Tag
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Lê Văn Hiểu:

Nông thôn mới là chương trình được nhân dân đồng tình hưởng ứng cao

Nông thôn mới 26/10/2019 21:33
aa
TTTĐ - Đó là chia sẻ của ông Lê Văn Hiểu – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng với phóng viên Tuổi trẻ Thủ đô khi nói về kết quả 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (2010 – 2020).

Nông thôn mới là chương trình hợp lòng dân nên được nhân dân đồng tình hưởng ứng cao

Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Chuyện trao bằng công nhận đạt chuẩn NTM cho Xã Long Phụng , Huyện Long Phú

Bài liên quan

Phát huy tiềm năng lợi thế của địa phương trong xây dựng nông thôn mới

Huyện Thanh Oai phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2020

Phấn đấu đến cuối năm 2020 U Minh sẽ trở thành huyện nông thôn mới

Nông sản Thủ đô góp sức xây dựng nông thôn mới

Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm xây dựng nông thôn mới

Nông thôn mới 63 tỉnh thành ngày càng khang trang

Nông thôn mới, diện mạo mới, sức sống mới

“Với những thuận lợi trên, cùng với sự tập trung chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, sau 10 năm triển khai thực hiện, hầu hết các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới của Trung ương và tỉnh đều đạt và vượt so với kế hoạch” – ông Hiểu chia sẻ thêm.

- Theo ông, đâu là những thành tựu nổi bật qua 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới?

Ban Thường vụ Tỉnh ủy, xem chương trình xây dựng nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu trong chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nên các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới đều đạt và vượt kế hoạch so với mục tiêu của chương trình đề ra. Hàng năm, số tiêu chí bình quân/xã đều tăng, đến nay đạt 16,85 tiêu chí/xã, tăng 10,5 tiêu chí; số xã đạt chuẩn nông thôn mới đạt 52,5%. Hiện tỉnh đã trình hồ sơ đến Trung ương đề nghị công nhận thị xã Ngã năm là thị xã hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới năm 2019. Riêng huyện Mỹ Xuyên đang quyết liệt thực hiện 2 tiêu chí còn lại là quy hoạch và văn hóa - giáo dục - y tế để được công nhận vào quý I/2020.

- Ông có thể nói rõ hơn một chút về diện mạo nông thôn tỉnh Sóc Trăng sau 10 năm xây dựng nông thôn mới?

Trước hết có thể thấy là hạ tầng giao thông nông thôn phát triển toàn diện cả về số lượng và được nâng cấp rõ rệt về chất lượng; hệ thống thủy lợi phục vụ tốt cho sản xuất nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu; nhà văn hóa, trường học, trạm y tế... được đầu tư xây dựng mới khang trang, diện mạo nông thôn có nhiều đổi mới. Đời sống vật chất của người dân được nâng lên rõ rệt, kinh tế nông thôn chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Sản xuất nông nghiệp phát triển, không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất theo chuỗi giá trị các sản phẩm thế mạnh của tỉnh (tôm, cây ăn trái, lúa đặc sản, bò thịt, bò sữa, gia cầm, hành tím…). Đến cuối năm 2018, thu nhập bình quân đầu người đạt 38,2 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 2 lần so năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo còn 8,4%, giảm 13,91% so với năm 2011.

Chất lượng đời sống văn hóa của người dân tiếp tục được nâng lên, nhiều giá trị văn hóa được bảo tồn và phát triển. Công tác bảo vệ môi trường có nhiều chuyển biến tích cực, nhất là trong công tác xử lý rác thải khu dân cư và cải tạo cảnh quan môi trường nông thôn sáng - xanh - sạch - đẹp. Hệ thống chính trị ở nông thôn được củng cố và tăng cường; dân chủ cơ sở được phát huy; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; vị thế của giai cấp nông dân ngày càng được nâng cao. Những thành tựu này đã góp phần thay đổi toàn diện bộ mặt nông thôn, tạo cơ sở vững chắc tiếp tục nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

- Việc tổ chức lại sản xuất, được xem là một trong những yếu tố quan trọng để nâng cao thu nhập khu vực nông thôn, vậy công tác này được Sóc Trăng thực hiện ra sao trong 10 năm qua?

Trong 10 năm qua, hệ thống tổ chức sản xuất, kinh doanh trong nông nghiệp, nông thôn tiếp tục được đổi mới, phù hợp hơn với cơ chế thị trường; kinh tế hộ chuyển dịch theo hướng phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Kinh tế hợp tác tiếp tục được củng cố, nâng chất; đến nay, tỉnh có 01 liên hiệp HTX với 4 HTX thành viên, 180 HTX, 1.182 tổ hợp tác đang hoạt động. Việc tổ chức liên kết sản xuất theo chuỗi cũng được quan tâm phát triển đa dạng về hình thức và cấp độ và được nhân rộng ở nhiều địa phương. Toàn tỉnh hiện có 19 HTX, THT ứng dụng công nghệ cao trong lĩnh vực trồng trọt (VietGAP) với diện tích 545.22 ha; 08 HTX, THT nuôi tôm theo tiêu chuẩn ASC, VietGAP với diện tích 417,25 ha và đa số đều được các doanh nghiệp ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm. Hiện có 78 xã (chiếm 97,5%) đạt tiêu chí tổ chức sản xuất, tăng 37,26% so với trước khi triển khai chương trình.

- Để có được bộ mặt nông thôn như ông vừa nói phải cần có một nguồn lực đủ mạnh để đầu tư. Vậy việc huy động các nguồn lực để phục vụ chương trình xây dựng nông thôn mới 10 năm qua như thế nào?

Sau 10 năm thực hiện, tổng nguồn vốn huy động thực hiện chương trình là 16.625.157 triệu đồng. Trong đó, vốn từ ngân sách Trung ương là 707.568 triệu đồng (chiếm 4,26%); ngân sách địa phương là 992.388 triệu đồng (chiếm 5,97%); vốn lồng ghép là 5.163.636 triệu đồng (chiếm 31,06%); vốn tín dụng là 7.628.163 triệu đồng (chiếm 45,88%); vốn doanh nghiệp (chủ yếu là điện) 746.387 triệu đồng (chiếm 4,49%) và vốn dân là 1.387.014 triệu đồng (chiếm 8,34%).

Với nguồn vốn từ ngân sách Trung ương hỗ trợ, các địa phương tập trung thực hiện xây dựng các công trình giao thông (81,88%); còn lại xây dựng cơ sở vật chất văn hóa (7,45%), trường học (5,17%), công trình nước sạch (2,48%), thủy lợi (1,3%) và một số nội dung khác (sửa chữa chợ, trụ sở, trạm y tế…). Do nguồn vốn được phân bổ cho các xã theo hệ số nên rất khó để triển khai những công trình đòi hỏi nhu cầu vốn đầu tư lớn. Do vậy, các địa phương đã linh hoạt lồng ghép việc xây dựng trường học, trạm y tế từ nguồn xổ số kiến thiết; đầu tư cải tạo hệ thống thủy lợi từ nguồn vốn lúa nước, phòng chống thiên tai...

- Để khơi dậy, phát huy tốt nguồn lực trong dân, rất cần có sự linh hoạt, sáng tạo trong thực hiện. Ông có thể giới thiệu đôi nét về kinh nghiệm này?

Trong quá trình chỉ đạo thực hiện, tỉnh đã mạnh dạn thực hiện cơ chế “Nhà nước hỗ trợ 50% ngân sách nếu các địa phương vận động nhân dân, doanh nghiệp đóng góp 50% phần còn lại”. Với sự vận dụng lunh hoạt, sáng tạo trên, chỉ tính trong 2 năm (2018 – 2019), các địa phương đã vận động người dân triển khai thực hiện 49 công trình giao thông, có tổng chiều dài 61,17km, với tổng kinh phí là 186 tỷ đồng (trong đó nhân dân đóng góp trên 94 tỷ đồng). Việc ban hành tiêu chí hộ văn hóa nông thôn mới, ấp văn hóa nông thôn mới đã hướng đến thúc đẩy tinh thần cộng đồng, tự lực, của chính người dân với khát vọng khởi nghiệp, làm giàu, xây dựng nông thôn mới bền vững tại địa phương.

- Được biết, thời gian qua, tỉnh Sóc Trăng cũng đã phát triển thêm nhiều nội dung xây dựng nông thôn mới ở mức cao và bền vững hơn, cụ thể những nội dung đó là gì, thưa ông?

Đúng vậy. Chương trình xây dựng nông thôn mới thời gian qua luôn được tỉnh chú trọng phát triển thêm nhiều nội dung ở mức cao và bền vững hơn như: nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu. Cùng với đó là tỉnh sẽ triển khai lồng ghép nhiều chương trình vào chương trình xây dựng nông thôn mới như: Mỗi xã một sản phẩm; Khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới: Hỗ trợ ấp đặc biệt khó khăn vùng ven biển hải đảo; Nước sạch cho các xã đảo... Qua đó, tỉnh tiếp tục tăng cường và thúc đẩy chương trình nông thôn mới, qua đó nhân rộng, phát triển, nâng cao chất lượng và ngày càng đi vào chiều sâu hơn.

Xin cảm ơn ông!

Thái Đào – An Xuyên

Đọc thêm

Quảng bá văn hóa ẩm thực vùng miền, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội Nông thôn mới

Quảng bá văn hóa ẩm thực vùng miền, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội

TTTĐ - Tối 26/6, tại vườn hoa Lạc Long Quân, phường Nhật Tân (quận Tây Hồ), Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND quận Tây Hồ tổ chức chương trình "Festival nông sản Hà Nội lần thứ 4 - năm 2025". Festival nông sản Hà Nội lần thứ 4 được tổ chức từ ngày 26/6 đến ngày 29/6.
Hà Nội phấn đấu dẫn đầu cả nước về số lượng và chất lượng sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Hà Nội phấn đấu dẫn đầu cả nước về số lượng và chất lượng sản phẩm OCOP

TTTĐ - Ngày 26/6, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đã ban hành Quyết định phê duyệt kết quả đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cấp quốc gia đợt 1 năm 2025.
Hà Nội sắp có thêm làng nghề gia nhập Mạng lưới các Thành phố Thủ công sáng tạo Kinh tế

Hà Nội sắp có thêm làng nghề gia nhập Mạng lưới các Thành phố Thủ công sáng tạo

TTTĐ - UBND huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện hồ sơ đưa làng nghề Chuyên Mỹ trở thành thành viên của Mạng lưới các Thành phố thủ công sáng tạo thế giới.
Doanh nghiệp phân bón ổn định giá bán dù nguyên liệu nhập khẩu tăng Nông thôn mới

Doanh nghiệp phân bón ổn định giá bán dù nguyên liệu nhập khẩu tăng

TTTĐ - Động thái này của Công ty cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC) không chỉ giúp ổn định tâm lý thị trường, mà còn đảm bảo quyền lợi cho hệ thống phân phối, người nông dân trong thời điểm nhiều biến động.
Phát huy sức mạnh tổng hợp trong mối quan hệ nông nghiệp - nông dân - nông thôn Nông thôn mới

Phát huy sức mạnh tổng hợp trong mối quan hệ nông nghiệp - nông dân - nông thôn

TTTĐ - Chiều 22/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị toàn quốc tổng kết Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, Phong trào thi đua "Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới", Phong trào thi đua "Vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau" giai đoạn 2021-2025.
Thủ tướng công nhận Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới Nông thôn mới

Thủ tướng công nhận Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới

TTTĐ - Ngày 22/6, Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 1226/QĐ-TTg chính thức công nhận thành phố Hà Nội hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới năm 2024.
Báo chí “mở đường”, nông thôn đổi thay Nông thôn mới

Báo chí “mở đường”, nông thôn đổi thay

TTTĐ - Những năm qua, báo chí Thủ đô đã góp phần quan trọng tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, hiệu ứng tích cực đến các cấp chính quyền, đặc biệt, đã làm thay đổi nhận thức của các tầng lớp Nhân dân, nêu cao tinh thần trách nhiệm, chung sức, đồng lòng tham gia xây dựng Nông thôn mới. Nhờ vậy, bộ mặt nông thôn Thủ đô ngày càng khởi sắc, Hà Nội ngày càng có thêm nhiều miền quê đáng sống.
Nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP qua mỗi câu chuyện Nông thôn mới

Nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP qua mỗi câu chuyện

TTTĐ - Với vai trò là cơ quan tuyên truyền, báo chí đã luôn đồng hành cùng các chủ thể, doanh nghiệp, hợp tác xã quảng bá các sản phẩm OCOP tới đông đảo người tiêu dùng. Thông qua báo chí, truyền thông, người dân không chỉ nắm bắt được thông tin, chất lượng của các sản phẩm, mà còn hiểu sâu hơn về những câu chuyện sản phẩm - yếu tố được coi linh hồn của mỗi sản phẩm OCOP.
Hà Nội: Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ Nông thôn mới

Hà Nội: Giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ

TTTĐ - Tối 19/6, Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội phối hợp với UBND quận Hai Bà Trưng tổ chức sự kiện giới thiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa các tỉnh Nam Bộ.
Thường Tín hoàn thành huyện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Thường Tín hoàn thành huyện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Sau nhiều năm phấn đấu, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Thường Tín (Hà Nội) sẽ vinh dự đón chuẩn Nông thôn mới nâng cao vào cuối tháng này.
Xem thêm