Phát huy vai trò của cán bộ và người dân trong cải cách hành chính
![]() |
Giải quyết TTHC cho người dân tại phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm. Ảnh: Phạm Hùng
Bài liên quan
Tăng cường cải cách hành chính trong sinh hoạt Đảng
Chủ tịch UBND TP Hà Nội: Cải cách hành chính phải bắt đầu từ những việc nhỏ
Chủ tịch UBND TP Hà Nội: Đơn giản thủ tục để giảm nhân công, tiết kiệm chi phí
Kéo chính quyền lại gần dân
Sau 4 năm triển khai, Chương trình 08-CTr/TU về “Đẩy mạnh cải cách hành chính, tạo bước chuyển mạnh về kỷ luật, kỷ cương, ý thức trách nhiệm, chất lượng phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức viên chức giai đoạn 2016-2020” đã được các địa phương, đơn vị trên địa bàn thành phố thực hiện nghiêm túc, sáng tạo, cải thiện rõ rệt mối quan hệ giữa chính quyền và người dân.
Điển hình phải kể đến là quận Nam Từ Liêm. Từ một quận mới được thành lập năm 2014 với nhiều khó khăn trong việc sắp xếp, kiện toàn bộ máy, đến nay, quận Nam Từ Liêm đã vươn lên vị trí số 1 về CCHC. Có được kết quả ấy là nhờ những năm qua, quận đã tổ chức triển khai Chương trình 08 của Thành ủy một cách nghiêm túc, đồng bộ, toàn diện; với nhiều hình thức tuyên truyền phong phú, tạo sự đồng thuận và hướng ứng trong cán bộ, đảng viên và người dân.
Năm 2018, quận Nam Từ Liêm đứng đầu trong 30 quận, huyện, thị xã về Chỉ số cải cách hành chính. Kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) của quận đạt tỷ lệ 99,19%; tỷ lệ tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ công trực tuyến theo phần mềm dùng chung của thành phố đạt 98,67%.
Đặc biệt, công tác CCHC của quận được thực hiện một cách sáng tạo với mô hình “Chính quyền, công sở thân thiện và trách nhiệm”. Các sáng kiến viết thư xin lỗi, thư cảm ơn, chia buồn… được người dân ghi nhận, đánh giá cao và được thành phố lấy làm điểm để nhân rộng ra các đơn vị khác .
Như nhiều người dân khác của quận Nam Từ Liêm, bà Nguyễn Thị Huyền (phường Mỹ Đình 1) vẫn nhớ như in cảm giác nhận thư cảm ơn từ chính quyền. Với bà, điều này thể hiện trách nhiệm của chính quyền với người dân nhưng nó cũng thể hiện sự cầu thị của chính quyền. “Người dân cảm thấy ranh giới giữa chính quyền với người dân ngày càng gần hơn, thấu hiểu hơn”, bà Huyền chia sẻ.
Cùng với những “lá thư cầu thị”, quận Nam Từ Liêm cũng chú trọng xây dựng hình ảnh “người cán bộ, công chức chuyên nghiệp, kỷ cương, thân thiện, trách nhiệm”. Trong đó, quận tập trung nâng cao chất lượng phục vụ của đội ngũ cán bộ, công chức theo hướng gần gũi, tôn trọng, giải quyết công việc với tôn chỉ lấy sự hài lòng của nhân dân là ưu tiên hàng đầu.
Quận cũng đã ứng dụng tốt công nghệ thông tin vào quá trình quản lý, triển khai các dịch vụ công cũng như trong các hoạt động của quận; tổ chức triển khai tốt việc đánh giá sự hài lòng của người dân đối với tác phong phục vụ của cán bộ, công chức, viên chức gắn liền với việc thực hiện 2 bộ quy tắc ứng xử của thành phố …
Tuy chưa đứng ở vị trí cao về CCHC như quận Nam Từ Liêm, song một trong những việc lớn nhất mà huyện Thanh Trì làm được trong công tác này đó là tổ chức sắp xếp lại các phòng, ban và đơn vị sự nghiệp công lập mà không có khiếu kiện. Sau khi sắp xếp xong, Thanh Trì đã làm được 3 việc làm “nền móng” để rút ngắn các TTHC, đó là xây dựng toàn bộ nội dung quy chế quy trình từ các phòng ban đến các xã; xây dựng xong đề án vị trí việc làm để phân cấp được dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4; rà soát toàn bộ các TTHC để cắt giảm… Đây là các điểm nổi bật, căn cơ nhất trong CCHC, được lãnh đạo thành phố ghi nhận.
![]() |
Phó Bí thư Thành ủy Đào Đức Toàn kiểm tra Bộ phận Một cửa huyện Thường Tín |
Tại Bảo hiểm xã hội thành phố (BHXH TP), công tác cải cách TTHC được quyết liệt triển khai với nhiều giải pháp nhằm cắt giảm tối đa thời gian, chi phí cho doanh nghiệp và người dân khi thực hiện TTHC. Ứng dụng công nghệ thông tin đã đáp ứng nhu cầu tiếp nhận hồ sơ từ 3 nguồn đầu vào, nộp trực tiếp tại bộ phận 1 cửa, nộp hồ sơ qua giao dịch điện tử, nộp hồ sơ qua hệ thống bưu điện. Đáng chú ý, BHXH TP là đơn vị đầu tiên triển khai mô hình giao dịch điện tử trong hệ thống BHXH Việt Nam, từ đó, đã tiết giảm được chi phí hành chính cho các đơn vị sử dụng lao động như chi phí đi lại để nộp và nhận hồ sơ, chi phí giấy tờ…Đồng thời, đơn vị cũng tạo điều kiện cho cán bộ viên chức cơ quan BHXH tập trung vào công tác chuyên môn giải quyết các TTHC nhanh hơn.
Bên cạnh đó, BHXH TP cũng chủ động nghiên cứu và xây dựng, áp dụng nhiều giải pháp, sáng kiến nhằm tăng năng suất, giảm thời gian giải quyết như: ký hợp đồng với Bưu điện Hà Nội về trả lương hưu, trợ cấp BHXH trên 59 vạn người hưởng hàng tháng và chuyển phát hồ sơ TTHC; kết hợp với 6 đơn vị cung cấp dịch vụ gia tăng cho các đơn vị sử dụng lao động thực hiện giao dịch hồ sơ điện tử…
Tính toán, rút gọn từng khâu
Bên cạnh những kết quả nổi bật trên, các cuộc kiểm tra của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về việc thực hiện Chương trình 08 của Thành ủy cũng cho thấy nhiều tồn tại hạn chế. Trong đó, công tác CCHC chưa tương xứng với tiềm năng và khả năng của nhiều địa phương, đơn vị. Ngoài ra, cơ sở vật chất tại bộ phận Một cửa một số xã trên địa bàn các huyện còn chưa được dầu tư, chật hẹp, thiếu trang thiết bị.
Đáng kể, qua kiểm tra cho thấy vẫn còn nhiều chỉ tiêu chưa đánh giá sát với thực tế. Đơn cử như tại huyện Thanh Trì, đối với chỉ tiêu đánh giá mức độ hài lòng của người dân về sự phục vụ của cán bộ, theo kết quả điều tra độc lập của Viện Nghiên cứu KT-XH mới đạt 79%, thấp hơn mức trung bình của thành phố. Trong khi huyện đánh giá 90% người dân hài lòng về sự phục vụ của cán bộ tiếp nhận hồ sơ. Bên cạnh đó, bộ phận một cửa tương đối yếu, kỹ năng nghiệp vụ của bộ phận này chưa đáp ứng được yêu cầu.
![]() |
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung phát biểu tại buổi kiểm tra việc thực hiện Chương trình 08 ở quận Nam Từ Liêm |
Tại huyện Thường Tín, tỷ lệ dịch vụ công trực tuyến ở huyện và các xã còn thấp, chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch (hiện tại ở cấp huyện là 16,07% và cấp xã là 18,75% so với kế hoạch là 40-50%). Trụ sở làm việc của một số xã chưa đảm bảo, bộ phận một cửa chưa đảm bảo tiêu chuẩn 40m2; nhiều trang thiết bị văn phòng chưa đồng bộ. Ngoài ra, sự phối hợp giữa các cơ quan trong công tác CCHC có lúc, có nơi chưa chặt chẽ và thường xuyên.
Kết quả kiểm tra cũng cho thấy, ngay cả với quận Nam Từ Liêm, dù đứng đầu về CCHC, song trong các chỉ số thành phần quận vẫn còn một số lĩnh vực chưa đạt điểm tối đa…
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trên, Đoàn kiểm tra đã đề xuất nhiều giải pháp như: tăng cường tập huấn, đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, việc chức; làm tốt công tác tuyên truyền, vận động nâng tỷ lệ người dân thực hiện các TTHC qua môi trường mạng…
Theo Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung, cải cách phải từ những việc nhỏ thì mới cải cách được những việc lớn, bắt đầu từ sự khoa học trong sắp xếp lịch thời gian làm việc. “Phải nghiên cứu, tính toán, làm sao từng khâu làm việc phải được rút gọn. Không ai khác mà chính cán bộ công chức, những người thấu hiểu công việc nhất cần mạnh dạn đề xuất", Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung gợi mở.
Còn theo Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội Đào Đức Toàn, công tác CCHC, trọng tâm vẫn là con người. Máy móc, thiết bị có trang bị tốt đến đâu nhưng người vận hành, đội ngũ cán bộ không nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm thì hiệu quả sẽ không cao.
Vì vậy, Phó Bí thư Thành ủy yêu cầu các địa phương, đơn vị tiếp tục nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ, chuẩn hóa đội ngũ cán bộ gắn với việc thực hiện chính quyền đô thị; quan tâm chăm lo bồi dưỡng, nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo môi trường làm việc văn minh…
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đà Nẵng: Ứng dụng công nghệ hiện đại bảo vệ và phát triển rừng

Giữ vững "mắt sáng, lòng trong, bút sắc" trong kỷ nguyên số

Tỉnh Cà Mau mới có 64 phường, xã là “vựa tôm” cả nước

TP Hồ Chí Minh: Thống nhất vinh danh 60 cá nhân tiêu biểu

Xử phạt cá nhân đăng tải thông tin xúc phạm Công an Quảng Ninh

Đà Nẵng: “Tây nhặt rác” nhân lên những việc tử tế, tốt đẹp

Hà Nội ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nhất 37 độ C

Khẩn trương tổ chức chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5 năm 2025

Hơn 1.000 tình nguyện viên giải cứu san hô
