông Hồng là vùng phát triển hiện đại, văn minh, sinh thái, thu nhập cao Thủ tướng chủ trì Hội nghị lần thứ 3 Hội đồng điều phối vùng Đồng bằng sông Hồng Thực hiện “5 tiên phong” phát huy thế mạnh Vùng đồng bằng sông Hồng
Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Các nhóm nhiệm vụ trọng tâm của Kế hoạch gồm: Phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối nội vùng, liên vùng và quốc tế; phát triển vùng đồng bằng sông Hồng đi đầu trong phát triển giáo dục - đào tạo khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số; phát huy các giá trị văn hóa cho phát triển kinh tế - xã hội; đảm bảo hệ thống đô thị vùng phát triển cân đối, bền vững, có mối liên kết chặt chẽ với khu vực nông thôn, phát triển theo hướng tăng trưởng xanh, thông minh, có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu; xử lý các vấn đề môi trường, sử dụng hiệu quả, tiết kiệm và đảm bảo an ninh nguồn nước...

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Mạng lưới giao thông đồng bộ, hiện đại, thông minh

Về phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối nội vùng, liên vùng và quốc tế: Vùng phát triển các hành lang kinh tế Bắc - Nam theo hướng cao tốc Bắc Nam phía Đông, phía Tây, quốc lộ (QL) 1 (Bắc Ninh - Hà Nội - Ninh Bình), hành lang kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, hành lang kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ (từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Kim Sơn (Ninh Bình)), hành lang QL18 (Nội Bài - Hạ Long).

Các tỉnh tập trung phát triển các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ hiện đại: Điện tử, sản xuất phần mềm, trí tuệ nhân tạo, sản xuất ô tô, công nghiệp phụ trợ, các dịch vụ thương mại, logistics, tài chính - ngân hàng, du lịch, viễn thông, y tế chuyên sâu. VÙng mở rộng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, hình thành các vùng sản xuất quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến; tập trung phát triển chuỗi sản phẩm tổng hợp về du lịch văn hóa, lịch sử, tham quan thắng cảnh, nghỉ dưỡng, giải trí biển, du lịch đô thị tại khu vực động lực du lịch Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng - Ninh Bình.

Vùng hoàn thiện mạng lưới giao thông đồng bộ, hiện đại, thông minh, ứng dụng công nghệ số để kết nối nội vùng, liên vùng và quốc tế; phát triển vận tải đa phương thức, phát huy lợi thế về cảng biển, cảng hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa và các hành lang kết nối của vùng. Các tỉnh đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành dứt điểm một số công trình hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia có tính liên kết vùng, hạ tầng số, hạ tầng đô thị, các dự án giao thông đô thị, các tuyến vành đai, các trục hướng tâm, hệ thống giao thông tĩnh. Phát triển hạ tầng đô thị của Hà Nội: Đường sắt đô thị, không gian ngầm, giải quyết dứt điểm tình trạng tắc nghẽn giao thông, úng ngập.

Kế hoạch yêu cầu tập trung đầu tư hạ tầng viễn thông, hạ tầng số hiện đại, an toàn, nhất là hạ tầng viễn thông băng rộng, điện toán đám mây, IoT…; đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư các công trình văn hóa, thể thao, du lịch. Các tỉnh chú trọng đầu tư các công trình thu gom, xử lý rác thải, nước thải, chống ngập, nhất là tại Hà Nội, các đô thị lớn; phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; cải tạo, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi, đê sông, đê biển, nhất là các tuyến đê cấp III, cấp đặc biệt thuộc hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình; chú trọng đầu tư các công trình phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Vùng hình thành các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ thông tin tập trung, khu thương mại tự do trên cơ sở hoàn thiện chính sách, mô hình phát triển và quản lý nhằm tạo đột phá trong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng của vùng; xây dựng kết cấu hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu thương mại tự do đồng bộ, hiện đại, gắn với các hành lang liên kết quốc tế, liên kết vùng, có sức hấp dẫn đầu tư, có tính cạnh tranh quốc tế.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Hình thành và phát triển đồng bộ hệ thống giáo dục - đào tạo

Về phát triển vùng đồng bằng sông Hồng đi đầu trong phát triển giáo dục - đào tạo khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số: Vùng hình thành và phát triển đồng bộ hệ thống giáo dục - đào tạo từ mầm non đến đại học theo hướng hiện đại, hội nhập, hiệu quả, công bằng, minh bạch.

Vùng đồng bằng sông Hồng sẽ trở thành trung tâm giáo dục - đào tạo chất lượng cao của quốc gia, khu vực và quốc tế; nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp theo hướng mở, linh hoạt nhằm phát triển nhanh, toàn diện đội ngũ nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao, đội ngũ lao động lành nghề đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và hội nhập quốc tế.

Vùng xây dựng và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống đổi mới sáng tạo, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; tăng cường tiềm lực của hệ thống trung tâm đổi mới sáng tạo, trung tâm khởi nghiệp sáng tạo vùng, địa phương để hỗ trợ, thúc đẩy hoạt động chuyển giao công nghệ, đổi mới sáng tạo.

Vùng hình thành và phát triển trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia tại Hà Nội và các tỉnh, thành phố trong vùng; hình thành các cụm liên kết đổi mới sáng tạo trên cơ sở liên kết các tổ chức khoa học và công nghệ với các khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trung tâm tài chính, quỹ đầu tư mạo hiểm, trường đại học, viện nghiên cứu.

Các tỉnh thu hút đầu tư vào khu kinh tế, khu công nghiệp, có chọn lọc, phù hợp với yêu cầu, tiềm năng phát triển của vùng và của các địa phương trong vùng; ưu tiên dự án đầu tư có công nghệ hiện đại, có hợp tác chuyển giao công nghệ, đảm bảo chất lượng, hiệu quả sử dụng tài nguyên và lao động, có giá trị gia tăng cao và tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, thích ứng với Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Phát triển mạnh công nghiệp văn hóa

Về phát huy các giá trị văn hóa cho phát triển kinh tế - xã hội, vùng tập trung bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa, nhất là di tích lịch sử - văn hoá quốc gia trước những tác động, ảnh hưởng bởi các hoạt động kinh tế khác như các di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh gắn liền với các triều đại Đinh, Lý, Trần… trong quá trình đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc và các khu di tích quốc gia, đền, chùa; rà soát, phục dựng, trùng tu, tôn tạo, bảo tồn và phát huy các giá trị, di tích lịch sử, di sản văn hóa của các địa phương.

Vùng đẩy mạnh liên kết giữa các lĩnh vực văn hóa nhằm tận dụng, khai thác có hiệu quả các nguồn lực sẵn có đồng thời đáp ứng nhu cầu đa dạng cho phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương trong vùng; phát huy vai trò kết nối của trung tâm quốc gia - Hà Nội, trung tâm vùng trong hoạt động văn hóa; phát triển mạnh công nghiệp văn hóa trên cơ sở khai thác và phát huy các giá trị lịch sử, truyền thống.

Các tỉnh chú trọng liên kết phát triển văn hóa của vùng đồng bằng sông Hồng với các vùng khác trong cả nước gắn với hình thành và phát triển các hành lang kinh tế kết nối với các trung tâm động lực của các tỉnh trong vùng với các vùng khác; hình thành liên kết vùng kết nối các công trình di sản văn hóa, tâm linh dọc sông Hồng theo trục Thăng Long - Phố Hiến - Tam Chúc - Bái Đính - Chùa Hương, gắn với hạ tầng giao thông kết nối vùng Hà Nội - Hưng Yên - Hà Nam - Ninh Bình.

Ảnh minh hoạ
Ảnh minh hoạ

Chú trọng phát triển các đô thị hai bên bờ sông Hồng

Đảm bảo hệ thống đô thị vùng phát triển cân đối, bền vững, có mối liên kết chặt chẽ với khu vực nông thôn, phát triển theo hướng tăng trưởng xanh, thông minh, có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, vùng tập trung phát triển hệ thống đô thị trong vùng hiện đại, thông minh, bền vững, theo mạng lưới và thích ứng với biến đổi khí hậu; phân bổ hợp lý, bảo đảm đồng bộ, thống nhất để vùng đồng bằng sông Hồng trở thành vùng đô thị lớn, có tỷ lệ đô thị hóa cao và chất lượng sống tốt.

Vùng lấy định hướng phát triển giao thông công cộng làm cơ sở quy hoạch đô thị (theo mô hình TOD); chú trọng phát triển các đô thị hai bên bờ sông Hồng và các sông lớn trong vùng, đáp ứng yêu cầu thoát lũ, phòng, chống thiên tai, khai thác, sử dụng hiệu quả không gian, quỹ đất.

Việc phát triển các trung tâm hành chính tỉnh, thành phố để tăng cường liên kết, hình thành các chuỗi đô thị, đẩy mạnh tốc độ đô thị hóa.

Vùng thực hiện đồng bộ các chính sách, đầu tư các công trình hạ tầng đô thị giảm tải ùn tắc, chống ngập cho các đô thị lớn (nhất là các thành phố Hà Nội, Hải Phòng), thúc đẩy phát triển các đô thị vệ tinh; tiếp tục thực hiện di dời trường đại học, bệnh viện ra khỏi trung tâm Thủ đô Hà Nội; có chính sách đủ mạnh đảm bảo đẩy nhanh tiến độ phát triển nhà xã hội cho người có thu nhập thấp, nhà ở trong khu công nghiệp cho người lao động và xây dựng các thiết chế văn hóa, nhất là cho công nhân, người lao động làm việc trong khu công nghiệp...

Đọc thêm

Ủng hộ Quỹ "Vì biển, đảo Việt Nam", bảo vệ chủ quyền Tổ quốc Muôn mặt cuộc sống

Ủng hộ Quỹ "Vì biển, đảo Việt Nam", bảo vệ chủ quyền Tổ quốc

TTTĐ - Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam TP Hà Nội vừa phát đi Lời kêu gọi ủng hộ Quỹ "Vì biển, đảo Việt Nam" năm 2025
Đồng Nai "bứt phá" ngoạn mục trong cải cách hành chính năm 2024 Muôn mặt cuộc sống

Đồng Nai "bứt phá" ngoạn mục trong cải cách hành chính năm 2024

TTTĐ - Năm 2024, Chỉ số cải cách hành chính công của tỉnh Đồng Nai đã vươn lên vị trí thứ 8 trên cả nước với 90,69 điểm, tăng 24 bậc so với năm 2023.
Quảng Ninh sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã Xã hội

Quảng Ninh sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã

TTTĐ - Theo phương án đề xuất Trung ương, toàn tỉnh Quảng Ninh sẽ sắp xếp 171 đơn vị hành chính cấp xã thành 51 đơn vị. Sau sắp xếp, Quảng Ninh sẽ có 27 phường, 21 xã và 3 đặc khu.
Vững mái ấm, trọn nghĩa tình nơi rẻo cao Văn Yên Muôn mặt cuộc sống

Vững mái ấm, trọn nghĩa tình nơi rẻo cao Văn Yên

TTTĐ - Hoà chung trong không khí cả nước đón chào kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); kỷ niệm 135 năm Ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), chiều 15/4, đoàn công tác của Báo Tuổi trẻ Thủ đô tổ chức bàn giao kinh phí hỗ trợ xoá nhà tạm, nhà dột nát tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái với tổng trị giá 200 triệu đồng.
Kon Tum và Quảng Ngãi họp bàn sáp nhập đơn vị hành chính Muôn mặt cuộc sống

Kon Tum và Quảng Ngãi họp bàn sáp nhập đơn vị hành chính

TTTĐ - Sáng 15/4, tại Kon Tum, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Kon Tum, nhằm triển khai một số nội dung liên quan đến sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh theo chỉ đạo của Trung ương.
Kon Tum: Đang trú mưa, 7 người bị sét đánh Xã hội

Kon Tum: Đang trú mưa, 7 người bị sét đánh

TTTĐ - Trong lúc đang làm rẫy, 7 người dân tại thôn Tà Pók, xã Đăk Nông (huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum) đã bị sét đánh khi đang trú mưa khiến 1 nạn nhân tử vong tại chỗ.
Trả kết quả thủ tục hành chính tận nhà cho bệnh nhân ung thư Muôn mặt cuộc sống

Trả kết quả thủ tục hành chính tận nhà cho bệnh nhân ung thư

TTTĐ - Nhận thấy người dân tới làm thủ tục hành chính có biểu hiện sức khoẻ yếu, các cán bộ Chi nhánh số 01 - Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội đã chủ động ưu tiên tiếp nhận hồ sơ và trao trả kết quả tận nhà. Đây là hành động cụ thể hoá mục tiêu "tận tâm phục vụ" của Trung tâm Phục vụ hành chính công TP Hà Nội.
Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh chúc Tết cổ truyền Lào và Campuchia Muôn mặt cuộc sống

Lãnh đạo TP Hồ Chí Minh chúc Tết cổ truyền Lào và Campuchia

TTTĐ - Tối 14/4, lãnh đạo TP Hồ Chí Minh đã có buổi gặp gỡ sinh viên Lào và sinh viên Campuchia đang học tập tại thành phố nhân dịp Tết cổ truyền Bunpimay (Lào) và Tết cổ truyền Chol Chnam Thmey (Campuchia) năm 2025.
Thông qua 7 mẫu thiết kế xóa nhà tạm, dột nát ở Đà Nẵng Xã hội

Thông qua 7 mẫu thiết kế xóa nhà tạm, dột nát ở Đà Nẵng

TTTĐ - Mẫu nhà thiết kế xóa nhà tạm, dột nát được nghiên cứu đề xuất có các tiêu chí đặc thù theo hướng cao hơn tiêu chuẩn Trung ương nhưng vẫn phù hợp với điều kiện sống thực tế của thành phố và từng địa phương.
Quảng Nam: Đẩy nhanh việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã Xã hội

Quảng Nam: Đẩy nhanh việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

TTTĐ - Nhằm đẩy nhanh tiến độ sắp xếp đơn vị hành chính các cấp, tỉnh Quảng Nam đã yêu cầu hoàn thành việc lấy ý kiến cử tri về cả đề án sáp nhập tỉnh với TP Đà Nẵng và đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trước ngày 20/4.
Xem thêm