Những nguyên liệu tự nhiên có thể giúp giảm đau rát do bỏng
Cẩn trọng với tai nạn bỏng trong sinh hoạt
Bỏng gây ra tổn thương đau đớn, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng của người dân. Nếu không được xử trí tốt có thể để lại sẹo cùng nhiều di chứng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh về sau.
Tại các bệnh viện thường xuyên tiếp nhận và điều trị các trường hợp nhập viện do bỏng. Các trường hợp từ nhẹ đến nặng do nhiều lý do như bỏng điện, bỏng ga, bỏng xăng…
Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê của Viện Bỏng quốc gia, khoảng 2/3 trong số 100 nạn nhân bị bỏng phải nhập viện là trẻ em. Tác nhân gây bỏng ở trẻ chủ yếu là nước sôi, lửa, hóa chất, điện, sử dụng đồ chơi không an toàn.
Vết bỏng ở trẻ em, dù diện tích nhỏ nhưng cũng có thể gây mất muối, nước, huyết tương... dẫn đến tình trạng sốc, nhiễm khuẩn, nhiễm độc, thậm chí tử vong.
Bỏng gây đau đớn, làm trẻ em hoảng sợ, thậm chí khiến trẻ bị rối loạn tính cách, suy giảm khả năng đề kháng, tạo nên tâm lý không thích tiếp xúc.
Bỏng không chỉ gây đau đớn, để lại di chứng về chức năng và thẩm mỹ của cơ thể của trẻ, mà còn có thể dẫn đến tử vong nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách.
Đa số trường hợp trẻ bị bỏng là do sự bất cẩn của người lớn trong quá trình trông nom, chăm sóc trẻ.
Nhiều trường hợp trẻ bị bỏng nặng do ngã vào nồi canh, có cháu bị bỏng nước khi cùng mẹ pha nước tắm, có bé bị bỏng dầu mỡ sôi, bỏng hơi nồi cơm điện, hay do tiếp xúc với chiếc bàn là còn nóng...
Nhiều trường hợp, trẻ lớn hơn do ở nhà một mình, tự nấu nướng bằng bếp gas, bếp than củi, đun ấm siêu tốc... gây ra các tai nạn bỏng nghiêm trọng.
![]() |
Tai nạn bỏng ở trẻ gia tăng trong mùa lạnh |
Qua đây, các bác sĩ cũng khuyến cáo người dân cần thận trọng trong mọi trường hợp bởi nguy cơ bỏng có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Nếu bị bỏng và không được xử trí kịp thời, người bệnh có nguy cơ ngộ độc khí, bỏng đường hô hấp (mắt, mũi, miệng…) gây nguy hiểm đến tính mạng.
Chưa kể đến nếu các trường hợp bỏng diện rộng sẽ để lại sẹo dính ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khả năng vận động của người bệnh sau này.
Người bị bỏng cần được đưa đến các cơ sở y tế gần nhất để tiến hành cấp cứu và điều trị.
Với các ca bỏng nặng, diện tích lớn, bệnh nhân tuyệt đối không tự điều trị tại nhà bằng các bài thuốc, cách chữa mẹo chưa được kiểm chứng. Bởi đối với các vết thương hở do bỏng, nguy cơ nhiễm trùng là rất lớn, điều đó sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị cũng như hồi phục của người bệnh về sau.
Chế độ dinh dưỡng chăm sóc người bị bỏng
Việc xử trí đúng ngay sau bỏng làm giảm diện tích, độ sâu bỏng, làm diễn tiến bệnh nhẹ hơn, giảm tỷ lệ tử vong, hạn chế di chứng. Tuy nhiên, nếu gặp trường hợp bệnh nhân bỏng nặng cần đến các bệnh viện để điều trị hiệu quả hơn.
Khi bị bỏng ngay lập tức, chúng ta cần dùng nước rửa qua vết bỏng rồi ngâm trong nước lạnh khoảng 15 phút để giảm cảm giác đau rát; tuyệt đối không bao giờ dùng nước đá để ngâm vết bỏng vì đá sẽ làm máu lưu thông khó hơn, vô tình gây ra những tổn thương không đáng có cho da.
BSCKI. Dương Ngọc Vân, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết: Khi bị bỏng, cơ thể sẽ trải qua quá trình phản ứng về mặt sinh học tác động đến khả năng tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng. Vết thương do bỏng làm hỏng lớp biểu bì bảo vệ da nên dễ gây mất nước. Mặt khác, để đẩy nhanh tốc độ hồi phục vết thương, cơ thể sẽ phải sử dụng năng lượng nhiều hơn, vì thế, nhu cầu dinh dưỡng tăng lên.
![]() |
Dinh dưỡng cho bệnh nhân bỏng đầy đủ và đúng cách sẽ hỗ trợ quá trình tái tạo mô, nâng cao thể trạng và sức đề kháng của cơ thể, bù đắp cho quá trình chuyển hóa xảy ra mãnh liệt ở bệnh nhân bị bỏng nặng. |
Quá trình bị bỏng có thể khiến chức năng tiêu hóa và hấp thụ bị suy giảm, dẫn đến các vấn đề như tiêu chảy, đau khi ăn,... nên khả năng ăn uống của người bệnh cũng kém hơn. Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu của cơ thể trong giai đoạn đặc biệt này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phục hồi sau khi bị bỏng.
Dinh dưỡng cho bệnh nhân bỏng đầy đủ và đúng cách sẽ hỗ trợ quá trình tái tạo mô, nâng cao thể trạng và sức đề kháng của cơ thể, bù đắp cho quá trình chuyển hóa xảy ra mãnh liệt ở bệnh nhân bị bỏng nặng.
Để bổ sung đạm đầy đủ thì bệnh nhân cần sử dụng các loại thực phẩm như thịt lợn nạc, thịt bò nạc, thịt gia cầm, trứng, sữa, cá... Ngoài đạm động vật thì đạm có nguồn gốc thực vật cũng rất có lợi cho bệnh nhân bỏng, đạm có nhiều trong đậu tương, các loại hạt...
Vitamin A là loại vitamin rất quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình lành vết thương, hỗ trợ quá trình tăng sinh các tế bào da mới và ngăn ngừa sẹo bỏng.
Những thực phẩm có hàm lượng vitamin A dồi dào là các loại rau có lá màu xanh sẫm như cải xoong, rau bina... hoặc các loại trái cây thuộc họ cam quýt và chế phẩm từ bơ sữa.
Bên cạnh vitamin A thì vitamin C cũng hỗ trợ lành vết bỏng hiệu quả. Loại vitamin này là thành phần giúp tổng hợp collagen, chống lại quá trình oxy hóa giúp ngăn ngừa sẹo, lành vết bỏng nhanh chóng.
Bên cạnh đó, vitamin C còn có khả năng kháng khuẩn, hạn chế nhiễm trùng vết bỏng thứ phát do nó cũng tham gia quá trình sản sinh tế bào bạch cầu. Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây như cam, quýt, quả có vị chua...
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Sữa giả gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe ra sao?

Quận Tây Hồ chung tay vì sức khoẻ cộng đồng

Tập trung hậu kiểm nhóm thực phẩm có nguy cơ ảnh hưởng sức khoẻ

Mối nguy "bủa vây" bếp ăn Công ty Chee Wah Việt Nam

Kiểm soát chất lượng thực phẩm, bánh kẹo tại các làng nghề

Phát hiện khu vực bếp ăn xuống cấp, nhiều lỗi vi phạm nghiêm trọng

Xử lý vi phạm quảng cáo các loại sữa, thực phẩm bổ sung

Ăn lòng lợn, bệnh nhân bị hoại tử toàn thân, tình trạng nguy kịch

Xử lý nghiêm người nổi tiếng quảng cáo "nổ" sữa, thực phẩm chức năng
