Tag

Những thay đổi mang tính bước ngoặt trong giáo dục

Giáo dục 26/03/2025 15:51
aa
TTTĐ - Đầu năm 2025, lĩnh vực giáo dục đào tạo có đến 3 sự kiện lớn với những chính sách thay đổi mang tính bước ngoặt, tạo nền móng cho sự phát triển nguồn nhân lực quốc gia trong kỷ nguyên mới…
Nâng chất lượng giáo dục với hội thi giáo viên dạy giỏi cấp THCS Tầm quan trọng của giọng nói trong giáo dục hiện đại

Chấn chỉnh dạy thêm, học thêm

Ngày 14/2, Thông tư 29/2024 thay cho Thông tư 17/2012 do Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành chính thức có hiệu lực, đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc chấn chỉnh tình trạng dạy thêm, học thêm trên cả nước.

Học sinh trường Tiểu học Thăng Long, quận Hoàn Kiếm trong giờ học (Ảnh: Thanh Tùng)
Học sinh trường Tiểu học Thăng Long, quận Hoàn Kiếm trong giờ học (Ảnh: Thanh Tùng)

Khi xây dựng thông tư này, Bộ GD&ĐT hướng tới quan điểm, trường học không có học thêm, dạy thêm vì về nguyên tắc, nhà trường, thầy cô thực hiện đúng giờ học theo quy định đã bảo đảm cho học sinh lượng kiến thức và đáp ứng yêu cầu cần đạt của Chương trình Giáo dục phổ thông 2018.

Theo khảo sát của Viện Nghiên cứu Giáo dục thực hiện vào năm 2023, trung bình mỗi học sinh THPT tại các thành phố lớn phải tham gia 12 - 15 tiết học thêm mỗi tuần, chiếm gần 40% thời gian học tập với mức học phí trung bình 2 - 4 triệu đồng/tháng. Điều này không chỉ gây áp lực tài chính mà còn tạo ra sự mất cân bằng trong phát triển toàn diện của học sinh.

Chính vì vậy, việc ban hành Thông tư 29 là điều cần thiết trong bối cảnh hiện nay. Bằng việc giới hạn dạy thêm, Thông tư buộc hệ thống giáo dục phải nâng cao chất lượng giảng dạy trong giờ chính khóa và chuyển từ phương pháp truyền thụ kiến thức một chiều sang mô hình phát triển năng lực tư duy và tự học.

Trước nhiều quan điểm trái chiều và những khó khăn bước đầu trong việc thực hiện Thông tư 29, Bộ GD&ĐT đã quyết liệt với quan điểm chỉ đạo “5 không” trong thực hiện cấm dạy thêm (không “đánh trống bỏ dùi”, không thỏa hiệp, không khoan nhượng, không biến tướng, không nói khó mà không làm).

Mới đây, tại buổi kiểm tra tình hình thực hiện Thông tư 29/2024 về dạy thêm tại Hải Phòng, Bắc Giang, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng một lần nữa nhấn mạnh: Tự học không có nghĩa là một mình, đối với học sinh phổ thông giáo viên là người kiến tạo, chỉ huy, định hướng chứ không chỉ là người truyền thụ kiến thức.

Khẳng định học thêm là nhu cầu có thực và Thông tư 29 không cấm nhưng Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cho rằng dạy thêm, học thêm tràn lan dẫn đến nhiều hệ luỵ. Vì vậy, Thông tư 29/2024 chỉ quản lý công khai, minh bạch để bảo vệ sự tôn nghiêm của ngành, bảo vệ những nhà giáo giỏi được học sinh, phụ huynh gửi gắm niềm tin không bị mang tiếng có những hành vi ép buộc.

Học sinh trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam chuẩn bị cho cuộc thi robotics thế giới (Ảnh: Thanh Tùng)
Học sinh trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam chuẩn bị cho cuộc thi robotics thế giới (Ảnh: Thanh Tùng)

Cũng theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, không thể nói giáo viên giảm thu nhập vì không được dạy thêm, cần nhìn nhiều ngành nghề khác, nhìn giáo viên mầm non, giáo viên những môn học không dạy thêm.

Miễn học phí cho học sinh phổ thông cả nước

Nghị quyết số 29-NQ/TW của Đảng khẳng định: “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội”.

Ngày 28/2, Bộ Chính trị quyết định thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên phạm vi cả nước. Thời điểm thực hiện từ đầu năm học mới 2025 - 2026 (tháng 9/2025 trở đi).

Dự kiến nhu cầu kinh phí ngân sách Nhà nước phải chi trả để thực hiện chủ trương miễn học phí cho những đối tượng nêu trên là khoảng 30.000 tỷ đồng/năm.

Theo mô hình dự báo của Bộ GD&ĐT, biện pháp này sẽ giúp tỷ lệ hoàn thành chương trình trung học cơ sở tăng từ 88,6% hiện nay lên 95% vào năm 2030, đồng thời nâng tỷ lệ học sinh hoàn thành trung học phổ thông từ 72,3% lên 85%. Đây là điều kiện tiên quyết để tạo ra nguồn nhân lực có trình độ đủ để thích ứng với nền kinh tế tri thức.

Theo thống kê, hiện cả nước có 23,2 triệu học sinh (chưa bao gồm học sinh học tại các trung tâm giáo dục nghề nghiệp và giáo dục thường xuyên). Trong đó, 3,1 triệu học sinh mầm non dưới 5 tuổi; 1,7 triệu học sinh mầm non 5 tuổi; 8,9 triệu học sinh tiểu học; 6,5 triệu học sinh trung học cơ sở và 3 triệu học sinh trung học phổ thông.

Học sinh Hà Nội trong giờ học
Học sinh Hà Nội trong giờ học

Trong khi đó, chi phí học tập trực tiếp và gián tiếp hiện chiếm trung bình 15 - 20% thu nhập hộ gia đình và là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bỏ học ở các vùng khó khăn. Tỷ lệ bỏ học ở cấp trung học cơ sở tại các tỉnh miền núi phía Bắc vẫn dao động ở mức 8 - 12%, cao gấp 4 lần so với các thành phố lớn.

Học tập suốt đời đảm bảo phát triển thịnh vượng, bền vững

Trong bài viết "Học tập suốt đời", Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: Chỉ có học tập suốt đời, mỗi cá nhân mới có thể thích nghi, làm giàu trí tuệ, hoàn thiện nhân cách và vững vàng trước mọi thách thức.

Đó là chìa khóa để phát triển bản thân trong xã hội hiện đại; cao hơn, đây là chìa khóa quan trọng để nâng cao dân trí và đào tạo nhân lực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, là con đường duy nhất, hướng đi tất yếu của mọi quốc gia để đảm bảo sự phát triển thịnh vượng, bền vững.

Lời kêu gọi "Học tập suốt đời" của Tổng Bí thư Tô Lâm được đặt trong bối cảnh toàn cầu đặc biệt và có những yêu cầu riêng biệt nên có ý nghĩa và tầm quan trọng rất đặc biệt.

Tổng Bí thư Tô Lâm nói: "Thực hiện các quan điểm, chủ trương của Đảng, việc xây dựng xã hội học tập, học tập suốt đời đã trở thành phong trào, thành nhu cầu, thành nếp văn hóa và đạt nhiều kết quả quan trọng.

Những thay đổi mang tính bước ngoặt trong giáo dục

Theo đó, đã hình thành hệ thống giáo dục quốc dân thống nhất từ giáo dục mầm non đến đào tạo sau đại học; các loại hình trường, lớp, loại hình đào tạo được đa dạng hóa, mang lại cơ hội học tập cho người dân ở mọi lứa tuổi".

Bài viết của Tổng Bí thư cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học tập liên tục trong bối cảnh cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang diễn ra mạnh mẽ.

Cách mạng 4.0 đang diễn ra với quy mô và tốc độ chưa từng có, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tri thức, chuyển đổi số, kinh tế số, xã hội số khiến một phần nội dung giảng dạy tại nhà trường hôm nay có thể thành lạc hậu, lỗi thời sau vài năm; hơn thế, những điều phổ biến hiện nay thì 10 năm trước còn chưa xuất hiện và có 65% những công việc hiện nay sẽ bị thay thế bởi công nghệ trong những năm tới.

Với thế giới phức tạp, không ổn định và biến đổi khôn lường, tri thức phải không ngừng được bổ sung, tuổi thọ con người dài hơn, thời gian về hưu đủ dài, buộc người cao tuổi phải học và hoạt động để không bị lạc hậu với xã hội hiện đại.

Trong bối cảnh đó, theo Tổng Bí thư: “Học tập suốt đời trở thành một quy luật sống; không chỉ giúp mỗi cá nhân nhận biết, thích nghi, không tụt hậu trước sự biến đổi từng ngày của thế giới hiện tại, làm giàu trí tuệ, hoàn thiện nhân cách, vượt qua khó khăn, thử thách để ngày càng tiến bộ và định vị bản thân trong xã hội hiện đại; cao hơn, đây là chìa khoá quan trọng để nâng cao dân trí và đào tạo nhân lực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, là con đường duy nhất, hướng đi tất yếu của mọi quốc gia để đảm bảo sự phát triển thịnh vượng, bền vững”.

Ban Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội động viên các học sinh chuẩn bị tham dự kỳ thi Olympic Khoa học trẻ quốc tế IJSO 2024
Ban Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội động viên các học sinh chuẩn bị tham dự kỳ thi Olympic Khoa học trẻ quốc tế IJSO 2024

Tổng Bí thư khẳng định để Việt Nam phát triển bền vững trong thời đại tri thức, toàn dân cần thực hiện việc học tập suốt đời, đặc biệt là cán bộ, đảng viên phải hội tụ được tâm - tài - trí - lực, "dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám hy sinh vì lợi ích chung".

Cùng với đó, Tổng Bí thư Tô Lâm thẳng thắn chỉ ra những "căn bệnh" đang hạn chế hiệu quả của việc xây dựng tinh thần học tập suốt đời, nhấn mạnh sự cần thiết của việc khắc phục những hạn chế này để tạo động lực cho việc học tập liên tục.

Tuy nhiên, để có thể thực hiện chiến lược giáo dục quốc gia mới, chúng ta cần tập trung vào giải quyết 3 vấn đề. Thứ nhất, cải cách toàn diện chương trình và phương pháp giáo dục phổ thông. Thứ hai, xây dựng hệ thống hỗ trợ phổ cập giáo dục toàn diện. Thứ ba, xây dựng văn hóa học tập suốt đời trong toàn xã hội.

Với đội ngũ nhân lực được đào tạo theo chiến lược giáo dục mới, trong tương lai họ không chỉ bù đắp sự thiếu hụt mà còn là tiền đề cần thiết để đưa cả nước tiến vào thời kỳ phát triển mới thành công, làm cho đất nước Việt Nam ngày càng giàu có, vững mạnh, phồn vinh, “sánh vai với các cường quốc năm châu” như Bác Hồ từng mong muốn.

Đọc thêm

Khen thưởng hơn 100 giáo viên dạy giỏi thành phố cấp THPT Giáo dục

Khen thưởng hơn 100 giáo viên dạy giỏi thành phố cấp THPT

TTTĐ - Sáng 4/4, tại trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết, khen thưởng Hội thi giáo viên dạy giỏi cấp THPT các môn Toán, Tiếng Anh, Công nghệ năm học 2024 - 2025.
Ứng dụng iPad trong dạy học - mô hình trường học thông minh Giáo dục

Ứng dụng iPad trong dạy học - mô hình trường học thông minh

TTTĐ - Ngày 3/4, Phòng Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) quận Ba Đình, Hà Nội đã tổ chức hội thảo "Kỷ nguyên số: Khám phá lớp học iPad và trường học thông minh", đánh dấu bước tiến quan trọng trong hành trình chuyển đổi số giáo dục của quận.
Bình Thuận phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2025 Giáo dục

Bình Thuận phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm học 2025

TTTĐ - Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Bình Thuận vừa thông báo chỉ tiêu tuyển sinh vào lớp 10 các trường THPT công lập trên địa bàn tỉnh Bình Thuận năm học (2025 - 2026).
Nền tảng trực tuyến giúp học sinh phát triển tư duy kinh doanh Giáo dục

Nền tảng trực tuyến giúp học sinh phát triển tư duy kinh doanh

TTTĐ - Sử dụng hoạt hoạ kết hợp với các nhân vật trong đời sống hàng ngày, 5 học sinh trường THCS Trưng Vương (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã phát triển nền tảng giáo dục trực tuyến giúp học sinh THCS & THPT phát triển tư duy kinh doanh và khởi nghiệp.
Điều kiện để được tuyển thẳng vào lớp 10 tại Hà Nội Giáo dục

Điều kiện để được tuyển thẳng vào lớp 10 tại Hà Nội

TTTĐ - Sở GD&ĐT Hà Nội quy định cụ thể điều kiện đối với các trường hợp được tuyển thẳng trong kỳ thi vào lớp 10 năm học 2025 - 2026.
Trao giải cuộc thi vẽ tranh "Đan Mạch trong mắt em" Giáo dục

Trao giải cuộc thi vẽ tranh "Đan Mạch trong mắt em"

TTTĐ - Ngày 2/4, tại Nhà Xuất bản Kim Đồng đã diễn ra lễ trao giải và triển lãm cuộc thi vẽ tranh "Đan Mạch trong mắt em".
Vinschool: Bệ phóng vững chắc cho học sinh vào đại học top đầu trong nước và quốc tế Giáo dục

Vinschool: Bệ phóng vững chắc cho học sinh vào đại học top đầu trong nước và quốc tế

TTTĐ - Mùa tuyển sinh đại học 2025 - 2026 tiếp tục chứng kiến sự bứt phá của học sinh Vinschool khi nhiều em trúng tuyển vào các trường danh tiếng trong nước và quốc tế trong Kì tuyển sinh sớm vừa qua. Đặc biệt, 2 học sinh Nguyễn Bentley Minh Nhật và Nguyễn Sỹ Hưng đã gây “bão” mạng xã khôi khi xuất sắc giành học bổng hơn 8 tỷ đồng mỗi em từ các trường đại học danh giá nhất nước Mỹ thuộc nhóm Ivy League - Dartmouth College và Brown University.
Khuyến khích giáo viên ứng dụng công nghệ số ôn thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Khuyến khích giáo viên ứng dụng công nghệ số ôn thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Bộ GD&ĐT đã có văn bản hướng dẫn tổ chức ôn thi tốt nghiệp THPT trong năm học 2024-2025 gửi các sở GD&ĐT.
Lưu ý cho thí sinh khi đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2025 Giáo dục

Lưu ý cho thí sinh khi đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2025

TTTĐ - Sở GD&ĐT Hà Nội hướng dẫn tất cả thí sinh, kể cả thí sinh thuộc diện miễn thi phải cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân và đăng ký bài thi, môn thi, chuẩn bị các điều kiện sẵn sàng cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025.
Học sinh quận Hoàn Kiếm lan tỏa nét đẹp văn hóa Thủ đô Giáo dục

Học sinh quận Hoàn Kiếm lan tỏa nét đẹp văn hóa Thủ đô

TTTĐ - Thông qua cuộc thi “Sứ giả du lịch” và vẽ tranh “Em yêu Hoàn Kiếm - Hà Nội”, hàng nghìn học sinh quận Hoàn Kiếm đã góp phần lan tỏa nét đẹp văn hóa Thủ đô.
Xem thêm