Tag

Những sai lầm khi nấu ăn làm giảm lượng giá trị dinh dưỡng

Chung tay vì an toàn thực phẩm 02/08/2023 12:45
aa
TTTĐ - Nhiều thói quen khi nấu nướng có thể làm giảm hàm lượng một số vitamin và khoáng chất nếu thực hiện không đúng cách.

Nấu nướng ở nhiệt độ cao

Đạm là thành phần chính trong các loại thịt. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, với chất đạm (protit), khi đun nóng ở nhiệt độ 70 độ C, protit đóng vón lại rồi bị thoái hóa. Khi có axit quá trình này xảy ra ở nhiệt độ thấp hơn. Quá trình đông vón vừa phải làm cho protit dễ tiêu.

Khi nấu nướng ở nhiệt độ cao quá lâu, giá trị dinh dưỡng của protit giảm đi vì tạo thành các liên kết khó tiêu. Quá trình này hay xảy ra khi nướng, hấp thức ăn trong lò nhiệt độ cao, rán thực phẩm trong dầu mỡ quá lâu (khi thực phẩm rán trong dầu mỡ nhiệt độ có thể lên đến trên 200 độ C, khi nướng thực phẩm trên bếp than nhiệt độ có thể lên đến 300 độ C).

Thực phẩm rán ở nhiệt độ quá cao dễ bị cháy, là nguyên nhân hàng đầu gây nên căn bệnh ung thư.
Thực phẩm rán ở nhiệt độ quá cao dễ bị cháy, là nguyên nhân hàng đầu gây nên căn bệnh ung thư

Bên cạnh đó, khi nướng thức ăn trên bếp lửa mỡ chảy ra rơi xuống tạo mùi thơm nhưng thực chất đó là carbuahydro thơm vòng không tốt cho cơ thể và đó chính là một trong các tác nhân gây ung thư.

Do vậy không nên tái sử dụng dầu mỡ đã qua rán ở nhiệt độ cao, không mua các thức ăn rán, quay bán sẵn (quẩy, bánh rán, gà quay…) khi thấy chảo dầu, mỡ dùng cho việc chế biến không còn trong, đã được sử dụng nhiều lần và có màu đen cháy.

Ngoài ra, thời gian nấu càng dài và nhiệt độ càng cao sẽ làm mất đi nguồn vitamin và dinh dưỡng tuyệt vời có trong thực phẩm. Khi ninh đố ăn quá lâu, các loại vitamin dễ tan trong nước như Vitamin B hay C sẽ tan hết ra trong nước dùng, chỉ có các omega hay chất béo là ổn định. Hâm nóng lại đồ ăn nhiều lần, đặc biệt là rau cũng là việc làm không nên vì dễ khiến các vitamin bị hủy diệt nhanh chóng.

Rửa nhiều lần, thái rau củ quá nhuyễn

Khi mới cắt và rửa rau, vitamin C trong rau đã bị thất thoát. Khi cắt rau, một số tế bào bị vỡ, vitamin C tiếp xúc với không khí sẽ bị oxy hóa, càng để lâu lượng vitamin C hao hụt càng nhiều. Thêm vào đó, nó còn là loại vitamin tan trong nước, khi tiếp xúc với nước sẽ bị nước cuốn trôi ra khỏi vết cắt. Do đó, không nên rửa nhiều lần sau khi cắt rau củ, chưa nói đến việc ngâm chúng trong thời gian dài có thể làm mất hơn 20% lượng vitamin C.

Khi nấu rau, trước tiên hãy rửa sạch rồi mới cắt.
Rau củ quả nên rửa sạch rồi cắt

Ngoại trừ các loại củ có vỏ cứng không thể ăn được thì không nên gọt vỏ rau củ, chỉ cần rửa sạch rồi đem nấu là được vì ở một số loại rau củ như củ cải, cà rốt, cà tím... phần vỏ chứa hàm lượng vitamin cực kì cao.

Khi nấu rau, trước tiên hãy rửa sạch rồi mới cắt. Để ráo nước càng nhiều càng tốt trước khi cắt. Nấu ngay sau khi cắt. Khi chần, cố gắng giữ nguyên rau (không cắt).

Rã đông thực phẩm không đúng cách

Đa số mọi người thường rã đông thịt ở nhiệt độ phòng mà không biết rằng khoảng nhiệt độ từ 4 độ C đến 60 độ C là môi trường lí tưởng cho vi khuẩn sinh sôi trên thực phẩm.

Các chuyên gia cho rằng, việc rã đông thịt trong tủ lạnh sẽ an toàn hơn nhiều. Có thể mất nhiều thời gian nhưng thịt sẽ tươi và ngon hơn. Theo đó, bạn nên bỏ thịt từ ngăn đá xuống ngăn mát trong thời gian 3 - 4 tiếng trước khi chế biến. Khi đó thịt vừa được rã đông hoàn toàn lại vừa giữ được độ tươi và tính vệ sinh.

Rã đông thực phẩm không đúng cách
Việc cấp đông, rã đông thực phẩm không đúng cách không chỉ làm giảm dinh dưỡng mà còn có thể gây ngộ độc cho người dùng

Mặt khác, rã đông từ từ ở ngăn mát tủ lạnh còn giúp cho bạn có thể bảo quản thịt thêm 3 - 5 ngày nếu chưa chế biến ngay mà không làm thực phẩm hư hỏng hoặc bị biến chất.

Theo khuyến cáo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, ngoài rã đông thịt sống bằng tủ lạnh, các bà nội trợ còn có thể rã đông bằng nước lạnh hoặc lò vi sóng.

Tuy nhiên bạn cần lưu ý cho thịt vào túi kín trước khi rã đông chúng trong nước lạnh nhằm tránh sự xâm nhập của vi khuẩn, mất đi chất dinh dưỡng và hãy đảm bảo rằng 30 phút thay nước một lần.

Nấu ăn cho nhiều nước

Các phương pháp chế biến như nấu, luộc tốt cho sức khỏe và lành mạnh hơn chiên, rán. Tuy nhiên, nếu không chú ý, quá trình luộc, nấu vẫn có thể làm mất rất nhiều vitamin trong thực phẩm.

Một số loại vitamin tan trong nước khi đun nóng, vì thế, chỉ nên nấu với lượng nước vừa phải và khi ăn nên ăn cả nước để không làm mất dinh dưỡng. Nấu với quá nhiều nước và bỏ đi sẽ khiến một lượng lớn các vitamin trong thực phẩm bị thất thoát.

Ngoài việc biết cách chế biến thực phẩm cần thực hiện:

Đảm bảo quy trình chế biến theo nguyên tắc nguyên liệu sạch không để lẫn nguyên liệu bẩn, các nguyên liệu khác nhau (thịt, cá, rau...) cũng không được để lẫn với nhau.Thực phẩm chín không được để lẫn với thực phẩm sống. Đồng thời các dụng cụ, trang thiết bị phải sạch sẽ, người chế biến thực phẩm phải khỏe mạnh an toàn không là nguồn lây nhiễm.

Khâu chuẩn bị để chế biến thực phẩm rất cần thiết phải đảm bảo thực hành tốt vệ sinh cá nhân, vệ sinh dụng cụ, nguyên liệu chế biến sạch.

Các loại rau và hoa quả dùng không cần qua nấu, phải rửa sạch dưới vòi nước chảy (nước phù hợp với tiêu chuẩn để uống) và nếu cần, sẽ được rửa sạch với dung dịch thuốc tím hoặc với dung dịch khác có hiệu quả tác dụng tương đương, sau đó lại rửa sạch dưới vòi nước chảy.

Ăn nhiều muối tác động xấu đến cơ thể Ăn nhiều muối tác động xấu đến cơ thể

TTTĐ - Muối là loại gia vị chủ yếu trong món ăn hàng ngày và là một khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Tuy ...

Nấm rừng - món ăn bổ dưỡng hay Nấm rừng - món ăn bổ dưỡng hay "quà của tử thần"?

TTTĐ - Nấm là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chế biến được nhiều món ăn ngon. Tuy nhiên, thời gian gần đây đã ...

Rước bệnh vì thói quen Rước bệnh vì thói quen "tiếc rẻ" thức ăn thừa

TTTĐ - Nhiều bà nội trợ có thói quen tiếc rẻ thức ăn đã có dấu hiệu ôi thiu, nấm mốc bằng cách cắt bỏ ...

Đọc thêm

Nguy cơ nhiễm sán, ký sinh trùng từ các món ốc, cua đá nướng Chung tay vì an toàn thực phẩm

Nguy cơ nhiễm sán, ký sinh trùng từ các món ốc, cua đá nướng

TTTĐ - Bệnh viện Đặng Văn Ngữ (Hà Nội) thuộc Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Trung ương đã tiếp nhận bé trai 7 tuổi (Tuyên Quang) trong tình trạng tổn thương phổi, ngực đau tức, khó thở nghi do nhiễm sán lá phổi.
Ngộ độc sau khi ăn sâu ban miêu Chung tay vì an toàn thực phẩm

Ngộ độc sau khi ăn sâu ban miêu

TTTĐ - Theo thông tin từ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, Khoa Hồi sức Nội khoa và Chống độc của bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị thành công cho nam bệnh nhân (42 tuổi, Yên Bái) bị ngộ độc sau ăn sâu ban miêu.
Hải Phòng: 130 công nhân nghi ngộ độc thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Hải Phòng: 130 công nhân nghi ngộ độc thực phẩm

TTTĐ - Chiều 27/6, Sở Y tế Hải Phòng có báo cáo nhanh về chùm ca bệnh nghi ngộ độc thực phẩm sau bữa ăn trưa tại Công ty Cổ phần đóng tàu Sông Cấm, có địa chỉ tại thôn Ngô Hùng, xã An Hồng, huyện An Dương.
Phạt 19 cơ sở hành nghề y, dược, an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Phạt 19 cơ sở hành nghề y, dược, an toàn thực phẩm

TTTĐ - Thanh tra Sở Y tế Hà Nội đã kiểm tra và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 19 cơ sở hành nghề y, dược, an toàn thực phẩm (ATTP) trên địa bàn thành phố với số tiền 269 triệu đồng.
Đảm bảo an toàn thực phẩm quanh điểm thi tốt nghiệp THPT Chung tay vì an toàn thực phẩm

Đảm bảo an toàn thực phẩm quanh điểm thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Quận Hoàng Mai (Hà Nội) yêu cầu UBND các phường rà soát, kiểm tra cửa hàng kinh doanh ăn uống xung quanh khu vực điểm thi ký cam kết đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Công khai 7 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Công khai 7 cơ sở vi phạm an toàn thực phẩm

TTTĐ - UBND quận Hai Bà Trưng đã công bố danh sách các cơ sở vi phạm hành chính về lĩnh vực an toàn thực phẩm thời gian qua.
Bảo đảm cấp cứu, an toàn thực phẩm kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024 Chung tay vì an toàn thực phẩm

Bảo đảm cấp cứu, an toàn thực phẩm kỳ thi tốt nghiệp THPT 2024

TTTĐ - Bộ Y tế đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bệnh viện, Viện có giường bệnh trực thuộc Bộ Y tế về việc bảo đảm công tác y tế phục vụ kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Đổi mới các hình thức truyền thông trong cuộc chiến “thực phẩm bẩn” Chung tay vì an toàn thực phẩm

Đổi mới các hình thức truyền thông trong cuộc chiến “thực phẩm bẩn”

TTTĐ - Thời gian qua, Hà Nội đã đẩy mạnh công tác truyền thông về an toàn thực phẩm (ATTP), nâng cao nhận thức của người quản lý, người sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và người tiêu dùng về đảm bảo ATTP. Thông qua các phương tiện truyền thông, người tiêu dùng được bổ sung kiến thức trong nhận diện sản phẩm an toàn.
Tích cực chuyển đổi số trong công tác quản lý an toàn thực phẩm Chung tay vì an toàn thực phẩm

Tích cực chuyển đổi số trong công tác quản lý an toàn thực phẩm

TTTĐ - Là quận đông dân, mật độ dân cư và di biến động dân lớn, trên địa bàn có nhiều cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, quận Hai Bà Trưng đặc biệt quan tâm chú trọng đến công tác đảm bảo an toàn thực phẩm.
Mổ thịt lợn, người đàn ông mắc liên cầu lợn nguy kịch Chung tay vì an toàn thực phẩm

Mổ thịt lợn, người đàn ông mắc liên cầu lợn nguy kịch

TTTĐ - Theo thông tin từ Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, bệnh viện vừa tiếp nhận bệnh nhân nam được Bệnh viện Đa khoa tỉnh Yên Bái chuyển đến với chẩn đoán sốc nhiễm khuẩn theo dõi do liên cầu lợn.
Xem thêm