Tag
Huyện Thạch Thất:

Nỗ lực nâng cao đời sống bà con dân tộc thiểu số

Người Hà Nội 03/12/2023 15:53
aa
TTTĐ - Những năm qua, đời sống đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã miền núi của huyện Thạch Thất (Hà Nội) được quan tâm và đổi thay tích cực.
Chắp cánh ước mơ khởi nghiệp cho thanh niên đồng bào dân tộc

Lá lành đùm lá rách

Huyện Thạch Thất có 18 dân tộc sinh sống, trong đó dân tộc Kinh chiếm 94,7% dân số, các dân tộc thiểu số chiếm 5,3% dân số với 17 dân tộc gồm: dân tộc Mường, Tày, Thái, Nùng, Sán Chay, Dao, Sán Dìu, Xê đăng, M’Nông, Thổ, Hà Nhì, H’Mông, Hoa, Vân kiều, Cơ tu, Gia rai, Khơ Me.

Những năm qua, nhìn chung, huyện Thạch Thất đã tiến một bước dài trên con đường nâng cao đời sống của người dân nói chung, đồng bào thiểu số nói riêng. Tuy nhiên, vẫn còn những hoàn cảnh khó khăn. Cụ thể, thống kê năm 2020 cho thấy, huyện Thạch Thất có 156 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,27% tổng số hộ dân cư, trong đó có 11 hộ nghèo là người dân tộc thiểu số.

Nỗ lực nâng cao đời sống bà con dân tộc thiểu số
Nâng cao đời sống người dân tộc thiểu số tại Thạch Thất

Hoàn cảnh điển hình là trường hợp gia đình ông Đinh Viết Thảo (thôn 2, xã Tiến Xuân). Gia đình ông Thảo chỉ có 2 vợ chồng đều già yếu, nhà ở đã xuống cấp, thu nhập thấp, bấp bênh.

Trước hoàn cảnh của gia đình ông Thảo, năm 2023, UBND xã Tiến Xuân đã kêu gọi xã hội hóa, mua tặng gia đình ông Thảo 1 con bò sinh sản trị giá gần 20 triệu đồng.

Ngoài ra, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Thạch Thất cũng hỗ trợ gia đình ông Thảo 100 triệu đồng để xây nhà Đại đoàn kết. Chính quyền địa phương cùng các tổ chức, đoàn thể xã hỗ trợ ngày công lao động và tặng vật dụng thiết yếu sau... Nhờ đó, gia đình ông Thảo đã thoát nghèo.

Một trường hợp khác, cũng tại xã Tiến Xuân, là gia đình chị Đinh Thị Nguyệt, là hội viên phụ nữ thôn 2, có hoàn cảnh khó khăn, được hỗ trợ xây nhà “mái ấm tình thương”, giúp ổn định cuộc sống. Nhờ đó đến nay, thôn 2 không còn hộ nghèo, chỉ có 1 hộ cận nghèo. Tính đến cuối năm 2023, xã Tiến Xuân chỉ còn 2 hộ nghèo và 22 hộ cận nghèo.

Tại xã Yên Bình, nơi có 42% dân số là người dân tộc Mường. Trong những năm qua, Yên Bình luôn chú trọng thực hiện tốt công tác giảm nghèo. Cùng với sự chung sức của cả hệ thống chính trị trong công tác giảm nghèo, sự nỗ lực của các hộ nên đến cuối năm 2023, Yên Bình không còn hộ nghèo, chỉ còn 15 hộ cận nghèo, trong đó có 4 hộ là người dân tộc Mường.

Nâng cao đời sống tinh thần

Nhiều năm qua, huyện Thạch Thất đã tích cực triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi của Thủ đô, giai đoạn năm 2021 - 2025.

Đặc biệt, việc tập trung thực hiện chính sách đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội cho các xã vùng núi theo Kế hoạch số 253/KH-UBND ngày 11-11-2021 của UBND thành phố đã góp phần nâng cao chất lượng đời sống, văn hóa tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện.

Nỗ lực nâng cao đời sống bà con dân tộc thiểu số
Quan tâm tới đời sống văn hoá, tinh thần

Được biết, thôn 3 (xã Tiến Xuân) có 230 hộ dân với 1.050 nhân khẩu, trong đó có hơn 80% là người dân tộc Mường, Tày, Thái... Những năm trước, thôn có nhà văn hóa, nhưng diện tích chỉ vỏn vẹn 50m2, rất bất tiện khi địa phương tổ chức các hoạt động sinh hoạt cộng đồng, họp triển khai công việc, dù phải căng thêm bạt ở ngoài sân cũng không đáp ứng đủ chỗ ngồi cho đại diện các hộ dân.

Từ năm 2021, UBND huyện Thạch Thất triển khai dự án đầu tư, xây dựng nhà văn hoá thôn 3 xã Tiến Xuân rộng 200m2, có sân chơi thể thao, nằm trong khuôn viên 4.000m2, tổng kinh phí hơn 3 tỷ đồng. Năm 2022, nhà văn hóa thôn 3, xã Tiến Xuân, được hoàn thiện, đưa vào sử dụng.

Ông Quách Hữu Hùng nhà ở gần nhà văn hóa thôn 3 phấn khởi nói: "Từ ngày có nhà văn hóa và sân chơi, chúng tôi hằng ngày tập luyện thể thao, chạy bộ, chơi bóng chuyền hơi..., vừa góp phần củng cố sức khỏe, vừa tăng thêm sự gắn kết cộng đồng".

Theo thống kê của UBND huyện Thạch Thất, từ năm 2021 đến nay, huyện đã triển khai thực hiện 10 dự án với tổng mức đầu tư 116,306 tỷ đồng, xây dựng các nhà văn hóa thôn, trụ sở xã, trạm y tế, trường học, cải tạo nâng cấp một số tuyến giao thông, thoát nước... ở các xã đông đảo đồng bào dân tộc thiểu số như Tiến Xuân, Yên Trung, Yên Bình.

Trường Trung học cơ sở xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất được xây dựng khang trang.
Trường Trung học cơ sở xã Tiến Xuân, huyện Thạch Thất được xây dựng khang trang

Phát biểu tại buổi giám sát về kết quả thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021- 2025 của Thường trực UB MTTQ Thành phố tại huyện Thạch Thất, đồng chí Nguyễn Thị Bích Ngọc (Phó Chủ tịch UBND huyện Thạch Thất) cho biết: Tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào dân tộc thiểu số ước thực hiện năm 2023 còn 0,1%; 61,2% lao động trong độ tuổi được đào tạo nghề phù hợp; không còn nhà ở dột nát; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm được rải nhựa hoặc bê tông; 100% số trường, lớp được xây dựng kiến cố hoá.

Đáng chú ý, trong cộng đồng dân tộc thiểu số, tỷ lệ học sinh mẫu giáo, tiểu học, THCS đến trường đạt 100%; 100% người từ 15 tuổi trở lên đọc thông, viết thạo tiếng phổ thông; 100% trạm y tế được xây dựng kiên cố; 100% người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, được sử dụng điện lưới quốc gia và sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; có 95% hộ gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hoá, 100% số thôn được công nhận và giữ vững danh hiệu Làng văn hoá.

Đọc thêm

Nhắc nhớ công lao những người dựng xây "Thành phố vì hòa bình" Người Hà Nội

Nhắc nhớ công lao những người dựng xây "Thành phố vì hòa bình"

TTTĐ - Dưới sự chỉ đạo của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội, Ban Quản lý Di tích Nhà tù Hỏa Lò sẽ ra mắt Trưng bày chuyên đề “Một thoáng di sản” vào ngày 1/7. Hoạt động được tổ chức nhân kỷ niệm 25 năm ngày Thủ đô Hà Nội được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) trao tặng danh hiệu "Thành phố vì hòa bình "(16/7/1999 - 16/7/2024).
Mê Linh (Hà Nội): Sôi nổi chương trình giao lưu “Gia đình hạnh phúc” Nhịp điệu cuộc sống

Mê Linh (Hà Nội): Sôi nổi chương trình giao lưu “Gia đình hạnh phúc”

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2024), Tháng hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình, Tháng hành động vì trẻ em, sáng ngày 25/6/2024, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Mê Linh tổ chức Chương trình giao lưu “Gia đình hạnh phúc” và Hội thi “Bữa ăn gia đình”.
Quận Ba Đình tôn vinh 23 gia đình “Văn hóa tiêu biểu” năm 2024 Người Hà Nội

Quận Ba Đình tôn vinh 23 gia đình “Văn hóa tiêu biểu” năm 2024

TTTĐ - Sáng 26/6, UBND quận Ba Đình (Hà Nội) tổ chức kỷ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6; Hưởng ứng Tháng phòng, chống bạo lực gia đình và biểu dương gia đình văn hóa tiêu biểu năm 2024.
Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) thiết thực kỉ niệm Ngày Gia đình Việt Nam Nhịp điệu cuộc sống

Huyện Ứng Hòa (Hà Nội) thiết thực kỉ niệm Ngày Gia đình Việt Nam

TTTĐ - Vừa qua, UBND huyện Ứng Hòa (Hà Nội) phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức các hoạt động kỉ niệm 23 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2024) và hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình năm 2024.
Lan tỏa nhân ái, góp thêm cho đời “những đóa hoa tươi” Người Hà Nội

Lan tỏa nhân ái, góp thêm cho đời “những đóa hoa tươi”

TTTĐ - Tích cực thể hiện vai trò của những người làm báo Thủ đô, mang yêu thương tới khắp mọi miền Tổ quốc trong hành trình “Hà Nội vì cả nước”, báo Tuổi trẻ Thủ đô đã lan tỏa nét nhân ái, văn minh của người Hà Nội. Với những việc làm thiết thực, ý nghĩa, tập thể lãnh đạo, phóng viên Tuổi trẻ Thủ đô đã góp thêm cho đời những đóa hoa tươi thắm, tô điểm cuộc sống thêm rực rỡ sắc màu và tràn đầy năng lượng.
Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống với Ngày hội Gia đình Việt Người Hà Nội

Tôn vinh giá trị văn hóa truyền thống với Ngày hội Gia đình Việt

TTTĐ - Ngày hội Gia đình Việt Nam năm 2024 được tổ chức tại Trung tâm Thông tin, Triển lãm và Điện ảnh Hải Phòng (số 1 Nguyễn Đức Cảnh, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng) từ ngày 25 - 29/6 là hoạt động văn hóa hưởng ứng và kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28/6, tôn vinh những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt.
Thấu hiểu, sẻ chia, gắn kết xây dựng gia đình hạnh phúc Người Hà Nội

Thấu hiểu, sẻ chia, gắn kết xây dựng gia đình hạnh phúc

TTTĐ - Để xây dựng, giữ gìn gia đình hạnh phúc chúng ta cần rất nhiều yếu tố như: Tình yêu, sự thấu hiểu, gắn kết; biết cách kiểm soát cơn nóng giận, căng thẳng; tổ chức, phân công lao động, việc nhà, việc chăm sóc con cái; kỹ năng giao tiếp, đối thoại với bạn đời, thành viên gia đình; quản lý tài chính, chi tiêu, đầu tư tài chính gia đình...
Ứng dụng công nghệ thông tin vào tuyên truyền hương ước, quy ước Người Hà Nội

Ứng dụng công nghệ thông tin vào tuyên truyền hương ước, quy ước

TTTĐ - "Đa dạng công tác thông tin, tuyên truyền về quy ước; ưu tiên ứng dụng công nghệ thông tin vào các hình thức tuyên truyền". Đó là một trong những giải pháp mà quận Long Biên (Hà Nội) sẽ thực hiện trong thời gian tới nhằm thu hút đông đảo Nhân dân tham gia vào công tác phát huy hương ước, quy ước tại địa phương.
Góp phần giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục của Hà Nội Người Hà Nội

Góp phần giữ gìn và phát huy thuần phong, mỹ tục của Hà Nội

TTTĐ - Sáng 11/6, tại Trung tâm Văn hóa quận Tây Hồ, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đã tổ chức Hội nghị tập huấn, bồi dưỡng kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ về công tác xây dựng, thực hiện quy ước, hương ước năm 2024. Hoạt động diễn ra tại cụm số 1 gồm các quận: Tây Hồ, Đống Đa, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân, Hoàng Mai, Ba Đình.
Màu áo xanh giúp thí sinh vững tâm lý, vượt qua kì thi Nhịp điệu cuộc sống

Màu áo xanh giúp thí sinh vững tâm lý, vượt qua kì thi

TTTĐ - Kỳ thi vào lớp 10 công lập tại Hà Nội diễn ra vào hai ngày thời tiết không được thuận lợi nhưng tất cả những lo lắng, căng thẳng được xoa dịu, giảm đi rất nhiều bởi học sinh và gia đình có sự đồng hành, giúp sức của các đơn vị chức năng, trong đó có màu áo xanh tình nguyện. Vì những hành động chu đáo, ấm áp ấy mà thí sinh vững tâm lý hơn, góp phần đạt kết quả tốt hơn.
Xem thêm