Tag

Phát triển an sinh xã hội ưu tiên toàn diện, bền vững

Muôn mặt cuộc sống 28/01/2025 08:00
aa
TTTĐ - Thời gian qua, phát triển an sinh xã hội là một ưu tiên hàng đầu của chính quyền Hà Nội. Các chỉ tiêu, kế hoạch đề ra trong năm về lao động, người có công và xã hội cơ bản đều hoàn thành, có nhiều chỉ tiêu đã hoàn thành xuất sắc vượt mức đề ra.
Doanh nghiệp chung tay cùng MTTQ đảm bảo an sinh xã hội Mạo danh cơ quan an sinh xã hội để lừa đảo Sát cánh cùng người nông dân vượt qua gian khó

Hết năm 2024, Hà Nội không còn hộ nghèo

Những năm qua, Hà Nội đã triển khai nhiều chương trình hỗ trợ người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, các đối tượng dễ bị tổn thương. Các chính sách như trợ cấp xã hội, hỗ trợ nhà ở, đào tạo nghề đã được thực hiện nhằm tạo điều kiện cho người dân có cơ hội phát triển kinh tế bền vững.

Phát triển an sinh xã hội ưu tiên toàn diện, bền vững
Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh thăm, tặng quà thương binh, người có công tại Trung tâm Nuôi dưỡng và điều dưỡng người có công Hà Nội

Bên cạnh hỗ trợ sinh kế, việc xóa nhà tạm, nhà xuống cấp cho các hộ nghèo, cận nghèo là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Theo đó, ngay từ đầu năm, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội đã ban hành Kế hoạch liên tịch số 24/KH-UBND-UBMTTQ về việc hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn thành phố, bảo đảm các hộ có nhà ở an toàn, ổn định, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm nghèo bền vững. Qua rà soát, địa bàn 15 huyện, thị xã có hơn 700 hộ khó khăn về nhà ở không có điều kiện xây mới và sửa chữa…

Cụ thể hóa mục tiêu này, MTTQ Việt Nam thành phố Hà Nội xây dựng mức kinh phí hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo là 100 triệu đồng/nhà. Mức kinh phí hỗ trợ sửa chữa nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo là 60 triệu đồng/nhà. Thành phố xác định đây là bước tạo đà cho việc vận động họ hàng, người dân địa phương hỗ trợ gia đình khó khăn về nhà ở. Đúng dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô, 714 ngôi nhà đã hoàn thành sửa chữa hoặc xây mới, đạt 100% kế hoạch đề ra.

Hà Nội luôn coi trọng công tác “đền ơn, đáp nghĩa”
Hà Nội luôn coi trọng công tác “đền ơn, đáp nghĩa”

Đến hết năm 2024, Hà Nội không còn hộ nghèo, chỉ còn 890 hộ cận nghèo, vượt gần 2 lần chỉ tiêu kế hoạch đề ra từ đầu năm. Tỷ lệ hộ nghèo toàn thành phố cuối năm 2024 là 0% theo chuẩn nghèo của thành phố, chỉ tiêu về giảm nghèo đã về đích trước 1 năm kế hoạch đề ra giai đoạn 2021 - 2025.

Dự kiến trong năm 2025, Hà Nội tiếp tục rà soát để nâng cấp, sửa chữa nhà hư hỏng, để không còn hộ phải ở trong nhà dột nát; bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn.

Chi trả trợ cấp hơn 80.000 lượt người/tháng

Năm qua, thành phố cũng chú trọng cải thiện hệ thống y tế, giáo dục và bảo vệ môi trường, góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết, văn minh. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm tỷ lệ hộ nghèo mà còn nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng trong việc chăm lo, tạo nên một xã hội phát triển toàn diện, bền vững.

Năm 2024, công tác đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội tiếp tục được quan tâm thực hiện. Theo Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội Đinh Hồng Phong, trong thời gian qua, việc thực hiện Pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng trên địa bàn Hà Nội đã được triển khai tích cực và đồng bộ; cơ bản góp phần thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công.

Phát triển an sinh xã hội ưu tiên toàn diện, bền vững
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Văn Phong đã thăm, tặng quà gia đình chính sách tại huyện Thạch Thất

Giai đoạn 2022 - 2024, thành phố đã xem xét, công nhận mới và thực hiện chính sách ưu đãi đối với 4.324 hồ sơ người có công và thân nhân người có công với cách mạng. Năm 2022, thực hiện điều chỉnh chế độ trợ cấp thờ cúng liệt sĩ theo Nghị định số 75/2021/NĐ-CP đối với trên 54.000 trường hợp. Hằng tháng, thực hiện chi trả trợ cấp hơn 80.000 lượt người, kinh phí chi trả trợ cấp hằng năm là hơn 2.000 tỷ đồng.

Thực hiện chính sách bảo hiểm y tế cho người có công và thân nhân người có công trung bình hàng năm cho khoảng 110.000 đối tượng đang hưởng thẻ bảo hiểm y tế. Công tác chăm sóc sức khỏe đối với người có công được quan tâm chú trọng. Đến nay, Hà Nội đang quản lý gần 800.000 hồ sơ người có công và các đối tượng khác do ngành quản lý; trong đó, thực hiện chi trả trợ cấp ưu đãi hàng tháng cho trên 79.000 lượt người có công.

"Lãnh đạo thành phố Hà Nội luôn đặc biệt quan tâm chăm lo chu đáo việc thực hiện chính sách và chăm lo đời sống người có công. Đặc biệt, với vị thế là Thủ đô của cả nước, ngoài việc thực hiện theo quy định chung của Trung ương, Hà Nội luôn có các chính sách đặc thù", Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội nhấn mạnh.

Cũng theo Phó Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội Đinh Hồng Phong, trong giai đoạn 2022-2024, các chỉ tiêu phong trào"Đền ơn đáp nghĩa" đều hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch đề ra, 100% số xã, phường, thị trấn làm tốt công tác công tác đền ơn đáp nghĩa. Vận động Quỹ "Đền ơn, đáp nghĩa" toàn thành phố đạt trên 123,1 tỷ đồng. Thành phố tặng 10.397 sổ tiết kiệm "Tình nghĩa" với kinh phí trên 21,8 tỷ đồng; tu sửa nâng cấp 284 công trình ghi công liệt sĩ với kinh phí trên 392,1 tỷ đồng.

Thành phố cũng quan tâm chi trả bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp. Năm 2024, bao phủ bảo hiểm y tế đạt 94,5% dân số; tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc đạt 45% số người trong độ tuổi lao động. Số người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đạt 2,5%; số người tham gia bảo hiểm thất nghiệp đạt 40% lực lượng lao động.

Đáng chú ý, công tác hỗ trợ đột xuất được tham mưu thực hiện kịp thời, góp phần làm dịu những mất mát rủi ro mang lại đối với người dân. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được quan tâm, chăm lo chu đáo. Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội đã vận động được 297 đơn vị, cá nhân tài trợ nguồn lực cho Quỹ Bảo trợ trẻ em thành phố với số tiền gần 9,6 tỷ đồng; đã thực hiện hỗ trợ cho 6.012 lượt trẻ em với kinh phí trên 10 tỷ đồng…

Dành hơn 1,1 triệu suất quà Tết tặng các đối tượng chính sách

Những ngày này, Hà Nội đang tích cực chuẩn bị các phương án chăm lo, thực hiện chế độ chính sách đối với người có công, người nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, người lao động dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.

Phát triển an sinh xã hội ưu tiên toàn diện, bền vững
TP Hà Nội tổ chức khởi công xây dựng mới nhà ở cho hộ nghèo, hộ cận nghèo

Ngay từ trung tuần tháng 11/2024, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 276-KH/TU lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức các hoạt động Tết Dương lịch 2025 và Tết Nguyên đán Ất Tỵ của thành phố.

UBND thành phố Hà Nội cũng đã ban hành Kế hoạch số 347/KH-UBND ngày 2/12/2024 về việc tặng quà tới các đối tượng hưởng chính sách, người có công; người đang hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng; hộ nghèo; hộ cận nghèo; đối tượng bảo trợ xã hội; người cao tuổi; công nhân viên chức lao động có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; nữ cựu thanh niên xung phong có hoàn cảnh khó khăn; thăm hỏi tặng quà các tổ chức, cá nhân tiêu biểu, đơn vị thực hiện chính sách nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Theo đó, tổng số quà tặng dự kiến là 1.109.408 suất, với tổng kinh phí dự kiến là trên 567 tỷ đồng.

Mục tiêu đặt ra là nhằm tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp đối với công tác chăm lo Tết, quan tâm nhiều hơn đến đời sống, vật chất tinh thần người hưởng chính sách, bảo đảm chính sách an sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô.

Ngoài ra, các cấp, ngành sẽ vận động thêm từ nguồn xã hội hóa để bổ sung các suất quà tặng nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025. Đây là nguồn lực quan trọng để chăm lo cuộc sống cho Nhân dân trong dịp Tết. Trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, nguồn xã hội hóa chiếm khoảng 1/4 tổng kinh phí quà tặng.

Theo Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội Bạch Liên Hương thành phố đã và đang tập trung thực hiện tốt việc thăm hỏi, tặng quà bảo đảm đúng đối tượng, đầy đủ chính sách, kịp thời, công khai. Theo kế hoạch, UBND thành phố đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, các tổ chức chính trị - xã hội thành phố và yêu cầu các ban, Sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã có báo cáo kết quả thực hiện thăm tặng quà Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội trước ngày 20/1/2025 để tổng hợp, báo cáo UBND thành phố.

Ngoài kinh phí từ nguồn ngân sách, UBND thành phố Hà Nội đã giao UBND các quận, huyện, thị xã, thủ trưởng các đơn vị liên quan căn cứ vào các nguồn quyên tặng, nguồn được phép huy động khác phù hợp với khả năng của cơ quan, đơn vị để quyết định các mức trợ cấp, mức tặng quà và tổ chức trợ cấp khó khăn đối với các đối tượng nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025.

Việc huy động tối đa các nguồn lực xã hội với nhiều hình thức đa dạng, phong phú chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả thiết thực, nhằm chăm lo tốt hơn đối với đối tượng có hoàn cảnh khó khăn, bảo đảm mọi người dân đều có Tết.

Đọc thêm

Miễn phí tuyến xe điện mới cho du khách tại Cát Bà từ ngày 18/4 Muôn mặt cuộc sống

Miễn phí tuyến xe điện mới cho du khách tại Cát Bà từ ngày 18/4

TTTĐ - Từ ngày 18/4/2025, Tập đoàn Sun Group đưa vào vận hành thử nghiệm hệ thống giao thông công cộng hiện đại đón du khách từ ga đi cáp treo Phù Long đến Vịnh trung tâm Xanh Island. Hệ thống xe điện, xe buggy điện không chỉ giải quyết bài toán giao thông trên đảo mà còn từng bước xác lập và củng cố hình ảnh đảo ngọc xanh, sinh thái, không khí thải carbon.
Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại KCN Đất Cuốc Muôn mặt cuộc sống

Khẩn trương làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn lao động nghiêm trọng tại KCN Đất Cuốc

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Công điện số 42/CĐ-TTg ngày 18/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về vụ tai nạn lao động nghiêm trọng xảy ra tại khu công nghiệp Đất Cuốc, huyện Bắc Tân Uyên, tỉnh Bình Dương.
Công an Hà Nội "truyền lửa" cho thế hệ trẻ Muôn mặt cuộc sống

Công an Hà Nội "truyền lửa" cho thế hệ trẻ

TTTĐ - Sáng 18/4, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Công an TP Hà Nội tổ chức Hội nghị gặp mặt các cán bộ, chiến sĩ từng chi viện chiến trường miền Nam trong kháng chiến chống Mỹ.
Thanh niên nhặt được 150 triệu đồng, trả người đánh mất Muôn mặt cuộc sống

Thanh niên nhặt được 150 triệu đồng, trả người đánh mất

TTTĐ - Sáng 18/4, anh Nguyễn Tiến Tùng (sinh năm 1993, trú tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, Hà Nội), trên đường đi làm qua địa bàn xã Văn Bình, huyện Thường Tín, đã phát hiện một chiếc túi nilon màu xanh bị rơi trên đường liên thôn có đựng số tài sản giá trị lớn.
HĐND TP Hồ Chí Minh bàn quyết sách về sắp xếp bộ máy Muôn mặt cuộc sống

HĐND TP Hồ Chí Minh bàn quyết sách về sắp xếp bộ máy

TTTĐ - Sáng nay (18/4), Kỳ họp thứ 22 HĐND TP Hồ Chí Minh khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 diễn ra để thảo luận về sắp xếp tổ chức bộ máy, đầu tư công cùng nhiều vấn đề quan trọng khác.
Phát động Tháng Công nhân năm 2025 Muôn mặt cuộc sống

Phát động Tháng Công nhân năm 2025

TTTĐ - Ngày 18/4, tại Vườn hoa Phùng Khắc Khoan (thị trấn Liên Quan, huyện Thạch Thất), UBND thành phố Hà Nội phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Hà Nội tổ chức Lễ phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) và Tháng Công nhân năm 2025.
Lấy ý kiến Nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã Muôn mặt cuộc sống

Lấy ý kiến Nhân dân về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã

TTTĐ - Ngày 17/4, UBND thành phố Hà Nội ban hành Hướng dẫn số 02/HD-UBND tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và thông qua HĐND các cấp về sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cần Thơ dự kiến còn 32 phường, xã và 11 trụ sở quận, huyện Muôn mặt cuộc sống

Cần Thơ dự kiến còn 32 phường, xã và 11 trụ sở quận, huyện

TTTĐ - Sở Nội vụ thành phố Cần Thơ vừa cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí về nội dung thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã. Theo đó, thành phố sau sắp xếp còn 32 phường, xã và nhiều nơi sẽ sử dụng trụ sở quận, huyện.
Quảng Trị lấy ý kiến cử tri đề án hợp nhất tỉnh Quảng Bình Xã hội

Quảng Trị lấy ý kiến cử tri đề án hợp nhất tỉnh Quảng Bình

TTTĐ - Quảng Trị sẽ cung cấp bản tóm tắt đề án hợp nhất tỉnh Quảng Bình với tỉnh Quảng Trị để lấy ý kiến của cử tri theo chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.
Lâm Đồng lấy ý kiến cử tri về đề án sáp nhập tỉnh Muôn mặt cuộc sống

Lâm Đồng lấy ý kiến cử tri về đề án sáp nhập tỉnh

TTTĐ - Ngày 16/4, UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ban hành Kế hoạch số 3724/KH-UBND về việc lấy ý kiến cử tri đại diện hộ gia đình về đề án sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã.
Xem thêm