Tag

Những người vẽ tâm hồn trẻ thơ

Giáo dục 14/12/2021 22:59
aa
TTTĐ - Lớp học của của những giáo viên dạy trẻ tự kỷ không bao giờ thiếu những tiếng gào thét, máu và nước mắt. Trang giáo án của các thầy cô chính là tình yêu thương và kiên nhẫn vô hạn. Khi COVID-19 ập đến, sự vất vả giảng dạy của các thầy cô gần như phải gây dựng lại từ đầu.
Tiệm trà nhỏ nuôi hy vọng cho trẻ tự kỷ ở Hà Nội Hàng loạt công trình khắp ba miền thắp đèn xanh vì người tự kỷ Trợ giúp xã hội cho người tâm thần, trẻ tự kỷ

Gian nan với nghề dạy trẻ đặc biệt

Hai năm trở lại đây, khi Hà Nội và các địa phương khác giãn cách xã hội kéo dài vì COVID-19, nhiều em nhỏ mắc hội chứng tự kỷ không để đến các trung tâm hỗ trợ. Quá trình can thiệp liên tục bị gián đoạn khiến các em ngày càng dễ bùng nổ cảm xúc. Những kỹ năng gây dựng được hàng tháng trời của các thầy cô trước đó đều đổ bể vì không có người bên cạnh hướng dẫn.

Năm 2019, Bệnh viện Nhi Trung ương ghi nhận 7.520 trường hợp trẻ em đến khám và được chẩn đoán mắc tự kỷ, cao gấp 4,7 lần so với mười năm trước. Bé Hải Phong, lúc bấy giờ 3 tuổi, là một trong số đó. Phong mắc tự kỷ với những biểu biểu hiện chậm đọc, giảm chú ý. Khi lên hai tuổi, em vẫn chưa bật âm để tập nói. Em được mẹ là chị Nguyễn Thị Hiên đưa đến Trung tâm Giáo dục đặc biệt LKID (Nam Từ Liêm, Hà Nội) để tìm sự giúp đỡ.

Năm 3 tuổi, Hải Phong được mẹ đưa đi nhà trẻ. Bấy giờ, em vẫn chưa thể bật âm tập nói. Kể từ đó, mẹ em biết Hải Phong là một đứa trẻ đặc biệt
Năm 3 tuổi, Hải Phong được mẹ đưa đi nhà trẻ. Bấy giờ, em vẫn chưa thể bật âm tập nói. Kể từ đó, mẹ em biết Hải Phong là một đứa trẻ đặc biệt

LKID là một trong 70 trung tâm giáo dục đặc biệt, chuyên hỗ trợ can thiệp cho trẻ em mắc hội chứng tự kỷ, trực thuộc Hội Khoa học Giáo dục - Tâm lý Việt Nam. Tại LKID, Hải Phong được cô Đinh Thị Phương (27 tuổi) kèm cặp.

Tốt nghiệp ngành Giáo dục đặc biệt, Đại học Sư phạm Hà Nội và đã theo nghề 4 năm, cô Phương chia sẻ: "Trong quá trình học tập ở đại học, tôi đã đi thực tập ở nhiều nơi, làm việc với cả người lớn và trẻ em. Trong lúc đi thực tập, giám sát ca dạy tại nơi làm việc, họ nói rằng tôi có tố chất làm việc với trẻ em. Tại thời điểm đó cũng có rất nhiều bạn nhỏ mắc tự kỷ cần can thiệp đặc biệt nên tôi đã lựa chọn đi theo nghề."

Cô Đinh Thị Phương hiện đang thực hiện kèm 1-1 với các em bé tự kỷ. Công việc tuy vất vả, nhưng cô Phương cho biết “bản thân tìm được niềm vui với nghề”
Cô Đinh Thị Phương hiện đang thực hiện kèm 1-1 với các em bé tự kỷ. Công việc tuy vất vả, nhưng cô Phương cho biết “bản thân tìm được niềm vui với nghề”

Đó là câu chuyện chung khi vào nghề của rất nhiều thầy, cô giáo lựa chọn giáo dục đặc biệt. Thế nhưng, để ở lại với những đứa trẻ đặc biệt, 4 năm cũng đã là khoảng thời gian dài. Các lớp học dạy trẻ tự kỷ thường có 2 giáo viên, quản lý một nhóm khoảng 6 - 7 trẻ. Con số đó dù ít hơn các lớp học bình thường 4 - 5 lần, nhưng nhiều giáo viên trẻ không chịu được “nhiệt” đã bỏ nghề vì “khổ quá”.

Cô Phan Thị Minh Hậu là Giám đốc Trung tâm LKID. Trong hơn 10 năm theo nghề, cô đã từng trải qua đủ những cung bậc cảm xúc, từ bỡ ngỡ, bàng hoàng cho đến nhẫn nhịn và vỡ òa trong hạnh phúc.

Nhớ lại những khó khăn khi vừa vào nghề, cô bồi hồi: “Tôi từng hỗ trợ cho một bạn rất cuồng cô; đến mức đi đâu làm gì cũng phải có cô đi theo. Sau một thời gian, không hiểu vì sao bạn ấy chuyển sang thù cô. Trong một giờ âm nhạc, cô trò đang rất vui vẻ thì tự nhiên bạn ấy trĩu xuống. Cô hỏi "con làm sao thế" thì tự nhiên bạn ấy nhào lên tát tôi.

Trước đó, ở trung tâm, tôi là người duy nhất chưa bị bạn ấy đánh, nhưng chỉ trong 30 - 40 phút ngày hôm ấy, tôi đã ngỡ ngàng, bàng hoàng sau cái tát như trời giáng ấy.”

Theo cô Hậu, rất khó để nắm bắt thế giới nội tâm của trẻ tự kỷ. Với mỗi trường hợp, người giáo viên phải có cách tiếp cận khác nhau
Theo cô Hậu, rất khó để nắm bắt thế giới nội tâm của trẻ tự kỷ. Với mỗi trường hợp, người giáo viên phải có cách tiếp cận khác nhau

Những ngày tiếp theo, cô Hậu luôn phải làm việc trong áp lực. Quá trình can thiệp 6 tháng đang có tiến triển phải bắt đầu lại sau đợt bùng nổ cảm xúc đó. Nhiều lúc để ngăn học sinh tự làm đau mình, cô Hậu ôm chặt em và chịu bị đánh; khi đó, cả hai cô trò đều khóc.

“Nhiều phụ huynh cũng thắc mắc vì sao cô kiên nhẫn thế. Tôi cũng giải thích cho con hiểu rằng nếu cảm thấy bực tức thì có thể xả vào đâu đó, không phải đối với cô. Tất nhiên khi nói như thế, con không thể hiểu ngay được; mình phải lặp lại như thế hơn 1 tháng thì bạn ấy mới xuôi xuống, không còn nhìn thấy cô là tấn công nữa”, cô Hậu xúc động nhớ lại.

Phẩm chất cốt lõi là sự chấp nhận

Chứng kiến quá trình dạy học của các giáo viên tại LKID, chị Nguyễn Thị Hiên, phụ huynh bé Hải Phong phải thốt lên “vất vả kinh khủng”.

Là một giáo viên mầm non, cũng phải làm việc với con trẻ nhưng theo chị Hiên sự vất vả đó chưa là gì so với các thầy cô giáo dục đặc biệt: “Chưa khi nào đến trung tâm mà tôi thấy các cô giáo nghỉ ngơi; Ai cũng phải luôn tay, luôn miệng.

Nhất là vào giờ tan tầm, các cô phải quản hơn 20 trẻ, có em thì gào thét, có em thì bấu víu, đánh cô. Thấy thế, mình chỉ mong các cô giữ lửa được với nghề để đồng hành cùng phụ huynh”.

Theo Thạc sĩ Hoàng Thị Hoa, cán bộ điều phối dự án thuộc Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số, tự kỷ là một rối loạn phát triển thần kinh và hiện chưa tìm được phương pháp chữa trị; do đó, quá trình hỗ trợ can thiệp cho người mắc hội chứng này phải kéo dài liên tục, cả đời.

Thạc sĩ Hoa cũng chỉ ra rằng: “Cha mẹ sẽ có xu hướng tìm đến các trung tâm can thiệp và dĩ nhiên là giáo viên đóng một vai trò rất quan trọng, bởi vì giáo viên lại người được học bài bản, phương pháp can thiệp. Nếu không có giáo viên đồng hành cùng thì rất khó cho cha mẹ trên con đường can thiệp, bởi vì đấy không phải là sở trường của họ.”

Thạc sĩ Y tế công cộng Hoàng Thị Hoa, cán bộ điều phối dự án thuộc Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số
Thạc sĩ Y tế công cộng Hoàng Thị Hoa, cán bộ điều phối dự án thuộc Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số

Khoa Giáo dục Đặc biệt của trường Đại học Sư phạm Hà Nội là cơ sở hàng đầu trong việc đào tạo nguồn giáo viên dạy trẻ khuyết tật nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng. Trước kia, khoa chỉ mở một lớp mỗi năm với chỉ 40 - 50 sinh viên.

Những năm gần đây, chỉ tiêu tuyển sinh tăng lên 200 sinh viên, đào tạo cho chuyên ngành: Giáo dục trẻ khiếm thị, giáo dục trẻ khiếm thính, giáo dục trẻ khuyết tật trí tuệ và giáo dục trẻ tự kỷ.

Tiến sĩ Đinh Nguyễn Trang Thu, giảng viên khoa Giáo dục Đặc biệt bày tỏ: “Trong giáo dục đặc biệt có một phẩm chất cốt lõi đó chính là sự chấp nhận. Với mỗi một dạng khuyết tật khác nhau, các đối tượng sẽ có những khả năng nhận thức nhất định không thể thay đổi được mà chúng ta phải tôn trọng sự khác biệt đó.

Từ đấy người giáo viên có sự tin tưởng rằng mặc dù các em có những khiếm khuyết về một cấu trúc cơ thể hay về tinh thần, nhưng theo luật bù trừ giác quan hoặc là bằng sự nỗ lực, chắc chắn các bạn sẽ có cơ hội để phát triển và tỏa sáng với sự giúp đỡ của các thầy cô.

Theo Tiến sĩ Đinh Nguyễn Trang Thu (ngoài cùng, bên phải), không ít trường hợp trẻ tự kỷ được can thiệp đúng cách có thể phát triển như bình thường
Theo Tiến sĩ Đinh Nguyễn Trang Thu (ngoài cùng, bên phải), không ít trường hợp trẻ tự kỷ được can thiệp đúng cách có thể phát triển như bình thường

Theo một khảo sát năm 2021 của khoa Giáo dục Đặc biệt, 98% sinh viên khi ra trường lựa chọn đi gắn bó với nghề. Trước nhu cầu lớn của xã hội, vai trò của người giáo viên cho trẻ khuyết tật nói chung và trẻ tự kỷ nói riêng ngày càng được khẳng định.

Là người đã theo chân nhiều thế hệ sinh viên, Tiến sĩ Trang Thu bày tỏ: “Tôi hy vọng các giáo viên trẻ sẽ luôn trau dồi vững kỹ năng chuyên môn và thật sự dành tình yêu thương đặc biệt với các em nhỏ đặc biệt. Có tình thương, phong cách kiến thức làm gốc và sự sáng tạo khi dạy học sẽ giúp các bạn trụ vững với nghề.”

Sự cố gắng bền bỉ, thầm lặng của các thầy cô giáo dục đặc biệt khiến chúng ta có quyền tin rằng, các em nhỏ “đặc biệt” sẽ không bị bỏ lại phía sau, để có cơ hội trưởng thành và sống cuộc đời bình yên như bao đứa trẻ khác.

Đọc thêm

Cơ hội vàng cho giới trẻ trong kỷ nguyên số Giáo dục

Cơ hội vàng cho giới trẻ trong kỷ nguyên số

TTTĐ - Trong bối cảnh công nghệ bùng nổ, ngành sửa chữa laptop và điện thoại di động đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho nguồn nhân lực trẻ, với nhu cầu nhân sự tăng mạnh và cơ hội thu nhập hấp dẫn.
Cùng học sinh THPT định hướng tương lai Giáo dục

Cùng học sinh THPT định hướng tương lai

TTTĐ - Mùa cao điểm của các sĩ tử 2k7 đang đến gần, cũng là lúc những băn khoăn về chọn ngành, chọn trường trở nên rõ rệt hơn bao giờ hết. Hiểu được điều đó, ngày 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025”.
Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp Giáo dục

Chọn ngành đúng thời, chọn nghề đúng hướng, chọn tương lai phù hợp

TTTĐ - Sáng 19/4, Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với Huyện đoàn Đan Phượng, trường THPT Thọ Xuân cùng các trường đại học, cao đẳng tổ chức chương trình Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025. Sự kiện nhằm định hướng cho học sinh THPT về lựa chọn nghề nghiệp, cũng như ngành, trường đại học phù hợp với bản thân.
Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề… Giáo dục

Để không lạc lối giữa ngã rẽ chọn nghề…

TTTĐ - Các chuyên gia cho rằng, điểm mấu chốt là các em học sinh phải hiểu thế mạnh, sở thích của bản thân để chọn ngành, chọn nghề phù hợp.
Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic Giáo dục

Mức lương hấp dẫn cho sinh viên theo học ngành Dược tại FPT Polytechnic

TTTĐ - Trong bối cảnh ngành Dược đang phát triển mạnh mẽ và yêu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao, sinh viên theo học ngành Dược tại trường Cao đẳng FPT Polytechnic đang sở hữu lợi thế lớn, không chỉ về chương trình đào tạo thực tiễn mà còn ở cơ hội nghề nghiệp cùng mức thu nhập đáng mơ ước.
Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh Giáo dục

Gen Z thích thú mở “túi mù” khi đi nghe tư vấn tuyển sinh

TTTĐ - Hơn 2.000 học sinh được các thầy cô tư vấn và có nhiều trải nghiệm thú vị tại chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” do Báo Tuổi trẻ Thủ đô phối hợp với các trường đại học, cao đẳng tổ chức trong khuôn viên trường THPT Thọ Xuân (huyện Đan Phượng, TP Hà Nội).
Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai Giáo dục

Chọn nghề đúng, tự tin lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai

TTTĐ - Phó Tổng Biên tập báo Tuổi trẻ Thủ đô Ngô Vương Tuấn chia sẻ chương trình “Đối thoại, tư vấn tuyển sinh hướng nghiệp năm 2025” giúp các em học sinh được tiếp thêm niềm tin, trang bị thêm hiểu biết để tự tin bước lên “chuyến tàu số” - chuyến tàu của tương lai với tâm thế chủ động, sáng tạo và không ngại thay đổi.
Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề Giáo dục

Để không hối tiếc khi chọn sai ngành, nghề

TTTĐ - Với sự xuất hiện của nhiều ngành nghề mới, nhu cầu xã hội đối với các ngành nghề cũng đã thay đổi trong nhiều năm qua khiến câu chuyện chọn trường, ngành học nào phù hợp đã trở thành nỗi băn khoăn của hầu hết các bậc phụ huynh cũng như học sinh, đặc biệt vào thời điểm mùa thi đang đến rất gần.
Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025 Giáo dục

Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh đại học 2025

TTTĐ - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã chính thức ban hành Thông tư 06/2025, sửa đổi và bổ sung quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng ngành Giáo dục mầm non, áp dụng từ năm 2025 và có nhiều thay đổi quan trọng.
Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT Giáo dục

Đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT

TTTĐ - Theo thông tin từ Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT), đã có hơn 785.000 thí sinh thử đăng ký thi tốt nghiệp THPT năm 2025.
Xem thêm