Tag

“Nín thở” chờ ngày khai giảng

Giáo dục 04/09/2020 07:16
aa
TTTĐ - Sau kỳ nghỉ dài do dịch Covid-19 và trước tình hình dịch bệnh diễn biến khó lường, học sinh, phụ huynh, giáo viên đều mong chờ ngày khai giảng. Dường như trong những ngày này, cả xã hội cùng “nín thở” theo dõi bản tin về dịch bệnh và mong có chuỗi ngày bình yên.
Hoàn Kiếm: Trường học chủ động, sẵn sàng cho lễ khai giảng năm học mới Hà Nội khai giảng năm học mới bằng hình thức trực tiếp, không kéo dài quá 45 phút Tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch dịp nghỉ lễ 2/9 và khai giảng năm học mới

Vẫn còn đó nỗi lo về dịch bệnh

Trong năm học vừa qua, do dịch bệnh nên học sinh có một kỳ nghỉ Tết dài vô tận, việc học hành vì thế mà cũng bị rút gọn lại. Các em đều phải chuyển sang hình thức học trực tuyến.

Dù kỳ nghỉ hè bị cắt ngắn lại nhưng cả học sinh, phụ huynh, giáo viên đều mong mỏi được đến trường, được gặp bạn bè và học kiến thức trực tiếp từ thầy cô.

0144 nin tho 1
Cả giáo viên và học sinh đều mong đến ngày khai giang để được đến trường (Ảnh chụp tại 1 lớp học của trường THCS Ngọc Lâm (Long Biên)

Chị Nguyễn Thanh Bình ở quận Long Biên chia sẻ: ‘Tôi có 2 cháu đang học tiểu học, gần đến ngày khai trường, không chỉ các con mong được đi học mà ngay cả tôi cũng đang ngóng từng giờ. Chưa bao giờ tôi lo lắng về dịch bệnh đến thế, cứ 6h và 18h hàng ngày là tôi phải theo dõi thời sự để xem nước mình, nhất là ở Hà Nội có ca mới nào bị dịch Covid-19 không. Kế hoạch thì khai giảng vẫn vào 5/9 nhưng lỡ ra mà bị dịch, phải giãn cách thì con mất vui mà bố mẹ lại vất vả vì phải xếp lịch vừa làm việc, vừa trông con”.

Anh Bùi Văn Trung ở quận Đống Đa cho biết: “Mấy hôm nay tôi “nín thở” mỗi khi xem bản tin thời sự và tin từ Bộ Y tế, chỉ mong rằng cả nước và Hà Nội kiểm soát dịch bệnh tốt, không có ca lây nhiễm trong cộng đồng để học sinh được đến trường, phụ huynh yên tâm. Tôi nghĩ, dù dịch có bùng phát thì cơ quan chức năng cũng đã có phương án dự phòng. Tuy nhiên, học trực tiếp sẽ hiệu quả hơn là học trực tuyến. Mong rằng mọi người không chủ quan để dịch bệnh được kiểm soát”.

0330 nin tho 3
Những hình ảnh ngộ nghĩnh được cô trò lớp 8A1, trường THCS Ngọc Lâm sáng tạo để chào đón ngày khai trường

Ở góc độ là học sinh, bạn Nguyễn Đình Trung, lớp 8A1, trường THCS Ngọc Lâm (Long Biên) tâm sự: “Nghỉ học nhiều mình buồn, nhớ trường lớp, bạn bè và thầy cô. Mấy ngày hôm nay mình luôn hồi hộp trước mỗi bản tin, cứ thấy báo không có ca nhiễm bệnh trong cộng đồng là mình rất vui. Mình mong mọi thứ bình yên để học sinh được đến trường”.

Luôn có nhiều phương án

Không chỉ phụ huynh và học sinh háo hức, mong đến ngày khai trường trong tâm thế hồi hộp chờ mỗi bản tin của VTV1 và Bộ Y tế hàng ngày mà cả giáo viên cũng thấp thỏm như vậy

Chị Nguyễn Thị Diệu Hà, giáo viên dạy môn Toán, chủ nhiệm lớp 8A1, trường THCS Ngọc Lâm cho biết: “Là một giáo viên, tôi luôn mong được đến trường để gặp gỡ học sinh, đồng nghiệp và tiếp tục thực hiện công việc yêu thích là truyền cảm hứng tới học trò. Theo tôi, dịch bệnh đã được kiểm soát tốt, mỗi học sinh, gia đình các em cũng như thầy cô thực hiện tốt các khuyến cáo của Bộ Y tế, chỉ đạo của ngành thì cũng không đáng lo ngại lắm.

Là một thành viên của hội đồng sư phạm THCS Ngọc Lâm, tôi sẽ tuyên truyền tới cha mẹ và các em học sinh về nội quy phòng dịch, khai báo y tế nghiêm túc và chủ động phòng dịch để ngày khai giảng diễn ra an toàn, mở màn cho năm học thuận lợi và hoàn thành đúng kế hoạch năm học của Bộ GD&ĐT”.

Để chuẩn bị cho ngày khai giảng, đến thời điểm này, các trường học trên địa bàn Hà Nội đã hoàn thành mọi công tác phòng chống dịch và chủ động các kế hoạch để triển khai cho năm học mới.

Cô Lê Thị Tượng, hiệu trưởng trường THCS Ngô Sỹ Liên (Chương Mỹ, Hà Nội) chia sẻ: “Dù là câu nói đùa: “học sinh nghỉ từ Tết đến Hè và lo ngại nghỉ tiếp từ Hè đến Tết” nhưng là nỗi lo thật của giáo viên, nhất là người đứng đầu như tôi, bởi tôi lo lắng về chất lượng học tập của các con.

Ai cũng mong muốn nhất lúc này là bình yên để thầy và trò yên tâm đến trường, mọi kế hoạch từ chính khóa đến ngoại khóa đều diễn ra ổn định, đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng”.

Mong muốn là vậy nhưng nếu dịch bệnh có diễn biến phức tạp thì trường THCS Ngô Sỹ Liên cũng đã lên những kế hoạch cụ thể để ứng phó. Cũng theo chị Lê Thị Tượng: “Dưới sự chỉ đạo của lãnh đạo UBND Huyện Chương Mỹ, chúng tôi luôn chuẩn bị 3 phương án sẵn sàng để ứng phó với dịch bệnh. Điều này cũng đã được Ban Giám hiệu nhà trường phổ biến đến giáo viên và học sinh.

Cụ thể, phương án 1 là bình yên thì toàn trường học theo thời khóa biểu và các hoạt động đều diễn ra bình thường; Phương án 2, nếu phải thực hiện việc giãn cách xã hội một cách tuyệt đối thì phụ huynh, giáo viên đều chuẩn bị về cơ sở vật chất như phương tiện máy móc, đường truyền để sẵn sàng học online, đảm bảo nghỉ dịch nhưng không ngừng học tập; Phương án 3, nếu dịch bệnh xảy ra nhưng không đến mức phải giãn cách, việc học vẫn phải đảm bảo an toàn, lúc này vẫn đảm bảo học trực tiếp và học trực tuyến. Học trực tiếp là học sinh chỉ đến trường theo số lượng thời khóa biểu nhất định để được giải đáp những thắc mắc, tổ chức kiểm tra, đánh giá, còn lại cung cấp kiến thức thì bằng hình thức dạy trực tuyến”.

Chỉ còn 1 ngày nữa là đến khai giảng, ai cũng đề mong những ngày tới bình yên để học sinh yên tâm đến trường, phụ huynh quay trở lại công việc và cuộc sống thường ngày.

Ngôi trường tuyển thẳng, thưởng tiền cho học sinh giỏi tại lễ khai giảng năm học mới Ngôi trường tuyển thẳng, thưởng tiền cho học sinh giỏi tại lễ khai giảng năm học mới

Đọc thêm

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic Giáo dục

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic

TTTĐ - Trong bối cảnh ngành Dược đang phát triển mạnh mẽ và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, sinh viên theo học ngành Dược tại trường Cao đẳng FPT Polytechnic đang sở hữu lợi thế lớn, không chỉ về chương trình đào tạo thực tiễn mà còn ở cơ hội nghề nghiệp cùng mức thu nhập đáng mơ ước.
Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh Giáo dục

Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh

TTTĐ - Hơn 2.000 học sinh được các thầy cô tư vấn và có nhiều trải nghiệm thú vị tại chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức trong khuôn viên trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, TP Hà Nội).
Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai Giáo dục

Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai

TTTĐ - Phó Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Ngô Vương Tuấn chia sẻ chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” giúp các em học sinh được tiếp thêm niềm tin, trang bị thêm hiểu biết để tự tin bước lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai với tâm thế chủ động, sáng tạo và không ngại thay đổi.
Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề Giáo dục

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề

TTTĐ - Với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, nhu cầu xã hội đối với các ngành nghề cũng đã thay đổi trong nhiều năm qua khiến câu chuyện chọn trường, ngành học nào phù hợp đã trở thành nỗi băn khoăn của hầu hết các bậc phụ huynh cũng như học sinh, đặc biệt vào thời điểm mùa thi đang đến rất gần.
Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025 Giáo dục

Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chính thức ban hành Thông tư 06/2025, sửa đổi và bổ sung quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non, áp dụng từ năm 2025 và có nhiều thay đổi quan trọng.
Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng Giáo dục

Một ngày trải nghiệm của trẻ mầm non ở làng gốm Bát Tràng

TTTĐ - Để giúp các bé hiểu hơn về những làng nghề truyền thống của Hà Nội, ngày 17/4 cô và các bé của Trường Mẫu giáo Số 3, quận Ba Đình, Hà Nội, đã đến thăm quan và trải nghiệm một số hoạt động tại Bảo tàng gốm Bát Tràng (huyện Gia Lâm).
Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non Giáo dục

Đề xuất chi hơn 116 nghìn tỷ đồng phổ cập giáo dục mầm non

TTTĐ - Để triển khai thực hiện phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ từ 3-5 tuổi, Nhà nước phải bảo đảm nguồn tài chính và nguồn nhân lực rất lớn, trong đó tổng dự toán kinh phí là 116.314,1 tỷ đồng.
Sôi nổi ngày hội văn hoá thể thao của những học sinh đặc biệt Giáo dục

Sôi nổi ngày hội văn hoá thể thao của những học sinh đặc biệt

TTTĐ - Sáng 17/4, Trường PTCS Xã Đàn (quận Đống Đa, Hà Nội) đã tổ chức chương trình "Ngày hội văn hóa thể thao" chào mừng ngày Người khuyết tật Việt Nam 18/4.
Đòn cân não cho phụ huynh khi không có cơ hội sửa sai Giáo dục

Đòn cân não cho phụ huynh khi không có cơ hội sửa sai

TTTĐ - Trong cuộc đua “đăng ký trước, thi sau”, mỗi nguyện vọng đều như một đòn tâm lý cân não, nơi mà sai một bước, cả gia đình phải trả giá bằng sự tiếc nuối.
Xem thêm