Tag

Niềm hạnh phúc của học sinh thiệt thòi trong ngôi nhà ấm áp

Giáo dục 14/11/2024 14:00
aa
TTTĐ - Nằm nép mình trên con phố Thợ Nhuộm, giữa lòng Thủ đô Hà Nội, trường Tiểu học Bình Minh là ngôi nhà ấm áp của những đứa trẻ thiệt thòi.
Giáo dục đạo đức trong nhà trường, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Phát triển sự nghiệp giáo dục trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc* Học sinh là trung tâm trong đổi mới giáo dục

Tình yêu luôn đong đầy…

Là cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Sở GD&ĐT Hà Nội, trường Tiểu học Bình Minh đón nhận học sinh khuyết tật trí tuệ học hòa nhập và dạy học sinh tiểu học. Trường hiện có 298 học sinh, 17 lớp học, trong đó có đến 14 lớp giáo dục đặc biệt với các em rối loạn phát triển ở nhiều dạng và mức độ khác nhau. Không ít học sinh có điều kiện, hoàn cảnh khó khăn.

Tuy nhiên, sự thiệt thòi, kém may mắn ấy đã được bù đắp phần nào bởi tình yêu, sự chở che của các cô giáo - những người không quản vất vả, nhọc nhằn, chăm cho các con từ bữa ăn, giấc ngủ.

Niềm hạnh phúc của học sinh thiệt thòi trong ngôi nhà ấm áp
Cô Nguyễn Thị Vân Kiều (Ảnh: Thanh Tùng)

“Cũng không thấy khó khăn, vất vả nữa vì chúng tôi quen rồi. Kỳ nghỉ lễ hay nghỉ hè, tôi lại thấy thiếu vắng, nhớ trường, nhớ các con”, cô giáo Nguyễn Thị Vân Kiều vừa tỉ mỉ hướng dẫn một học sinh nữ làm hoa nhựa vừa tâm sự.

Tốt nghiệp chuyên ngành giáo dục tiểu học, cô Vân Kiều đã có hơn 30 năm công tác tại trường Tiểu học Bình Minh. Trong hơn 30 năm đó có tới 11 năm, cô gắn bó với các em học sinh khuyết tật.

Đồng hành với hàng trăm gia đình, hàng trăm hoàn cảnh, cô Vân Kiều đã trở thành một phần gắn bó không thể thiếu trong quá trình trưởng thành của hàng trăm học sinh kém may mắn.

Khi thành lập trường Tiểu học Bình Minh, ngoài việc hình thành và phát triển các khối lớp tiểu học dành cho trẻ phát triển bình thường, Sở GD&ĐT Hà Nội còn cho phép nhà trường thành lập thêm một khối lớp đặc biệt, đó là khối lớp dành cho trẻ em chậm phát triển trí tuệ.

Trở thành giáo viên trường Tiểu học Bình Minh từ những ngày đầu thành lập, cô Nguyễn Thị Vân Kiều được phân công dạy học sinh tiểu học. Khi đó, số lượng học sinh của trường chủ yếu là học tiểu học.

Với sự thay đổi cơ cấu của nhà trường, cùng với đặc thù nhiệm vụ, cô Vân Kiều được điều động sang dạy học sinh khuyết tật sau 22 năm gắn bó với học sinh tiểu học.

Niềm hạnh phúc của học sinh thiệt thòi trong ngôi nhà ấm áp
Cô Vân Kiều dành tình yêu đặc biệt cho học trò kém may mắn (Ảnh: Thanh Tùng)

“Khi mới chuyển sang dạy trẻ khuyết tật cũng như nhiều giáo viên khác, cô Kiều có đôi chút lúng túng bởi sự khác nhau về chuyên môn, đối tượng, môi trường làm việc.

Vượt lên tất cả, bằng tình yêu thương, cô đã từng ngày chinh phục được khó khăn, vất vả, đến gần hơn với những học sinh kém may mắn”, nhà giáo Trịnh Thị Lệ Thu, Hiệu trưởng trường Tiểu học Bình Minh chia sẻ.

Sở hữu giọng đọc ấm áp, truyền cảm, cô Nguyễn Thị Vân Kiều đã tham gia đóng góp vào câu lạc bộ đọc sách trực tuyến của nhà trường mở trong thời điểm dịch COVID-19 diễn ra. Cô đã ghi âm lại các bài thơ, bài văn và gửi cho các học sinh đang phải nghỉ học tại nhà, giúp các em không bị rơi vào tình trạng cô đơn, cũng để duy trì sự kết nối giữa giáo viên và học sinh.

Giáo viên “3 trong 1”

Việc chăm sóc, giáo dục trẻ khuyết tật trí tuệ không đơn giản như chăm sóc các trẻ em bình thường khác. Mỗi học trò ở đây là một thế giới riêng đầy bí ẩn.

Để tiếp xúc làm quen với con đã khó, nay dạy con làm theo ý mình là cả một nghệ thuật. Điều quan trọng khi làm công việc dạy trẻ khuyết tật trí tuệ này là phải có sự kiên trì, nhẫn nại và cần có lòng yêu thương học sinh vô điều kiện.

Quả thật, chứng kiến giờ lên lớp của cô Nguyễn Thị Vân Kiều với lứa học sinh từ 12 - 15 tuổi mới cảm nhận được sự tài tình của giáo viên. Mỗi học sinh một dạng tật và có những hành vi khác nhau song dưới sự dẫn dắt của cô Kiều, các em và giáo viên luôn có sự kết nối liên tục khiến không khí tiết học rất vui vẻ, tràn ngập tiếng cười.

Niềm hạnh phúc của học sinh thiệt thòi trong ngôi nhà ấm áp

“Từ lúc sinh ra đến lúc trưởng thành, học sinh khuyết tật trí tuệ phải trải qua rất nhiều giai đoạn phát triển khó khăn. Do trẻ có những đặc điểm tâm sinh lí không thuận lợi, quá trình nhận thức bị suy giảm nên đa số các con đều gặp nhiều khó khăn trong việc lĩnh hội các kiến thức và trong mọi lĩnh vực phát triển như ngôn ngữ, giao tiếp xã hội, nhận thức, tự phục vụ...

Có học sinh không nói được và tôi phải giao tiếp với em qua ánh mắt, qua biểu hiện trên gương mặt”, cô Vân Kiều tâm sự.

Đa phần các học sinh khuyết tật trí tuệ đều khá nhạy cảm, dễ tủi thân và cáu giận. Vì các em thường có phản ứng cảm xúc bất ngờ nên giáo viên phải luôn linh hoạt, đảm nhận vai trò “3 trong 1”: Thầy giáo, thầy thuốc và nhà tâm lý.

Để đảm nhận được nhiều vai trò như thế, giáo viên không chỉ phải hiểu rõ từng mặt bệnh và biểu hiện của mỗi học sinh mà còn phải nắm rõ hoàn cảnh gia đình của các em. Từ đó, các cô có những giải pháp riêng biệt, lúc mềm mỏng nhưng có thời điểm cũng phải nghiêm khắc.

“Một trong những cái khó của chúng tôi là nhiều bố mẹ không chấp nhận việc con mình bị mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ và các rối loạn khác dẫn đến việc trốn tránh đưa con đi điều trị hoặc không kiên nhẫn theo đuổi các biện pháp can thiệp của bác sĩ cũng như nhà trường.

Niềm hạnh phúc của học sinh thiệt thòi trong ngôi nhà ấm áp

Chúng tôi vẫn luôn đau đáu tìm tòi các phương pháp giáo dục khác nhau, hy vọng các con mau tiến bộ. Chúng tôi chỉ mong dạy cho các con nhớ được những thứ đơn giản nhất, biết bày tỏ những điều mình mong muốn, biết phục vụ bản thân, biết quan tâm đến mọi người trong gia đình…

Trong đó, hạnh phúc hơn cả là nhìn thấy các con học sinh khuyết tật trí tuệ có thể tốt nghiệp và hòa nhập được với cuộc sống bình thường”, cô Nguyễn Thị Vân Kiều bộc bạch.

Hơn 30 năm công tác tại ngôi trường đặc biệt này, cô Nguyễn Thị Vân Kiều đã trở thành một hình ảnh thân thiện, ấm áp của học sinh mỗi ngày đến trường.

Cùng với đội ngũ giáo viên trong trường, cô Vân Kiều đang ngày ngày đồng hành cùng các “mầm xanh” kém may mắn bằng tình yêu thương từ trong trái tim mình, góp phần giúp con đường hòa nhập cộng đồng của các em học sinh trở nên gần hơn...

Đọc thêm

Cơ hội vàng cho giới trẻ trong kỷ nguyên số Giáo dục

Cơ hội vàng cho giới trẻ trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Trong bối cảnh công nghệ bùng nổ, ngành sửa chữa laptop và điện thoại di động đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho nguồn nhân lực trẻ, với nhu cầu nhân sự tăng mạnh và cơ hội thu nhập hấp dẫn.
Cùng học sinh THPT định hướng tương lai Giáo dục

Cùng học sinh THPT định hướng tương lai

TTTĐ - Mùa cao điểm của các sĩ tử 2k7 đang đến gần, cũng là lúc những băn khoăn về chọn ngành, chọn trường trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết. Hiểu được điều đó, ngày 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025”.
Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp Giáo dục

Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp

TTTĐ - Sáng 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025. Sự kiện nhằm định hướng cho học sinh THPT về lựa chọn nghề nghiệp, cũng như ngành, trường đại học phù hợp với bản thân.
Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề… Giáo dục

Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề…

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, điểm mấu chốt là các em học sinh phải hiểu thế mạnh, sở thích của bản thân để chọn ngành, chọn nghề phù hợp.
Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic Giáo dục

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic

TTTĐ - Trong bối cảnh ngành Dược đang phát triển mạnh mẽ và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, sinh viên theo học ngành Dược tại trường Cao đẳng FPT Polytechnic đang sở hữu lợi thế lớn, không chỉ về chương trình đào tạo thực tiễn mà còn ở cơ hội nghề nghiệp cùng mức thu nhập đáng mơ ước.
Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh Giáo dục

Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh

TTTĐ - Hơn 2.000 học sinh được các thầy cô tư vấn và có nhiều trải nghiệm thú vị tại chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức trong khuôn viên trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, TP Hà Nội).
Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai Giáo dục

Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai

TTTĐ - Phó Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Ngô Vương Tuấn chia sẻ chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” giúp các em học sinh được tiếp thêm niềm tin, trang bị thêm hiểu biết để tự tin bước lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai với tâm thế chủ động, sáng tạo và không ngại thay đổi.
Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề Giáo dục

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề

TTTĐ - Với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, nhu cầu xã hội đối với các ngành nghề cũng đã thay đổi trong nhiều năm qua khiến câu chuyện chọn trường, ngành học nào phù hợp đã trở thành nỗi băn khoăn của hầu hết các bậc phụ huynh cũng như học sinh, đặc biệt vào thời điểm mùa thi đang đến rất gần.
Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025 Giáo dục

Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chính thức ban hành Thông tư 06/2025, sửa đổi và bổ sung quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non, áp dụng từ năm 2025 và có nhiều thay đổi quan trọng.
Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Xem thêm