Tag

Những tiết học hạnh phúc của học sinh Hà Nội

Giáo dục 03/04/2023 11:49
aa
TTTĐ - Ngoài nhiệm vụ nâng cao chất lượng giảng dạy, các nhà trường còn quan tâm đến việc nuôi dưỡng cảm xúc tích cực trong mỗi học sinh.
Bí quyết của những tiết học hạnh phúc Trường học hạnh phúc bắt đầu từ học sinh hạnh phúc Ba Đình thí điểm xây dựng mô hình trường học hạnh phúc tại 3 trường Khởi động dự án Trường học hạnh phúc với sự tham gia của hơn 10.000 hiệu trưởng

Những tiết học rạng rỡ niềm vui

Trong giờ học Giáo dục công dân, học sinh lớp 6A4 trường THCS Nguyễn Trãi (quận Ba Đình, Hà Nội) được học bài “Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam” tích hợp với một số hoạt động gắn với nội dung chuyên đề của dự án trường học hạnh phúc.

Mở đầu là hoạt động học sinh cùng nhau hát bài hát "Thở vào, thở ra”. Nội dung bài hát cùng những động tác múa đem lại cho học sinh cảm giác dễ chịu, khoan khoái. Sau đó, các em theo dõi từng nhịp thở của mình và diễn tả tâm trạng ngày hôm nay của mình qua cách giơ tay. Khởi động cho một tiết học đã giúp cô trò xích lại gần nhau trong cách biểu lộ, chia sẻ cảm xúc của mình.

Học sinh trường THCS Nguyễn Trãi với những giờ học hạnh phúc
Học sinh trường THCS Nguyễn Trãi với những giờ học hạnh phúc

Tiết học tiếp diễn trôi chảy với các nội dung về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân Việt Nam. Trong những nghĩa vụ của công dân, từ bài tập khám phá, học sinh nhận thức được ngoài nghĩa vụ học tập, con cái trong gia đình cũng cần có trách nhiệm giúp đỡ bố mẹ làm việc nhà.

Trong giờ dạy, cô giáo đã linh hoạt, tinh tế tích hợp hướng dẫn học sinh nuôi dưỡng lòng biết ơn. Phần khám phá bài học được cô dẫn dắt rất khéo léo, làm cho học sinh trở thành trung tâm của tiết học, là người chủ động chiếm lĩnh kiến thức thông qua hệ thống bài tập phong phú, đa dạng, gần gũi với đời sống thực tế.

Điều đáng chú ý là trong suốt tiết dạy, thái độ cởi mở, ân cần, quan tâm động viên tới từng học sinh trong lớp được cô giáo bộc lộ rất tự nhiên, chân thành, làm cho mỗi học sinh không chỉ được gắn kết với bài học mà còn gắn kết với cô giáo, với bạn bè trong một không gian ngập tràn cảm xúc tích cực. Khuôn mặt của học sinh lớp 6A4 trong buổi học rạng rỡ niềm vui.

Cô Lê Hoàn Châu - Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Trãi cho biết: Thời gian gần đây, “Trường học hạnh phúc” đã trở thành một từ khóa quen thuộc của ngành Giáo dục. Cùng với trang bị kiến thức, kỹ năng cho học sinh, việc tạo dựng ngôi trường hạnh phúc cũng được ngành Giáo dục rất chú trọng.

Những tiết học hạnh phúc của học sinh Hà Nội

Đầu năm học 2022-2023, nhà trường đã tổ chức hội nghị đối thoại giữa hiệu trưởng với đại diện cha mẹ học sinh, cán bộ, giáo viên, nhân viên và đại diện học sinh các lớp với chủ đề "Chung tay xây dựng trường học hạnh phúc". Qua đó, tất cả các lực lượng trong nhà trường đều có chung mục tiêu và nhận thức, xác định rõ ràng vai trò của mình trong hành trình xây dựng trường học hạnh phúc.

Nhà trường cũng đổi mới nội dung một số hoạt động như cải tạo cảnh quan của nhà trường. Trong khuôn viên trường và ở các lớp đã thêm một số tranh ảnh, cây hoa, các bài thơ tạo không gian xanh mát, tràn ngập lòng biết ơn và những cảm xúc tươi vui, tích cực.

Các thầy cô khuyến khích các lớp thiết kế sản phẩm “Cây mơ ước” hoặc “Cây cảm xúc”, để học sinh có thể ghi lại ước mơ hoặc cảm xúc của mình hàng ngày bất kể khi nào các em muốn viết và treo lên cây. Trong phòng làm việc chung của các thầy cô cũng có một cây cảm xúc như thế.

Mỗi sự sáng tạo đều được tôn trọng

Bà Bùi Thị Nhiệm, chuyên viên Phòng Giáo dục trung học, Sở GD&ĐT Hà Nội, điều phối viên dự án trường học hạnh phúc trên địa bàn thành phố Hà Nội cho biết: Dự án trường học hạnh phúc được triển khai với sự tư vấn của GS Hà Vĩnh Thọ - Chủ tịch Học viện Eaurasia về hạnh phúc và an sinh cùng sự đồng hành của nhóm dự án.

Mục tiêu của dự án là đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho giáo viên thông qua việc hỗ trợ phát triển một khung lý thuyết rõ ràng cùng phương pháp thực hành thực tế nhằm xây dựng Trường học hạnh phúc. Dự án tập trung trau dồi cho các thầy cô kiến thức và năng lực thực hành 3 thành tố của sự quan tâm: Tự quan tâm; Quan tâm đến người khác và xã hội; Quan tâm đến môi trường và hành tinh.

Những tiết học hạnh phúc của học sinh Hà Nội
Các thầy cô đã nhận thức sâu sắc trường học hạnh phúc là khi mỗi học sinh cảm nhận được sự an toàn và ấm áp, yêu thương

Ở những bước đi đầu tiên thực hiện dự án, GS Hà Vĩnh Thọ cùng nhóm dự án đã đến thăm, làm việc, khảo sát đối với các thầy cô giáo, học sinh trường THCS Nguyễn Trãi cùng một số trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội. Các thầy cô cán bộ quản lí và giáo viên nòng cốt đã được tham gia tập huấn về nhiều nội dung xoay quanh trường học hạnh phúc.

Hiện nay, các thầy cô đã bước đầu triển khai các kĩ năng được tập huấn áp dụng trong công việc quản lí, giảng dạy, giáo dục, tiếp tục tham gia các buổi học tập trực tuyến. Trong quá trình triển khai, các thầy cô đã nhận thức sâu sắc rằng trường học hạnh phúc hiểu một cách đơn giản, đó là khi mỗi học sinh cảm nhận được sự an toàn và ấm áp, yêu thương.

Hạnh phúc có khi rất giản dị, một lời hỏi thăm, nhắn nhủ, động viên của bạn bè; Một lời phê, nhận xét chính xác, chân tình của thầy cô; Một giờ giảng hay, một buổi ngoại khóa hấp dẫn; Một không gian dễ chịu, ấm áp; Mỗi sự cố gắng của cá nhân đều được ghi nhận; Mỗi sự sáng tạo đều được tôn trọng.

Những tiết học hạnh phúc của học sinh Hà Nội
Xây dựng trường học hạnh phúc bắt đầu từ chính mỗi giáo viên

Xây dựng trường học hạnh phúc bắt đầu từ chính mỗi giáo viên. Bản thân mỗi giáo viên phải là những người hạnh phúc, biết nhận diện và quản lý được cảm xúc, quan tâm đến bản thân, quan tâm đến người khác, quan tâm đến môi trường tự nhiên. Cảm nhận được hạnh phúc khi giảng dạy và tham gia các hoạt động giáo dục, mỗi giáo viên sẽ lan tỏa được năng lực tích cực đến các em học sinh và ngược lại.

Cô Lê Hoàn Châu - Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Trãi chia sẻ: "Những tiết học tích hợp với các nội dung giáo dục “Tự quan tâm, quan tâm tới người khác và xã hội, quan tâm tới môi trường và hành tinh” sẽ tiếp tục được nghiên cứu, thí điểm triển khai, đúc rút kinh nghiệm và vận dụng hợp lý nhằm gia tăng cảm xúc hạnh phúc trong mỗi giờ dạy ở trường trong thời gian tới.

Sau học kì I năm học 2022-2023, các nội dung giáo dục về xây dựng trường học hạnh phúc được triển khai tích hợp trong hầu hết các hoạt động ngoại khóa, sinh hoạt tập thể. Sang học kì II, kế hoạch của nhà trường là đem hạnh phúc vào trong từng tiết dạy, làm cho thầy cô và học sinh cùng nhân lên niềm hạnh phúc mỗi ngày".

Đọc thêm

Tiểu học và THCS dạy 2 buổi/ngày, miễn học phí từ năm học tới Giáo dục

Tiểu học và THCS dạy 2 buổi/ngày, miễn học phí từ năm học tới

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm thống nhất chủ trương các trường tiểu học, trung học cơ sở tổ chức dạy học 2 buổi/ngày tùy theo điều kiện của từng địa phương về cơ sở vật chất, tài chính và giáo viên.
Trách nhiệm nhà giáo trên hành trình sẻ chia, nâng tầm giáo dục Giáo dục

Trách nhiệm nhà giáo trên hành trình sẻ chia, nâng tầm giáo dục

TTTĐ - Trong 3 năm triển khai (2022 - 2025), phong trào “Nhà trường cùng chung tay phát triển - Thầy cô cùng sẻ chia trách nhiệm” của ngành Giáo dục Hà Nội bước đầu đã thể hiện quyết tâm của Thủ đô trong thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương, khắc phục hạn chế, thu hẹp khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa nội và ngoại thành Hà Nội.
Khi họp phụ huynh không còn là “nỗi sợ”... Giáo dục

Khi họp phụ huynh không còn là “nỗi sợ”...

TTTĐ - Để buổi họp phụ huynh không chỉ là “báo cáo - phê bình - kiến nghị” mà trở thành một buổi gặp gỡ thực sự có ý nghĩa, cô Lê Thị Thu Nết, giáo viên chủ nhiệm lớp 3A2, Trường Tiểu học Đô thị Sài Đồng (Long Biên, Hà Nội) đã "thiết kế" một mô hình mới trong việc tổ chức họp phụ huynh ở tiểu học.
Giao gần 14.000 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên Giáo dục

Giao gần 14.000 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội vừa thông báo dành gần 14.000 chỉ tiêu học văn hóa chương trình giáo dục thường xuyên cấp THPT tại 46 trường trung cấp chuyên nghiệp và cao đẳng trên địa bàn thành phố.
Quảng Nam tạo bước đột phá mạnh mẽ cho giáo dục Giáo dục

Quảng Nam tạo bước đột phá mạnh mẽ cho giáo dục

TTTĐ - Nhằm tạo bước đột phá mạnh mẽ cho ngành giáo dục địa phương, UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành Quyết định số 1004/QĐ-UBND phê duyệt Chiến lược Phát triển giáo dục tỉnh Quảng Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Dự kiến đưa tiếng Nhật vào dạy học sinh từ lớp 3 - 12 Giáo dục

Dự kiến đưa tiếng Nhật vào dạy học sinh từ lớp 3 - 12

TTTĐ - Từ năm 2025 đến 2034, dự kiến, tiếng Nhật được giảng dạy cho học sinh từ lớp 3 đến lớp 12 trên toàn quốc.
Các trường hợp được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2025 Giáo dục

Các trường hợp được miễn thi tốt nghiệp THPT năm 2025

TTTĐ - Tại Quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2025, có 3 đối tượng được miễn thi, gồm: miễn thi tất cả các môn, miễn thi môn Ngoại ngữ và miễn thi môn Ngữ văn; đồng thời quy định cụ thể về từng đối tượng.
Hà Nội vinh danh học sinh đạt giải khoa học kỹ thuật quốc gia Giáo dục

Hà Nội vinh danh học sinh đạt giải khoa học kỹ thuật quốc gia

TTTĐ - Chiều 5/5, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức gặp mặt đội tuyển tham dự cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế năm 2025 và trao giấy chứng nhận đoạt giải cuộc thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật dành cho học sinh trung học cấp quốc gia năm học 2024 - 2025.
Áp lực mùa thi từ gia đình: Gió ngược trên đường chạy nước rút Giáo dục

Áp lực mùa thi từ gia đình: Gió ngược trên đường chạy nước rút

TTTĐ - Trong giai đoạn nước rút chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025, điều khiến nhiều học sinh lớp 12 mệt mỏi không chỉ là lượng kiến thức cần ôn luyện, mà còn là áp lực đến từ… chính gia đình. Hơn bao giờ hết, sự đồng hành đúng cách từ cha mẹ có thể trở thành điểm tựa, thay vì trở thành rào cản tâm lý.
Đường dây nóng hỗ trợ tuyển sinh đầu cấp tại Hà Nội Giáo dục

Đường dây nóng hỗ trợ tuyển sinh đầu cấp tại Hà Nội

TTTĐ - Mỗi quận, huyện ở Hà Nội công khai 2 số điện thoại đường dây nóng hỗ trợ phụ huynh trong tuyển sinh đầu cấp trực tuyến.
Xem thêm