Tag
Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)

Phát huy đúng, đủ vai trò trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô

Tin tức 01/08/2023 11:14
aa
TTTĐ - Nguyên tắc xây dựng và tổ chức thực hiện Luật Thủ đô (sửa đổi) là sự thế chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng nhưng vận dụng trong thực tiễn lại là sự linh hoạt để phát huy đúng và đủ vai trò trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô.
Làm rõ tính đặc thù vượt trội, vượt trước trong Luật để Thủ đô phát triển Lan toả tuyên truyền để người dân tham gia góp ý dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) Đội ngũ trí thức các trường Đại học, Cao đẳng Hà Nội góp ý vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)
Phát huy đúng, đủ vai trò trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô
Tiến sĩ Chu Mạnh Hùng tham luận tại hội thảo

Pháp luật là công cụ thể chế hóa chủ trương của Đảng

Theo Tiến sĩ Chu Mạnh Hùng, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Hội đồng trường Đại học Luật Hà Nội, cần nhìn nhận đúng về mối quan hệ giữa pháp luật và chủ trương, chính sách của Đảng; Nhất là cần có quan niệm đúng về vai trò của pháp luật với tư cách là công cụ thể chế hóa chủ trương của Đảng cầm quyền.

"Có thể nói, quan điểm pháp luật phải thể chế hóa đường lối, quan điểm của Đảng là đúng về mặt nguyên tắc, nhằm đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng trong công tác xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật" - TS Chu Mạnh Hùng nhấn mạnh, đồng thời chỉ rõ " Việc thể chế hóa này không có nghĩa chỉ là công việc của những người soạn thảo, góp ý, thẩm định và biểu quyết thông qua các văn bản pháp luật và không còn những dư địa để chủ thể có liên quan thể hiện vai trò và trách nhiệm của minh.

Với Hà Nội, chủ trương của Đảng trong Nghị quyết số 15-NQ/TƯ về phương hướng, nhiệm vụ phát triển Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 là "Phát triển Thủ đô Hà Nội "Văn hiến - Văn minh - Hiện đại" là nhiệm vụ chính trị quan trọng đặc biệt trong chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với tinh thần "Cả nước vì Hà Nội, Hà Nội vì cả nước"; Là trách nhiệm, nghĩa vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của cả hệ thống chính trị; Là nhiệm vụ hàng đầu của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô Hà Nội".

Trên cơ sở định hướng của Đảng, các chính sách để sửa đổi, bổ sung Luật Thủ đô được xác định bao gồm 9 nhóm vấn đề chính: Tổ chức chính quyền Thủ đô theo hướng tinh gọn, hợp lý, hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; Thu hút, sử dụng nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển Thủ đô; Nâng cao năng lực tài chính - ngân sách và huy động nguồn lực cho phát triển Thủ đô; Phát triển đô thị và cơ sở hạ tầng của Thủ đô; Xây dựng, phát triển nông nghiệp sinh thái, nông thôn hiện đại, nông dân văn minh; Phát triển văn hóa và giáo dục- đào tạo Thủ đô; Huy động, sử dụng, phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ, đổi mới sáng tạo; Phát triển hệ thống y tế hiện đại và hệ thống an sinh xã hội Thủ đô toàn diện, bao trùm và bền vững; Liên kết, phát triển Vùng Thủ đô trở thành khu vực phát triển nhanh, bền vững về kinh tế - xã hội, xanh, văn minh, năng động, trở thành khu vực kinh tế trọng điểm của đất nước.

"Như vậy, nguyên tắc xây dựng và tổ chức thực hiện Luật Thủ đô (sửa đổi) là sự thế chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng nhưng vận dụng trong thực tiễn lại là sự linh hoạt để phát huy đúng và đủ vai trò trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô cũng như các cơ quan có thẩm quyền trong việc xây dựng dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi)" - TS Chu Mạnh Hùng nêu.

Tiến sĩ Chu Mạnh Hùng cũng chỉ rõ: Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) bước đầu đã thể chế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển Thủ đô và sự sáng tạo, thông qua: Tổng kết thực hiện Luật Thủ đô, quan điểm của nhà quản lý, những luận cứ khoa học của các cơ quan nghiên cứu đội ngũ trí thức và các nhà hoa học; Chủ trương, chính sách của Đảng về phát triển Thủ đô, trong đó phân quyền mạnh cho các địa phương cũng như Hà Nội để khơi dậy tiềm năng, phát huy thế mạnh nhằm thực hiện khát vọng phát triển Thủ đô và đất nước...

Phát huy đúng, đủ vai trò trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô
Đại biểu dự hội thảo

Đô thị vệ tinh ảnh hưởng đến quy hoạch, quản lý và phát triển Thủ đô

Tiến sĩ Chu Mạnh Hùng cũng làm rõ sự cần thiết về quy định của đô thị vệ tinh. Theo TS Chu Mạnh Hùng, đô thị Hà Nội nằm ở trung tâm châu thổ sông Hồng, mang những đặc điểm chung về địa lý tự nhiên của khu vực với những lợi thế và bất lợi. Dựa vào điều kiện tự nhiên, từ xa xưa ông cha ta đã biết tận dụng thuận lợi và chế ước mặt bất lợi. Ngày nay nhân tố này tiếp tục ảnh hưởng đến quy hoạch, quản lý và phát triển của Thủ đô.

Vì thế, đặc điểm vùng và đặc thù địa phương của tự nhiên Thăng Long - Hà Nội là nhân tố phải được xem xét trong quy hoạch, mô hình tổ chức và quản lý đô thị Hà Nội. Từ nguyên tắc nương thuận (trung đại) đến khống chế (cận đại và hiện đại), mỗi thời một điều kiện và yêu cầu khác, nhưng sự hài hòa với tự nhiên vẫn là nguyên tắc bền vững nhất. Trong đó, cần phải có sự kết hợp cả hai nguyên tắc này trong quy hoạch và tổ chức không gian đô thị Hà Nội.

Điều kiện địa lý - tự nhiên, đặc trưng lịch sử văn hóa quyết định tới đặc trưng chức năng lãnh thổ của đô thị Hà Nội. Theo đó, Hà Nội - đô thị có chức năng trung tâm tổng hợp quốc gia và chức năng chuyên biệt là trung tâm chính trị - hành chính của đất nước, trung tâm lớn về văn hóa. Vì vậy, Hà Nội chịu tác động của hệ thống quản lý theo trục dọc và trục ngang; Đồng thời Thủ đô Hà Nội là điển hình cho sự tương tác giữa Trung ương và địa phương, trung tâm và ngoại vi. Đặc trưng này là cơ sở để Đảng chủ trương và thể chế trong Dự thảo Luật Thủ đô về “Đô thị vệ tinh”.

Trong mối quan hệ với đô thị trung tâm và các đô thị khác, thành phố thuộc thành phố Hà Nội là quan hệ kết nối và không phải là phần mở rộng của đô thị trung tâm Hà Nội. Theo đó, cần thiết phải có sự phân biệt về khoảng cách với đô thị trung tâm Hà Nội và các đô thị khác như lý thuyết khuếch tán được áp dụng ở các thành phố lớn trên thế giới nhằm giải tỏa áp lực dân cư, phát triển kinh tế, dịch vụ và các hoạt động khác; Xử lý tốt mối quan hệ “trục dọc, trục ngang” để các thành phố thuộc thành phố Hà Nội không rơi vào tình trạng đô thị vệ tinh là sự mở rộng của đô thị trung tâm như trường hợp của thành phố Thủ Đức.

Thủ đô Hà Nội là đô thị đặc biệt trực thuộc Trung ương, là trung tâm chính trị - hành chính; Trung tâm lớn về kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ... của đất nước có lịch sử hàng ngàn năm với nhiều sắc thái văn hóa. Các đặc trưng đó chi phối đến quy hoạch, thiết kế mô hình và phương thức quản lý Thủ đô. Vì vậy, phải xem xét Hà Nội với tư cách là một đô thị, chức năng của đô thị với các đặc điểm của vị trí địa lý, sắc thái văn hóa, tập quán dân cư, mối quan hệ tương tác trong vùng... Đây là những vấn đề vĩ mô cần được thể chế thông qua dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cũng như những nội dung pháp lý về đô thị vệ tinh và thành phố thuộc thành phố Hà Nội.

Đọc thêm

Khâu đột phá quan trọng để phát triển Thủ đô nhanh và bền vững Tin tức

Khâu đột phá quan trọng để phát triển Thủ đô nhanh và bền vững

TTTĐ - Chiều 18/4, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội do Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh làm Trưởng đoàn đã làm việc với UBND thành phố Hà Nội về chuyên đề “Việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội thông tin tới cử tri về sắp xếp xã, phường Tin tức

Chủ tịch UBND TP Hà Nội thông tin tới cử tri về sắp xếp xã, phường

TTTĐ - Chiều 18/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh và các đại biểu Quốc hội thuộc đơn vị bầu cử số 10 tiếp xúc cử tri huyện Mê Linh và huyện Sóc Sơn. Theo đó, trao đổi với cử tri, Chủ tịch UBND TP Hà Nội cho biết, trong chiều 18/4, thành phố đã tổ chức cuộc họp về phương án sắp xếp đơn vị hành chính trên địa bàn.
Phải giải phóng, phát huy mọi nguồn lực của đất nước Tin tức

Phải giải phóng, phát huy mọi nguồn lực của đất nước

Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Phát huy kinh nghiệm tuyên truyền, vận động của cán bộ Mặt trận Tin tức

Phát huy kinh nghiệm tuyên truyền, vận động của cán bộ Mặt trận

TTTĐ - Cán bộ Mặt trận các quận, huyện, thị xã phải tích cực tuyên truyền, giám sát và tham gia lấy ý kiến Nhân dân trong quá trình triển khai sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn.
Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về 5 dự án luật quan trọng Tin tức

Thủ tướng chủ trì phiên họp Chính phủ về 5 dự án luật quan trọng

TTTĐ - Sáng 18/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề pháp luật lần thứ 2 trong tháng 4/2025, thảo luận nhiều nội dung quan trọng chuẩn bị trình Quốc hội.
Cử tri kiến nghị xử lý nghiêm tình trạng thuốc giả, sữa giả Tin tức

Cử tri kiến nghị xử lý nghiêm tình trạng thuốc giả, sữa giả

TTTĐ - Sáng 18/4, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn, Phó Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội cùng các đại biểu Quốc hội Đơn vị bầu cử số 3 đã tiếp xúc cử tri các quận: Cầu Giấy, Thanh Xuân, Nam Từ Liêm trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025 Tin tức

Hơn 40 tỷ đồng ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025

TTTĐ - Sáng 18/4, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Lễ phát động ủng hộ Quỹ “Vì biển, đảo Việt Nam” năm 2025.
Thi đua-khen thưởng phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới Tin tức

Thi đua-khen thưởng phải truyền cảm hứng cho cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Chiều 17/4, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương nhiệm kỳ 2021-2026 (Hội đồng) chủ trì phiên họp lần thứ 11 của Hội đồng.
Bí thư Thành ủy Hà Nội thông tin với cử tri về sắp xếp bộ máy Tin tức

Bí thư Thành ủy Hà Nội thông tin với cử tri về sắp xếp bộ máy

TTTĐ - Chiều 17/4, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Bùi Thị Minh Hoài đã tiếp xúc cử tri Đơn vị bầu cử số 4 (huyện Gia Lâm, quận Hoàng Mai) trước kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV theo hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Hà Nội cần quan tâm tới an toàn thực phẩm, sức khoẻ học đường Tin tức

Hà Nội cần quan tâm tới an toàn thực phẩm, sức khoẻ học đường

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm gợi ý 2 vấn đề Hà Nội quan tâm nghiên cứu triển khai trong thời gian tới. Một là, xây dựng chuyên đề về bảo đảm an toàn thực phẩm, không để cho sữa giả, thuốc giả, thực phẩm mất an toàn ảnh hưởng đến đời sống sức khỏe người dân và du khách. Hai là, trong phát triển giáo dục - đào tạo, thành phố tính toán hỗ trợ thêm bữa ăn để tăng dinh dưỡng cho học sinh các cấp học trên địa bàn.
Xem thêm