Tag

Nữ giáo viên góp phần đưa nghệ thuật chèo vào học đường

Giáo dục 25/01/2025 09:00
aa
TTTĐ - Với phương pháp dạy truyền cảm, giọng hát mượt mà, đằm thắm, cô giáo Bùi Thị Thắm của trường THCS Vũ Đông (TP Thái Bình) đã tạo sự hứng thú, niềm đam mê của các em học sinh đến với nghệ thuật chèo.
Nữ giáo viên sẻ chia, truyền cảm hứng cho những người kém may mắn Nữ giáo viên “thổi hồn” cho môn tiếng Anh Nét đẹp nữ giáo viên Hà thành Công đoàn Giáo dục Thủ đô tích cực chăm lo đời sống nữ giáo viên

Chúng tôi đến trường THCS Vũ Đông (TP Thái Bình) vào một ngày tháng Chạp cận kề Tết Ất Tỵ 2025. Nơi đây không khí Xuân như tới sớm khi rộn ràng nhịp trống, véo von tiếng sáo cùng tiếng hát chèo trong trẻo: “Vẫn cháy trong tim lửa nhiệt tình, dịu dàng xanh tươi như tán lá bàng, chữ yêu thương, chữ yêu thương, chữ sắt son với nghề, tỏa sáng lung linh, hình ảnh người giáo viên nhân dân…”.

Các em học sinh nhẹ nhàng, thư thái tập luyện trong nhịp của làn điệu chèo “Vẻ vang sự nghiệp trồng người” theo điệu Luyện năm cung - Đường trường bắn thước. Đó là một trong nhiều giờ học lồng ghép của cô giáo Bùi Thị Thắm để đưa nghệ thuật chèo vào dạy và học tại ngôi trường này.

Nữ giáo viên góp phần đưa nghệ thuật chèo vào học đường

Sinh sống trong gia đình giàu truyền thống nghệ thuật, bố mẹ chồng và chồng đều công tác tại Nhà hát chèo Thái Bình, cô giáo Bùi Thị Thắm có lợi thế khi góp phần đưa nghệ thuật chèo truyền thống của quê hương đến với các em học sinh vào tiết học bài hát địa phương.

Sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Thái Bình, năm 2007, Bùi Thị Thắm nhận công tác tại trường Tiểu học Lý Tự Trọng (TP Thái Bình). Hai năm sau, cô chuyển về huyện Đông Hưng dạy tại trường Tiểu học Đông Cường. Từ tháng 8/2010 đến năm 2017, cô làm Tổng phụ trách Đội kiêm giáo viên dạy môn Âm nhạc tại Trường Tiểu học Minh Châu.

Nữ giáo viên góp phần đưa nghệ thuật chèo vào học đường

Nhận thức sâu sắc lời căn dặn của Bác: “Vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”, trong quá trình công tác, cô mang những kiến thức đã có được từ mái trường nghệ thuật cùng với sự tìm tòi đổi mới phương thức giảng dạy tối ưu nhất để truyền thụ kiến thức cho các em. Với lòng nhiệt huyết yêu nghề, cô giáo Bùi Thị Thắm luôn là một giáo viên mẫu mực, được bạn bè, đồng nghiệp và học sinh trong trường quý mến. Cô chia sẻ: Ngay từ khi còn nhỏ, em đã ấp ủ ước mơ trở thành cô giáo. Khi ước mơ trở thành hiện thực, được đứng trên bục giảng, em đã đem sự đam mê và tình yêu đối với nghề nghiệp truyền cho học trò bởi với em nếu không có lòng yêu nghề, mến trẻ thì dù người giáo viên có kiến thức rộng và sâu cũng khó có thể trở thành người giáo viên giỏi.

Nữ giáo viên góp phần đưa nghệ thuật chèo vào học đường

Sinh ra trên mảnh đất Đông Hưng mang đậm dấu ấn của môn nghệ thuật chèo truyền thống, cùng với sự ủng hộ của người chồng thân yêu, cô giáo Bùi Thị Thắm đã mạnh dạn đưa các làn điệu chèo vào tiết học bài hát địa phương tự chọn và các buổi văn nghệ nhân dịp các ngày lễ lớn của nhà trường. Trong các tiết dạy, cô giáo Bùi Thị Thắm đã giúp học sinh biết cảm nhận và yêu thích ca hát, mạnh dạn thể hiện năng khiếu của mình.

Nữ giáo viên góp phần đưa nghệ thuật chèo vào học đường

Cô Thắm tâm sự: Trong quá trình công tác, em thấy nhiều học sinh có năng khiếu hát, múa mà mỗi giáo viên âm nhạc cần phải phát hiện để khơi gợi và phát triển năng khiếu của các em. Vì vậy, em cố gắng bồi dưỡng các kỹ năng âm nhạc cho học sinh trong các tiết học, chọn lựa những nội dung phù hợp với năng khiếu của từng em…

Những làn điệu chèo: Lới lơ, đò đưa, luyện năm cung, Chức cẩm hồi văn, Đào liễu, xẩm xoan... được cô truyền dạy, từ sự tò mò, các em học sinh đã thật sự say mê những ca từ đằm thắm, mượt mà.

Nữ giáo viên góp phần đưa nghệ thuật chèo vào học đường

Với chất giọng ngọt ngào, lôi cuốn người nghe qua các làn điệu dân ca, cô giáo Bùi Thị Thắm đã tích cực đóng góp cho phong trào văn nghệ khi được tham gia biểu diễn trong các hội thi, liên hoan, hội diễn của ngành Giáo dục và địa phương.

Kể từ những ngày đầu đặt chân vào môi trường sư phạm, cô giáo Bùi Thị Thắm là gương mặt đa tài, có thể hát, múa, dàn dựng các chương trình văn nghệ. Cô được tuyển chọn vào thành phần lực lượng nòng cốt của Phòng GD&ĐT huyện Đông Hưng, góp phần quan trọng vào thành công chung trong nhiều tiết mục văn nghệ tham gia hội thi của ngành. Với những cố gắng của mình, năm học 2011 - 2012 và năm học 2012 - 2013, cô được công nhận chiến sĩ thi đua cấp cơ sở và đạt danh hiệu Tổng phụ trách giỏi cấp tỉnh. Năm học 2013 - 2014, cô đạt giải Nhất cuộc thi “Thiết kế bài giảng E - Learning” do Bộ GD&ĐT tổ chức và vinh dự được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT tặng Bằng khen. Năm học 2014 - 2015, cô đạt giải Nhất hội thi “Giáo viên dạy giỏi tiểu học cấp tỉnh”. Năm 2017, cô tham gia cuộc thi “Cô giáo tài năng duyên dáng”, đạt giải nhất tỉnh và đại diện tỉnh thi cấp Quốc gia đạt giải ba.

“Không chỉ dừng lại ở những kết quả đã đạt được, em sẽ tiếp tục phấn đấu, rèn luyện hơn nữa về phẩm chất đạo đức cũng như về chuyên môn nghiệp vụ, áp dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, tạo hứng thú, niềm đam mê cho học sinh trong tiết dạy âm nhạc”, cô giáo Bùi Thị Thắm tâm sự.

Qua 10 năm công tác tại huyện Đông Hưng, cống hiến hết mình ngành giáo dục huyện nhà nhưng do điều kiện đi lại xa xôi, cô xin chuyển công tác về thành phố Thái Bình từ năm 2018. Từ năm 2018, đến nay cô rất tích cực tham gia các hoạt động của ngành giáo dục thành phố ,đạt danh hiệu Tổng phụ trách giỏi thành phố, được nhận Bằng khen của Tỉnh đoàn Thái Bình.

Chuyển về trường THCS Vũ Đông (TP Thái Bình) từ năm 2018 đến bây giờ, ngoài công việc chính là giáo viên Âm nhạc, Bùi Thị Thắm còn là tổng phụ trách Đội. Thầy Nguyễn Quốc Vương, Hiệu trường trường THCS Vũ Đông chia sẻ: “Những hoạt động trải nghiệm sân khấu hóa các tác phẩm văn học và giao lưu tìm hiểu nghệ thuật chèo truyền thống được nhà trường tổ chức thường xuyên. Các em không chỉ được thưởng thức những tiểu phẩm được sân khấu hóa từ các tác phẩm văn học mà còn được trực tiếp biểu diễn, hóa thân vào các vai diễn… Việc dạy hát chèo trong trường của cô giáo Bùi Thị Thắm khá dày, tổng phụ trách là 10 tiết và dạy trên lớp là 13 tiết nhạc”.

Ngày 4/3/2022, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 484/QĐ-UBND phê duyệt đề án “Phát triển nghệ thuật chèo trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030” và ngày 2/11/2022, UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2489/QĐ-UBND phê duyệt đề án “Phát triển nghệ thuật chèo trong các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2022 - 2025, định hướng đến năm 2030”. Đây là cơ sở quan trọng để các cơ sở giáo dục duy trì, phát huy nghệ thuật chèo với nhiều hình thức đa dạng, phong phú, trong đó học sinh là lực lượng đông đảo và thuận lợi hơn cả trong việc trao truyền, gìn giữ, phát huy nghệ thuật chèo.

Từ khi có đề án đưa nghệ thuật hát chèo vào giảng dạy trong các trường phổ thông, nhiều trường học ở Thái Bình đã rà soát, xây dựng khung chương trình, đưa nghệ thuật chèo vào tích hợp trong nhiều môn học. Bên cạnh đó, các trường cũng kết hợp với các ban ngành tổ chức những hoạt động tập thể, gắn với sinh hoạt chèo, cải biên lời mới, phù hợp với các chủ đề gắn với hơi thở cuộc sống hiện đại.

Đọc thêm

Các trường hợp được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2025 Giáo dục

Các trường hợp được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2025

TTTĐ - Tại Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025, có 3 đối tượng được miễn thi, gồm: miễn thi tất cả các môn, miễn thi môn Ngoại ngữ và miễn thi môn Ngữ văn; đồng thời quy định cụ thể về từng đối tượng.
Hà Nội vinh danh học sinh đạt giải khoa học kỹ thuật quốc gia Giáo dục

Hà Nội vinh danh học sinh đạt giải khoa học kỹ thuật quốc gia

TTTĐ - Chiều 5/5, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức gặp mặt đội tuyển tham dự cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế năm 2025 và trao giấy chứng nhận đoạt giải cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp quốc gia năm học 2024 - 2025.
Áp lực mùa thi từ gia đình: Gió ngược trên đường chạy nước rút Giáo dục

Áp lực mùa thi từ gia đình: Gió ngược trên đường chạy nước rút

TTTĐ - Trong giai đoạn nước rút chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, điều khiến nhiều học sinh lớp 12 mệt mỏi không chỉ là lượng kiến thức cần ôn luyện, mà còn là áp lực đến từ… chính gia đình. Hơn bao giờ hết, sự đồng hành đúng cách từ cha mẹ có thể trở thành điểm tựa, thay vì trở thành rào cản tâm lý.
Đường dây nóng hỗ trợ tuyển sinh đầu cấp tại Hà Nội Giáo dục

Đường dây nóng hỗ trợ tuyển sinh đầu cấp tại Hà Nội

TTTĐ - Mỗi quận, huyện ở Hà Nội công khai 2 số điện thoại đường dây nóng hỗ trợ phụ huynh trong tuyển sinh đầu cấp trực tuyến.
Ngày 15/5, công bố tỷ lệ "chọi" vào lớp 10 công lập Giáo dục

Ngày 15/5, công bố tỷ lệ "chọi" vào lớp 10 công lập

TTTĐ - Chậm nhất vào ngày 15/5, Hà Nội sẽ công bố số lượng học sinh dự tuyển lớp 10 từng trường THPT công lập.
Hà Nội bố trí 250 điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025 Giáo dục

Hà Nội bố trí 250 điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2025

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội dự kiến bố trí 250 điểm thi với hơn 5.500 phòng thi để tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Hà Nội đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp Giáo dục

Hà Nội đẩy mạnh nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

TTTĐ - Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội vừa có kế hoạch thực hiện Đề án "Nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn thành phố giai đoạn 2025 - 2030, định hướng đến năm 2035".
Thầy trò dồn sức cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 Giáo dục

Thầy trò dồn sức cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025

TTTĐ - Dù kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 kéo dài 5 ngày (từ 30/4 - 4/5), nhiều học sinh lớp 12 vẫn chọn ở nhà ôn tập, luyện đề chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025. Tranh thủ giai đoạn “nước rút”, các sĩ tử dồn sức củng cố kiến thức, rèn luyện kỹ năng làm bài.
Đưa lịch sử đến gần với học sinh thông qua trải nghiệm thực tế Giáo dục

Đưa lịch sử đến gần với học sinh thông qua trải nghiệm thực tế

TTTĐ - Không còn bó hẹp trong những trang sách, lịch sử đang đến gần hơn với học sinh qua các tiết học trải nghiệm và hoạt động ngoại khóa bổ ích. Điều này không chỉ giúp các em hiểu rõ hơn về truyền thống dân tộc mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tinh thần trách nhiệm với những trang sử hào hùng và tương lai của đất nước.
Việt Nam đoạt 4 huy chương Olympic Vật lý Bắc Âu - Baltic 2025 Giáo dục

Việt Nam đoạt 4 huy chương Olympic Vật lý Bắc Âu - Baltic 2025

TTTĐ - Học sinh Việt Nam xuất sắc giành 1 huy chương Vàng, 2 huy chương Bạc, 1 huy chương Đồng tại Olympic Vật lý Bắc Âu - Baltic năm 2025.
Xem thêm