Tag

Phần mềm kết nối gia đình - nhà trường, không để học sinh đặc biệt bị “bỏ rơi”

Giáo dục 28/10/2022 08:45
aa
TTTĐ - Xuất phát từ thực tế trong công tác dạy học, với mong muốn nhà trường và gia đình kết nối hiệu quả để quản lý học sinh, cô Trương Thị Hiền (giáo viên trường Tiểu học Tân Định, quận Hoàng Mai, Hà Nội) đã xây dựng thành công ứng dụng Sổ tay đến trường.
Học sinh Hà Nội sinh hoạt chuyên đề tuyên truyền tác hại của thuốc lá điện tử Học sinh sinh hoạt chuyên đề “Tuyên truyền phòng chống ma túy học đường”

Ứng dụng này ngay lập tức nhận được sự đánh giá rất cao của phụ huynh và đồng nghiệp.

Sợi dây kết nối gia đình - nhà trường

Cô Hiền cho biết, ý tưởng xây dựng ứng dụng Sổ tay đến trường xuất phát từ một số thực trạng của việc dạy và học hiện nay. Đó là xu thế số hóa giáo dục trong bối cảnh cuộc cách mạng 4.0, cần có những ứng dụng, phần mềm có sự tương tác cao nhằm hỗ trợ giáo viên, phụ huynh và học sinh.

Phần mềm kết nối gia đình - nhà trường, không để học sinh đặc biệt bị “bỏ rơi”
Cô Trương Thị Hiền với học sinh của mình

Cùng với đó, trong một guồng quay công việc bận rộn như hiện nay thì thời gian cha mẹ có thể dành cho con cái khá hạn chế. Do thời gian con ở trường chiếm phần lớn nên họ rất cần có sợi dây thông tin để kết nối thường xuyên với nhà trường, giáo viên. Điều này càng cần thiết đối với phụ huynh của những học sinh tham gia học hòa nhập.

Để hình thành ứng dụng, đầu tiên cô nêu ý tưởng, thiết kế giao diện và trình bày với ban giám hiệu. Với sự hỗ trợ của đội ngũ tin học của nhà trường, ứng dụng đã được ra đời, được thực nghiệm đầu tiên tại lớp cô chủ nhiệm trong năm học trước. Đầu năm học này, nhà trường mở rộng mỗi khối có 2 lớp trải nghiệm và tiến tới học kì 2, toàn bộ trường sẽ sử dụng ứng dụng.

Ứng dụng có 3 mục chính gồm: Hoạt động hàng ngày; Khoảnh khắc đáng nhớ; Chia sẻ kết nối. Trong mục Hoạt động hàng ngày, phụ huynh, học sinh sẽ dễ dàng thấy được các công việc, nhiệm vụ mà học sinh cần thực hiện với sự hướng dẫn cụ thể của giáo viên. Nhiệm vụ, công việc của học sinh cần thực hiện được cập nhật theo ngày, theo tuần trên ứng dụng.

Trong mục Khoảnh khắc đáng nhớ, giáo viên có thể chủ động tạo ra các cuốn Album để cập nhập các hoạt động hằng ngày, các phong trào thi đua qua hệ thống video và hình ảnh. Phụ huynh sẽ rất thích thú khi được nhìn thấy những hoạt động ở trường của con em mình.

Đặc biệt những tâm tư nguyện vọng của phụ huynh sẽ được giáo viên - nhà trường giải đáp qua mục Chia sẻ - kết nối một cách kịp thời, đồng thời đảm bảo sự bí mật và tính riêng tư. Ứng dụng giúp phụ huynh không còn nỗi lo việc thông báo trên Zalo của cô giáo bị trôi, hay quá nhiều nhóm Zalo học tập của con khiến phụ huynh bị quá tải.

Phần mềm kết nối gia đình - nhà trường, không để học sinh đặc biệt bị “bỏ rơi”
Cô Hiền chia sẻ ứng dụng với các đồng nghiệp

Theo cô Trần Thị Bích Liên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Định, qua 2 tháng sử dụng của năm học 2022-2023, ứng dụng đã đem lại hiệu quả tốt, hỗ trợ đắc lực cho giáo viên trong việc kiểm tra, đánh giá. Nhà trường đã tích hợp ứng dụng trên website của nhà trường và sẽ có kế hoạch triển khai đến tất cả các lớp.

Ứng dụng cũng nhận được sự ủng hộ của phụ huynh và đã giải tỏa nỗi băn khoăn cho phụ huynh về việc quyết định không cho con học chữ trước khi vào lớp 1. Qua ứng dụng, phụ huynh được theo dõi bảng đánh giá học sinh qua từng giai đoạn và yên tâm khi thấy con có thể đáp ứng yêu cầu cần đạt về chuẩn kiến thức, kĩ năng, không nhất thiết phải đi học trước.

Ý nghĩa với học sinh hòa nhập

Điều cô Hiền tâm đắc nhất của ứng dụng là việc giúp ích rất nhiều cho quá trình dạy học theo định hướng cá thể hóa, nhất là với các em học sinh hòa nhập. Cô giáo lựa chọn tính năng giao nhiệm vụ riêng cho từng học sinh trong ứng dụng sổ tay đến trường. Điều này giúp các em không cảm thấy mình bị phân biệt hay bị bỏ rơi so với các bạn cùng lớp.

Cô Hiền chia sẻ: Trong lớp 1A9 có em N.M.Đ là học sinh học hòa nhập. Em gặp khó khăn trong việc giao tiếp nhưng có nhiều điểm mạnh khác như có thể ghi nhớ và tái hiện lại sự việc dưới dạng hình ảnh khá tốt. Nhờ có ứng dụng, cô đã có phương pháp giáo dục phù hợp, giúp em tiến bộ rất nhiều trong việc học tập ở trường.

Phần mềm kết nối gia đình - nhà trường, không để học sinh đặc biệt bị “bỏ rơi”
Cô Trương Thị Hiền báo cáo về ứng dụng lên hội đồng chung khảo giải thưởng Nhà giáo Hà Nội tâm huyết, sáng tạo lần thứ 6 năm 2022

Thay vì giao nhiệm vụ tập kể và diễn lại câu chuyện cho người thân nghe giống như học sinh cả lớp, cô giáo đã giao cho em tập kể lại bằng lời hoặc tái hiện lại nội dung câu chuyện bằng tranh vẽ. Nhiệm vụ này chỉ xuất hiện trên đúng tài khoản của em để em không cảm thấy mình khác biệt so với các bạn trong lớp. Em đã đón nhận nhiệm vụ rất vui vẻ và làm tốt.

Qua thực tế giảng dạy, cô Hiền nhận thấy không phải phụ huynh nào cũng có kĩ năng sư phạm trong việc hỗ trợ các con. Ứng dụng sổ tay đến trường chính là cẩm nang hướng dẫn phụ huynh thực hành các giải pháp sư phạm một cách tốt nhất, nhất là những phụ huynh có con là học sinh hòa nhập.

Cô Hiền cho biết thêm: "Đầu năm học, khi mới triển khai ứng dụng, chỉ có 1/3 phụ huynh sử dụng. Tuy nhiên, đến nay gần như 100% phụ huynh đều truy cập thường xuyên và coi ứng dụng là một phần không thể thiếu khi con mình đến trường. Không chỉ phụ huynh học sinh, các đồng nghiệp trong trường và Ban giám hiệu đã có đánh giá rất cao khi đưa ứng dụng vào sử dụng".

Cô Lê Quỳnh Nga - Giáo viên Trường Tiểu học Tân Định chia sẻ: "Sau 2 tháng sử dụng ứng dụng sổ tay đến trường, tôi nhận thấy đây là ứng dụng hay, khả thi. Tôi hi vọng trong thời gian tới nội dung này sẽ được đưa vào sử dụng đại trà để hỗ trợ cho quá trình dạy học của giáo viên, phụ huynh và học sinh".

Bà Trần Lưu Hoa, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội đánh giá: "Cô Hiền đã chọn ý tưởng sáng tạo gắn với nhu cầu cần thiết hiện nay, đó là sự cần thiết của việc kết nối giữa nhà trường và gia đình trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin.

Ứng dụng của cô chia sẻ nhiều thông tin giữa giáo viên với học sinh và gia đình, tương tác nhiều chiều chứ không như sổ liên lạc điện tử mà các trường đang sử dụng hiện nay chỉ tương tác một chiều chiều và không có phản hồi. Đây là ý tưởng rất hay, cần nhân rộng. Sở GD&ĐT Hà Nội mong muốn được phổ biến và chuyển giao đến các trường học khác trên địa bàn thành phố".

Đọc thêm

Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh Giáo dục

Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh

TTTĐ - Hơn 2.000 học sinh được các thầy cô tư vấn và có nhiều trải nghiệm thú vị tại chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức trong khuôn viên trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, TP Hà Nội).
Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai Giáo dục

Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai

TTTĐ - Phó Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Ngô Vương Tuấn chia sẻ chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” giúp các em học sinh được tiếp thêm niềm tin, trang bị thêm hiểu biết để tự tin bước lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai với tâm thế chủ động, sáng tạo và không ngại thay đổi.
Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề Giáo dục

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề

TTTĐ - Với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, nhu cầu xã hội đối với các ngành nghề cũng đã thay đổi trong nhiều năm qua khiến câu chuyện chọn trường, ngành học nào phù hợp đã trở thành nỗi băn khoăn của hầu hết các bậc phụ huynh cũng như học sinh, đặc biệt vào thời điểm mùa thi đang đến rất gần.
Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025 Giáo dục

Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chính thức ban hành Thông tư 06/2025, sửa đổi và bổ sung quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non, áp dụng từ năm 2025 và có nhiều thay đổi quan trọng.
Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng Giáo dục

Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng

TTTĐ - Để giúp các bé hiểu hơn về những làng nghề truyền thống của Hà Nội, ngày 17/4 cô và các bé của Trường Mẫu giáo Số 3, quận Ba Đình, Hà Nội, đã đến thăm quan và trải nghiệm một số hoạt động tại Bảo tàng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm).
Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non Giáo dục

Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non

TTTĐ - Để triển khai thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3-5 tuổi, Nhà nước phải bảo đảm nguồn tài chính và nguồn nhân lực rất lớn, trong đó tổng dự toán kinh phí là 116.314,1 tỷ đồng.
Sôi nổi ngày hội văn hoá thể thao của những học sinh đặc biệt Giáo dục

Sôi nổi ngày hội văn hoá thể thao của những học sinh đặc biệt

TTTĐ - Sáng 17/4, Trường PTCS Xã Đàn (quận Đống Đa, Hà Nội) đã tổ chức chương trình "Ngày hội văn hóa thể thao" chào mừng ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4.
Đòn cân não cho phụ huynh khi không có cơ hội sửa sai Giáo dục

Đòn cân não cho phụ huynh khi không có cơ hội sửa sai

TTTĐ - Trong cuộc đua “đăng ký trước, thi sau”, mỗi nguyện vọng đều như một đòn tâm lý cân não, nơi mà sai một bước, cả gia đình phải trả giá bằng sự tiếc nuối.
77 trường tư thục tuyển gần 28.000 học sinh vào lớp 10 Giáo dục

77 trường tư thục tuyển gần 28.000 học sinh vào lớp 10

TTTĐ - 77 trường trung học tư thục trên địa bàn phố Hà Nội sẽ tuyển gần 28.000 học sinh vào lớp 10 năm học 2025-2026.
Xem thêm