Ô tô dán bản đồ Việt Nam không có quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa sẽ bị xử phạt nặng
![]() |
Dán bản đồ Việt Nam trên biển số, kính, thân, khung xe... không thể hiện hết chủ quyền 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa sẽ bị xử phạt nặng
Bài liên quan
Bộ trưởng Bộ Công thương: Có lỗ hổng pháp lý để lọt bản đồ "đường lưỡi bò"
Teen THPT Trần Nhân Tông xếp hình bản đồ Việt Nam tặng thầy cô ngày 20/11
Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) vừa có văn bản gửi các Bộ: Công an, Công thương, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải về việc xử lý hiện tượng lưu hành sản phẩm bản đồ thể hiện sai lệch chủ quyền, biên giới quốc gia.
Qua theo dõi nắm tình hình, Bộ TTTT phát hiện tình trạng có nhiều phương tiện giao thông vận tải đường bộ của cá nhân và tổ chức có dán hình ảnh bản đồ Việt Nam trên kính, thân xe và khung biển số xe, nhưng những bản đồ này không thể hiện đầy đủ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Khung biển số ô tô, môtô, xe gắn máy thiết kế dán sẵn hình bản đồ thiếu Hoàng Sa, Trường Sa được sản xuất hàng loạt và bán tự do trên thị trường nhiều tỉnh, thành phố cả nước và một số sàn giao dịch điện tử.
Bộ TTTT cho rằng, các phương tiện giao thông có phạm vi đi lại rộng, tác động thị giác lớn đến người dân và du khách nước ngoài, có thể hình thành ý thức sai lệch về chủ quyền biển, đảo. Về lâu dài, việc này gây bất lợi trong công tác đấu tranh pháp lý chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông.
Vì thế, để xử lý tình trạng trên, Bộ TTTT cung cấp thông tin và đề nghị các bộ phối hợp xử lý các hành vi vi phạm nêu trên theo thẩm quyền.
![]() |
Luật sư Nguyễn Anh Thơm phân tích việc một số người dân dán bản đồ Việt Nam nhưng thiếu 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa sẽ bị xử phạt theo Nghị định 18/2020/NĐ-CP |
Trao đổi với PV, luật sư Nguyễn Anh Thơm, Trưởng văn phòng luật sư Nguyễn Anh (Đoàn luật sư TP Hà Nội) cho biết: Chủ quyền lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm.
Điều 1, Hiến pháp 2013 đã khẳng định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời”. Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý chứng minh chủ quyền không thể tranh cãi đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; Quyền chủ quyền đối với vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trên Biển Đông. Việt Nam kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của Việt Nam theo luật pháp quốc tế.
Công dân có quyền bày tỏ quan điểm, thể hiện lòng yêu nước là điều rất đáng trân trọng. Tuy nhiên việc thể hiện lòng yêu nước đó phải đúng pháp luật và đúng với lương tâm, trách nhiệm của một công dân.
Thời gian vừa qua, đã có tình trạng một số phương tiện tham gia giao thông, chủ yếu là ô tô có dán hành ảnh bản đồ Việt Nam trên kính, thân xe và đặc biệt là khung biển số xe nhưng không thể hiện đầy đủ chủ quyền Việt Nam mà bị thiếu quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Chúng ta không loại trừ những khung biển số xe này được sản xuất từ nước ngoài với ý đồ bản đồ Việt Nam thiếu chủ quyền quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa. Điều này về lâu dài sẽ đã ảnh hưởng đến tâm lý người dân, gây khó khăn trong công tác đấu tranh pháp lý của Nhà nước Việt Nam về quyền chủ quyền trên Biển Đông.
Dưới góc độ pháp lý, hành vi dán đề can bản đồ Việt Nam không có Hoàng Sa, Trường Sa dù là vô ý đều là hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đo đạc và bản đồ. Hành vi này sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 2, Điều 11, Nghị định 18/2020/NĐ-CP (có hiệu lực từ 1/4/2020) với mức phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng đối với hành vi lưu hành sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ liên quan đến chủ quyền lãnh thổ quốc gia mà không thể hiện hoặc thể hiện không đúng chủ quyền, biên giới quốc gia theo quy định của pháp luật về đo đạc và bản đồ.
Ngoài ra, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; Buộc cải chính thông tin, sửa chữa dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ, xuất bản phẩm bản đồ; Buộc thu hồi dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ và nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do hành vi vi phạm (nếu có). Nếu cá nhân nước ngoài có hành vi vi phạm thì tùy theo mức độ vi phạm có thể bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Luật sư Nguyễn Anh Thơm cho rằng, để tránh việc bị xử phạt với số tiền lớn theo Nghị định 18/2020/NNĐ-CP, mỗi cá nhân cần có ý thức chấp hành đầy đủ các quy định của pháp luật trong lĩnh vực bản đồ. Nếu chúng ta đã dán đề can bản đồ hay các sản phẩm liên quan đến bản đồ Việt Nam thì cũng phải xem xét kỹ lưỡng khi đã có đầy đủ lãnh thổ Việt Nam bao gồm quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Trường hợp nào mà bản đồ Việt Nam chưa có đầy đủ vùng lãnh thổ thì không nên dán vào xe tránh việc bị xử lý.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Quảng Nam: Người phụ nữ tử vong thương tâm tại tỉnh lộ 609

Tuyên truyền phòng cháy, chữa cháy tại khu dân cư

Quảng Ninh: Thượng úy công an hy sinh khi truy bắt ma túy

TP Huế: Hai tài xế lĩnh án vì chở khách nhập cảnh trái phép

Bỉm Sơn (Thanh Hoá): Khởi tố 3 đối tượng khai thác khoáng sản trái phép

Bình Dương: Sập sàn nhà xưởng ở Bắc Tân Uyên, 3 người tử vong

Bắt giữ nhóm “tín dụng đen” cho vay lãi nặng, thu nhiều súng đạn

Bình Thuận: Tạm giữ đối tượng cho vay nặng lãi 360%/năm

Quảng Nam: Bắt đối tượng truy nã đặc biệt về hành vi lừa đảo
