Tag

Phát triển công nghiệp văn hóa, triển vọng từ nguồn lực nội sinh

Văn hóa 02/11/2021 09:37
aa
TTTĐ - Ngày 30/10/2019, Hà Nội được vinh danh là thành viên “Mạng lưới các thành phố sáng tạo” của UNESCO. Sự kiện này đã giúp xác lập mục tiêu phát triển văn hóa mới, truyền cảm hứng sáng tạo và định vị thương hiệu cho Hà Nội trên trường quốc tế; Đồng thời khơi dậy và thôi thúc thành phố đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa; Tạo nền tảng vững chắc, động lực quan trọng thúc đẩy xây dựng “Thành phố sáng tạo” thời gian tới.
Phát triển công nghiệp văn hóa, bảo tồn di sản và xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh Phát triển công nghiệp văn hóa Hà Nội - nhìn thẳng vào hạn chế để tìm ra giải pháp đột phá Hà Nội: Bí thư các quận, huyện hiến kế để phát triển công nghiệp văn hóa Khai thác sức sáng tạo của giới trẻ trong phát triển công nghiệp văn hóa

Với quyết tâm tạo nên bước đột phá mới, Hà Nội đang nỗ lực tìm giải pháp khơi dậy “làn sóng” công nghiệp văn hóa ở thị trường nội địa và từng bước vươn ra thị trường thế giới trong thời gian tới.

Bài 1: Nhận diện tiềm năng và thách thức

Qua nhiều nhiệm kỳ, Hà Nội đúc kết quan điểm “Văn hóa không chỉ là mục tiêu, động lực mà còn là sức mạnh nội sinh, nguồn lực quan trọng phát triển bền vững Thủ đô” trong bối cảnh hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa.

Từ nhận thức đó, thành phố thận trọng nhận diện những tiềm năng, thế mạnh cũng như các thách thức trong phát triển ngành công nghiệp văn hóa - vốn đang bị lãng quên.

"Con gà đẻ trứng vàng"

Theo thống kê của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) công bố năm 2017, doanh thu của ngành công nghiệp văn hóa và sáng tạo toàn cầu là 2,25 nghìn tỷ USD, thu hút lực lượng lao động nhiều hơn cả ngành công nghiệp xe hơi của Châu Âu, Nhật Bản và Hoa Kỳ cộng lại (29,5 triệu việc làm so với 25 triệu). Trong đó, tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, doanh thu của ngành này là 743 tỷ USD và tạo việc làm cho 12,7 triệu lao động.

Ở phạm vi hẹp hơn, tầm quốc gia, tại Anh, công nghiệp văn hóa tạo ra thu nhập khoảng 112,5 tỷ bảng/năm, đóng góp 5% GDP, chiếm 10 - 15% thị phần công nghiệp văn hóa thế giới. Tại Đức, báo cáo năm 2019, một năm trước đại dịch Covid-19, cho thấy, ngành này mang về tổng doanh thu 174,1 tỷ euro và tạo việc làm cho khoảng 1,8 triệu người, trong đó, doanh thu cao nhất đến từ mảng phần mềm/trò chơi với hơn 50 tỷ euro.

Ở Ấn Độ, doanh thu từ điện ảnh là 3,6 tỷ USD, trong khi tại Nhật Bản, công nghiệp văn hóa chiếm khoảng 7% doanh thu nền kinh tế, trong đó, thị trường truyện tranh và tạp chí hằng năm mang về khoảng 3,2 tỷ USD.

Hàn Quốc là một trong các quốc gia có ngành công nghiệp văn hóa phát triển mạnh mẽ
Hàn Quốc là một trong các quốc gia có ngành công nghiệp văn hóa phát triển mạnh mẽ

Tại Hàn Quốc, công nghiệp văn hóa được đánh giá cao nhất ở việc đưa lại hiệu quả gián tiếp, hay còn gọi là “hiệu quả lan tỏa”, đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế. Nghiên cứu cho thấy, nếu kim ngạch xuất khẩu sản phẩm văn hóa Hàn Quốc tăng 100 USD thì kéo theo kim ngạch xuất khẩu hàng tiêu dùng của Hàn Quốc tăng 412 USD. Xuất khẩu chương trình truyền hình và xuất khẩu phim là hai lĩnh vực quan trọng trong việc thúc đẩy xuất khẩu trang phục và thực phẩm gia công. Kim ngạch xuất khẩu chương trình truyền hình tăng 100 USD kéo theo kim ngạch xuất khẩu thực phẩm gia công tăng 64 USD. Còn kim ngạch xuất khẩu phim tăng 100USD kéo theo kim ngạch xuất khẩu trang phục tăng 87 USD.

Những con số trên đủ khẳng định, ngành công nghiệp văn hoá - đang là “con gà đẻ trứng vàng” tại nhiều quốc gia và dịch vụ, sản phẩm văn hóa của họ nở rộ, xuất khẩu đi khắp nơi.

Trong khi đó, tại Việt Nam, ước tính, ngành này đang chiếm khoảng 3% GDP của cả nước. Với Hà Nội, con số này cao hơn một chút, đạt khoảng 3,7% GRDP.

Nói vậy không có nghĩa là Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng không có thế mạnh để phát triển công nghiệp văn hóa. Ngược lại, Hà Nội không thiếu nguồn lực để tạo thương hiệu riêng, đặc biệt là 5.922 di tích lịch sử - văn hóa; 1.793 di sản văn hóa phi vật thể; 1.350 làng nghề; 1.173 lễ hội mới và sự kiện văn hóa, nghệ thuật; 115 không gian sáng tạo đa lĩnh vực... Còn về bề dày lịch sử, Hà Nội là vùng đất hội nhập và hội tụ những giá trị văn hóa ngàn năm.

Hà Nội phát triển công nghiệp văn hóa, bắt “gà đẻ trứng vàng”
Hoàn Kiếm là một trong số ít những địa phương phát huy bước đầu thế mạnh văn hóa để phát triển từ không gian Phố đi bộ Hoàn Kiếm

Trên thực tế, nhiều năm qua, một số địa phương của Hà Nội đã tận dụng và phát huy bước đầu các thế mạnh về văn hóa để phát triển. Lấy ví dụ nhỏ từ quận Hoàn Kiếm, nơi được coi là vùng lõi của đô thị Hà Nội, trung tâm tiếp cận văn hóa nhiều địa phương, văn hóa quốc tế: Nếu năm 2015 doanh thu của quận đạt khoảng 4.200 tỷ đồng thì năm 2020 tăng lên gần 2,5 lần, trong đó nguồn thu không nhỏ từ hoạt động văn hóa do tổ chức sự kiện văn hóa đem lại.

Cụ thể năm 2014, quận Hoàn Kiếm có phố đi bộ, năm 2016 tổ chức không gian đi bộ, bên cạnh đó là hệ thống nhà hàng dịch vụ, khách sạn vừa ổn định nguồn thu cho quận, tạo điều kiện để gắn kết nghệ sĩ, nghệ nhân. Hoàn Kiếm cũng là một trong những nơi tiên phong và chú trọng phát triển không gian văn hóa, không gian cộng đồng hiệu quả.

Nhiều thách thức với Hà Nội

Rõ ràng, chúng ta hoàn toàn có thể lạc quan về khả năng "hái ra tiền" từ văn hóa Hà Nội. Có điều, tiềm năng ấy vẫn đang “ngủ vùi” và để đưa văn hóa thành một ngành công nghiệp phát triển thì còn phải vượt qua nhiều thách thức.

Hà Nội phát triển công nghiệp văn hóa, bắt “gà đẻ trứng vàng”
Hà Nội sở hữu rất nhiều tiềm năng nhưng lại thiếu hụt các điều kiện để phát triển (Ảnh minh họa)

Thẳng thắn nhìn nhận việc hiện thực hóa phát triển văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Trưởng ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Bùi Huyền Mai cho rằng, còn nhiều khó khăn, thách thức: Từ vấn đề toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; Bối cảnh của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư; Quá trình đô thị hoá nhanh… Cho đến tình trạng vi phạm bản quyền ở nhiều lĩnh vực sáng tạo còn diễn ra…

Trong khi đó, Hà Nội đang thiếu hụt các điều kiện để phát triển; Chất lượng nguồn nhân lực trong các tổ chức văn hóa nghệ thuật còn hạn chế; Thiếu cơ chế phối hợp giữa các ngành, lĩnh vực và các địa phương trong việc phát triển công nghiệp văn hóa…

TS Lê Thị Minh Lý, Ủy viên Hội đồng Di sản văn hóa Quốc gia đánh giá, Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn trong việc định hướng phát triển, thiết kế mẫu mã chưa mang tính ứng dụng cao, việc quảng bá sản phẩm còn manh mún, hầu hết do các nghệ nhân tự thực hiện… TP cũng chưa có một môi trường văn hóa chất lượng, ngược lại bị bó hẹp, đóng khuôn. Người làm văn hóa nhiều sức sáng tạo nhưng yếu về kinh doanh, trong khi nhà đầu tư và người tâm huyết trong lĩnh vực này chưa "gặp nhau"...

So sánh Hà Nội với Thành phố Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa, các chuyên gia thẳng thắn thừa nhận Hà Nội còn chậm và chưa chuyên nghiệp, cũng như chưa quan tâm hỗ trợ nghệ nhân, nghệ sĩ. “Công nghiệp văn hóa Hà Nội vẫn đang đi sau, chưa được đẩy lên thành thị trường, thiếu cơ chế chính sách thu hút đầu tư xã hội hóa cho văn hóa”, TS Lê Thị Minh Lý nhận định.

(Còn nữa)

Đọc thêm

Độc đáo bộ sưu tập áo dài "Sen Việt" Thời trang - Làm đẹp

Độc đáo bộ sưu tập áo dài "Sen Việt"

TTTĐ - Bộ sưu tập áo dài "Sen Việt" của nhà thiết kế Đức Minh rực rỡ sắc màu, tôn lên vẻ đẹp, sự tự tin tỏa sáng và khí chất của người phụ nữ Việt. Ở đó có sự hài hòa giữa truyền thống và sự hiện đại, năng động trong thời hội nhập của phái đẹp.
Dấu ấn thời gian tại những buổi triển lãm mừng đại lễ 30/4 Nghệ thuật

Dấu ấn thời gian tại những buổi triển lãm mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, TP Hồ Chí Minh đã tổ chức nhiều buổi triển lãm chuyên đề, qua đó giúp hun đúc tinh thần yêu nước và lòng biết ơn tới bậc cha ông.
Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025 Văn học

Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025

TTTĐ - Chiều 18/4, tại TP Vinh, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức lễ phát động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4) và Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Nghệ An năm 2025.
Những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn Nghệ thuật

Những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn

TTTĐ - Với hệ thống chương trình phong phú, được đầu tư công phu cả về nội dung, kỹ thuật và hình thức thể hiện, Đài Truyền hình Việt Nam gửi tới khán giả cả nước những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Mỗi chương trình không chỉ là lời tri ân, trân trọng giá trị lịch sử mà còn là nhịp cầu nối những thế hệ, thắp lên niềm tự hào dân tộc và khát vọng dựng xây một tương lai Việt Nam rạng rỡ.
Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội Văn học

Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội

TTTĐ - Sáng 18/4, UBND quận Hoàn Kiếm khai mạc chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy" tại Phố sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, quận Hoàn Kiếm). Với nhiều hoạt động hấp dẫn và bổ ích, hoạt động mang đến cho Nhân dân Thủ đô không gian phát triển văn hóa đọc lý tưởng.
Bí quyết chăm sóc sắc đẹp tự nhiên cho chị em phụ nữ Thời trang - Làm đẹp

Bí quyết chăm sóc sắc đẹp tự nhiên cho chị em phụ nữ

TTTĐ - Trong hành trình tìm kiếm vẻ đẹp tự nhiên và khỏe mạnh, muối hồng nổi lên như một kho báu từ lòng đất, mang đến vô vàn lợi ích tuyệt vời cho phái đẹp. Không chỉ là một loại gia vị quen thuộc, muối hồng còn là một liệu pháp chăm sóc da và sức khỏe toàn diện, được tin dùng từ xa xưa.
Phát triển công nghiệp văn hoá theo lộ trình chắc chắn, phù hợp Văn hóa

Phát triển công nghiệp văn hoá theo lộ trình chắc chắn, phù hợp

TTTĐ - Sáng 18/4, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội thảo về “Giải pháp tổ chức và hoạt động của trung tâm công nghiệp văn hoá, khu phát triển thương mại và văn hoá” với sự tham gia của trên 120 đại biểu.
Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc Nghệ thuật

Nhiều nghệ sĩ trẻ truyền cảm hứng yêu nước, tự hào dân tộc

TTTĐ - Đây là một trong những nội dung được Ban Tổ chức thông tin tới cơ quan báo chí trong buổi Họp báo các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), ngày 18/4, do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức tại Hà Nội.
Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập Nghệ thuật

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập

TTTĐ - Trong khuôn khổ của tham luận Hội thảo “Các giải pháp để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội”, từ góc độ của một đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Văn h và Thể thao Hà Nội, đồng chí Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám có các ý kiến tham góp về mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Khai thác không gian cảng sông Bát Tràng thành Khu thương mại văn hoá Văn hóa

Khai thác không gian cảng sông Bát Tràng thành Khu thương mại văn hoá

TTTĐ - Không gian cảng sông Bát Tràng tạo điều kiện để các hộ kinh doanh, doanh nghiệp trong Khu phát triển thương mại văn hoá Bảo tàng sinh thái làng cổ Bát Tràng xúc tiến thương mại và quảng bá thương hiệu gốm Bát Tràng, kể câu chuyện từ làng ra phố của Bát Tràng.
Xem thêm