Tag

Nỗi đau sẽ nguôi ngoai nhưng tình người mãi đọng!

Văn học 25/07/2022 13:27
aa
TTTĐ - Bài thơ "Tháng bảy nối dài thương nhớ” ra đời đúng dịp kỷ niệm 75 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7), nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh không chỉ nói lời tri ân, biết ơn, kế thừa lịch sử, mà còn là niềm tự hào về sự đi lên của đất nước hôm nay. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu tới độc giả bài viết của Nhà phê bình văn học Nguyễn Thanh.
Những “cung trầm tháng 7” với dư âm vang vọng mãi Nhà báo Nguyễn Hồng Vinh - Sứ mệnh của người "giữ lửa" Nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh gửi niềm “Thắc thỏm cao nguyên” Yêu hơn nhiều từng tấc đất quê hương khi đến “Vành đai biên giới” "Vành đai biên giới" mở ra bầu trời tư tưởng!
Nỗi đau sẽ nguôi ngoai nhưng tình người mãi đọng!
Nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh bồi hồi bên bến phà Xuân Sơn - một trọng điểm ác liệt năm xưa, nhiều bộ đội, thanh niên xung phong hy sinh vì bom thù

Đối với PGS. TS, nhà báo, nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh, đề tài thương binh, liệt sĩ chiếm phần quan trọng trong quá trình sáng tác của ông. Mười năm trở lại đây, ông đã viết hơn 30 bài thơ ngợi ca sự hy sinh thầm lặng của các liệt sĩ, thương binh, bệnh binh, Mẹ Việt Nam anh hùng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Nỗi đau sẽ nguôi ngoai nhưng tình người mãi đọng!

Nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh (bên trái) không chỉ nói lời tri ân, biết ơn, kế thừa lịch sử mà còn hành động góp quỹ giúp thương binh và thân nhân liệt sĩ

Từ những tấm gương cụ thể trong đời sống thường nhật, ông đã khái quát thành những triết luận mang tính định hướng tư tưởng sâu xa, truyền niềm tin yêu vào cuộc sống tuy còn gian khó, nhưng tương lai đất nước đang mở ra với nhiều triển vọng.

Nỗi đau sẽ nguôi ngoai nhưng tình người mãi đọng!
Nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh dóng chuông ở đền Long Đại tri ân các liệt sĩ

Chính vì vậy, thơ ông tuy miêu tả những nỗi đau xé lòng, nhưng không làm con người bi lụy, gục ngã; Trái lại, cổ vũ mạnh mẽ sự dũng cảm vượt qua nỗi đau, vun đắp tình nhân ái, tạo nên sức mạnh lớn lao để vượt qua bệnh tật hiểm nghèo, vượt khó làm giàu, bền bỉ cùng toàn dân dựng xây cuộc đời mới. Bài thơ “Tháng bảy nối dài thương nhớ” là một ví dụ điển hình.

Với bài thơ này, ra đời đúng dịp kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7), nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh không chỉ nói lời tri ân, biết ơn, kế thừa lịch sử, mà còn là niềm tự hào về sự đi lên của đất nước hôm nay. Bài thơ nồng ấm một bài học đạo lý làm người, mà tươi trẻ chất đời thực, gợi hướng về ngày mai hạnh phúc.

Khi người Ông của anh

Ngã xuống ở Him Lam

Cha anh vừa tròn hai tuổi

Lúc Cha nằm xuống Tây Nguyên

Anh còn trong bụng mẹ

Khổ đầu là nỗi đau xé lòng. Sự mất mát nào mà chẳng đau, hơn thế, là sự mất mát ở cả hai thế hệ: người Ông hy sinh ở Mặt trận Điện Biên Phủ, thời chống Pháp. Người Cha hy sinh ở Tây Nguyên thời chống Mỹ. Thế hệ trước ngã xuống thì có thế hệ sau lớn lên, tiếp nối, dù mới “hai tuổi”, dù “còn trong bụng mẹ”. Nhưng sâu thẳm trong nỗi đau là niềm tự hào, vì người Ông đã góp phần “làm một Điện Biên/ Nên vành hoa đỏ, nên thiên sử vàng” và người Cha góp phần “Máu” để kết thành “Hoa” chiến công rực rỡ nhất của dân tộc là chấm dứt vĩnh viễn ách nô lê ngoại bang, mở ra cho đất nước mình chân trời Tự do, Hạnh phúc!

Khổ hai là hiện tại:

Mỗi tháng bảy về

Anh tất bật lên Tây Bắc

Thắp nhang mộ Ông

Lại xuôi Tây Nguyên

Tìm mộ Cha còn nằm trong đất!

Lời thơ tuy là sự kể lại người con, người cháu (anh) dịp tháng bảy, Ngày Thương binh - Liệt sĩ lên tận Điện Biên thắp nhang mộ Ông, rồi xuôi Tây Nguyên tìm mộ Cha, nhưng chìm trong giọng kể ấy, là nỗi niềm kính trọng, khâm phục về “anh” đáng kính: Nhớ về Ông Cha là tri ân, biết ơn lịch sử. Đó là con người biết đạo lý, sống đúng với ý nghĩa con người!

Nỗi đau sẽ nguôi ngoai nhưng tình người mãi đọng!
Nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh tưởng nhớ các chiến sĩ hy sinh ở Cổng Trời - nơi vang tiếng hô của Liệt sĩ Nguyễn Viết Xuân: "Nhằm thẳng quân thù, bắn!”

Đến khổ ba, người “anh” hiện lên rõ hơn, về tuổi tác, về đặc trưng hình dáng, về hoàn cảnh:

Chưa đầy năm mươi xuân

Tóc đã lơ thơ sương tuyết

Tháng bảy mưa tuôn

Nước mắt cạn khô

Vẫn trụ giữa cuộc đời giông gió

Nếu dừng lại ở đây, đã có thể “kết lại” một bài thơ cảm động. Hai câu cuối có sức khái quát về một hình tượng, một thân phận với sự hy sinh quá lớn đủ tạo ra sức gợi, sức liên tưởng về những mảnh đời bị mất những người thân yêu nhất tức là mất đi điểm tựa cuộc đời họ. Chỉ còn người Mẹ, vất vả, tảo tần, nuốt nước mắt vào trong nuôi con thơ dại.

Đứa trẻ “hai tuổi”, đứa con chưa ra đời kia thiệt thòi biết chừng nào! Thơ tại ngôn ngoại ở chỗ ấy! Sức mạnh biểu cảm của thơ ở chỗ ấy. Không có ngôn từ về nỗi đau, nhưng cảm thấy nỗi đau xoáy vào tâm can, nói “nước mắt cạn khô” là nói nước mắt chảy ngược vào trong!

Nhưng bài thơ đi theo kết cấu mở, mở ra cả một không gian mới, ấm áp niềm tin, ấm áp tình đời:

Mảnh vườn nhà sum suê hoa trái

Mặt ao, cá quẫy dưới trăng

Lời bà con rôm rả chiếu sân

Nước chè xanh, xanh quê hương thân thiết…

Một không gian yên ả, đầm ấm, hạnh phúc có vườn cây sum suê, có ao cá quẫy, nhất là cảnh sum họp láng giềng. Có hình ảnh, có âm thanh, có hương vị đậm chất đồng quê, trữ tình, mộc mạc mà xôn xao, vương vấn... Đó là kết quả, là thành quả của lao động “chân lấm tay bùn”, “một nắng hai sương”... Đúng vậy và đương nhiên là vậy! Khổ cuối là sự “gói lại” tư tưởng bài thơ:

Chắc dưới cõi âm

Ông và Cha rất vui lòng

Biết xóm thôn đẹp giàu

Ấm áp thương yêu…

Khổ thơ đã nâng thi phẩm lên một tầm ý nghĩa mới: Nhờ có những người như Ông, như Cha mới có ngày hôm nay hạnh phúc đủ đầy. Con cháu luôn tưởng nhớ, biết ơn, kính trọng tiền nhân. Đó là đúng với truyền thống văn hóa của dân tộc ta “ăn quả nhớ người trồng cây”, “uống nước nhớ nguồn”. Tổ tiên cũng rất hạnh phúc, tự hào vì công lao của mình đã được cháu con tiếp thu, thừa hưởng xứng đáng.

Nỗi đau sẽ nguôi ngoai nhưng tình người mãi đọng!
Nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh thắp nhang tại mộ 8 cô thanh niên xung phong hy sinh trong hang đá ở Quảng Bình

Hai câu cuối cô đọng, giàu ý, đậm tình: “xóm thôn đẹp giàu” (văn hóa vật chất); “ấm áp yêu thương” (văn hóa tinh thần). Không chỉ là người “dưới cõi âm” mong thế, mà người trần cũng mong vậy! Đó cũng còn là lời khẳng định: “xóm thôn đẹp giàu” và “ấm áp yêu thương” là cội nguồn của sức mạnh, cội nguồn của Hạnh phúc. Nên phải biết trân trọng, giữ gìn, phát huy lên tầm cao mới!

Bài thơ gửi đi thông điệp sâu xa: nỗi đau sẽ nguôi ngoai, còn tình người đọng mãi!

Tháng bảy nối dài thương nhớ

Nguyễn Hồng Vinh

Khi người Ông của anh

Ngã xuống ở Him Lam

Cha anh vừa tròn hai tuổi

Lúc Cha nằm xuống Tây Nguyên

Anh còn trong bụng mẹ

Mỗi tháng bảy về

Anh tất bật lên Tây Bắc

Thắp nhang mộ Ông

Lại xuôi Tây Nguyên

Tìm mộ Cha còn nằm trong đất!

Chưa đầy năm mươi xuân

Tóc đã lơ thơ sương tuyết

Tháng bảy mưa tuôn

Nước mắt cạn khô

Vẫn trụ giữa cuộc đời giông gió

Mảnh vườn nhà sum suê hoa trái

Mặt ao, cá quẫy dưới trăng

Lời bà con rôm rả chiếu sân

Nước chè xanh, xanh quê hương thân thiết…

Chắc dưới cõi âm

Ông và Cha rất vui lòng

Biết xóm thôn đẹp giàu

Ấm áp thương yêu…

Hà Nội, tháng 7/2022

Nhà phê bình văn học Nguyễn Thanh

Đọc thêm

“Sách mở rộng thế giới tư duy” tôn vinh văn hóa đọc Văn học

“Sách mở rộng thế giới tư duy” tôn vinh văn hóa đọc

TTTĐ - UBND quận Hoàn Kiếm tổ chức chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy” từ ngày 18 - 20/4 tại Phố Sách Hà Nội nhằm phát huy hiệu quả không gian văn hóa đọc tại Phố Sách Hà Nội, tôn vinh văn hóa đọc và phát triển phong trào đọc sách. Lễ khai mạc Hội sách diễn ra lúc 9h30 ngày 18/4 tại Phố Sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội).
Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình Văn học

Tình yêu Tổ quốc trong cuốn hồi ký của bà Nguyễn Thị Bình

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam hợp tác Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản lần thứ 2 cuốn sách “Gia đình, bạn bè và đất nước” của bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, nữ Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên, Trưởng đoàn đàm phán của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hòa đàm Paris.
“Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại" lan tỏa văn hóa đọc Văn học

“Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại" lan tỏa văn hóa đọc

TTTĐ - Vừa qua, tại Hưng Yên, khoảng 400 thầy cô giáo đã có cơ hội được nghe chia sẻ về giá trị của việc đọc sách thông qua tọa đàm “Đọc sách - Điều bình thường mà vĩ đại” của diễn giả Kim Thoa - CEO Nhà sách Tân Việt. Sự kiện do Nhà sách Tân Việt phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hưng Yên tổ chức nhằm chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam 21/4.
Giá trị văn hóa, lịch sử thiêng liêng về cội nguồn dân tộc Văn học

Giá trị văn hóa, lịch sử thiêng liêng về cội nguồn dân tộc

TTTĐ - Nhân dịp Lễ giỗ tổ Hùng Vương, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật giới thiệu đến bạn đọc hai ấn phẩm mới: “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam” do GS. TS Tạ Ngọc Tấn, PGS. TS Vũ Trọng Lâm đồng chủ biên và “Thời đại Hùng Vương (lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội)” do các tác giả Văn Tân, Nguyễn Linh, Lê Văn Lan, Nguyễn Đổng Chi, Hoàng Hưng biên soạn.
Hàng trăm loài lan hài Việt Nam xuất hiện trong sách Văn học

Hàng trăm loài lan hài Việt Nam xuất hiện trong sách

TTTĐ - Cuốn sách “Lan hài Việt Nam - Vẻ đẹp quyến rũ của tự nhiên” nặng gần 3kg, in công phu với 500 trang và hàng nghìn hình ảnh lan hài do tác giả tự thực hiện.
Ghé thăm vùng đất trẻ thơ của tác giả Yuichi Kimura Văn học

Ghé thăm vùng đất trẻ thơ của tác giả Yuichi Kimura

TTTĐ - Ngày 29/3, đông đảo các thiếu nhi, phụ huynh và người yêu thích sách đến NXB Kim Đồng tham dự sự kiện “Cùng chơi với bé! - Ghé thăm vùng đất trẻ thơ của tác giả Yuichi Kimura - Vui nhộn, đáng yêu và đầy bất ngờ!”. Tác giả Yuichi Kimura đã từ Nhật Bản quay trở lại Việt Nam lần thứ hai sau 10 năm để gặp gỡ các độc giả nhỏ tuổi của mình.
Khám phá, mơ mộng, sáng tạo với "Tuần lễ Sách tranh thiếu nhi UK" Văn học

Khám phá, mơ mộng, sáng tạo với "Tuần lễ Sách tranh thiếu nhi UK"

TTTĐ - Tại “Tuần lễ sách tranh thiếu nhi UK: Khám phá, Mơ mộng, Sáng tạo” tổ chức tại Nhà xuất bản Kim Đồng từ ngày 21 - 28/3, với một chuỗi các hoạt động như trưng bày nghệ thuật, đọc sách sáng tạo, trò chuyện chuyên đề mang đến cho bạn đọc những trải nghiệm thú vị và bổ ích.
Tình yêu Tổ quốc lấp lánh trong "Trái tim của đảo" Văn học

Tình yêu Tổ quốc lấp lánh trong "Trái tim của đảo"

TTTĐ - Trong "Trái tim của đảo", với góc nhìn và trái tim thơ trẻ, nhà thơ Hồ Huy Sơn đã “hô biến” những hình ảnh, sự vật vốn dĩ đã trở nên quen thuộc qua những bài báo, phóng sự về biển đảo, thành những tứ thơ giàu sức gợi, vẽ nên bức tranh quần đảo Trường Sa dung dị mà thơ mộng, đầy màu sắc. Nhà thơ khéo léo đan cài cảm xúc cá nhân và tình yêu Tổ quốc, truyền tải tình yêu quê hương đất nước một cách tự nhiên, chân thành.
“Học tập suốt đời” - triết lý xuyên suốt mọi thời đại Văn học

“Học tập suốt đời” - triết lý xuyên suốt mọi thời đại

TTTĐ - Học tập suốt đời là một triết lý được các học giả từ nhiều nơi trên thế giới ủng hộ, trong số đó có tác giả Michelle R. Weise (cựu học giả Fulbright và tốt nghiệp tại đại học Harvard và Stanford). Bà là tác giả của cuốn sách “Long-Life Learning: Preparing for Jobs that Don’t Even Exist Yet” (Học tập suốt đời: Sẵn sàng cho những công việc còn chưa ra đời).
Tái bản tiểu thuyết tri ân các bác sĩ tuyến đầu chống dịch Văn học

Tái bản tiểu thuyết tri ân các bác sĩ tuyến đầu chống dịch

TTTĐ - Chọn đúng dịp 27/2, nhân kỷ niệm Ngày thầy thuốc Việt Nam, tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh đã chính thức tái bản cuốn tiểu thuyết "Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi". Ngay sau khi phát hành lần đầu vào tháng 10/2024, tác phẩm đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của độc giả và bán hết 1.000 bản chỉ sau 5 ngày.
Xem thêm