Tag

Những lễ hội xuân độc đáo của Hà Nội

Người Hà Nội 07/02/2025 09:32
aa
TTTĐ - Hà Nội được xem là nơi có nhiều lễ hội nhất với hơn 1.000 trong tổng số gần 8.000 lễ hội trên cả nước. Các hoạt động chủ yếu diễn ra vào những tháng mùa xuân với nhiều nét đặc sắc, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa.
Đảm bảo an toàn lễ hội, phát huy giá trị văn hoá truyền thống Lễ hội kỷ niệm ngày Đức thánh Huyền Thiên Trấn Vũ giáng lâm Độc đáo lễ hội rước "cụ Thượng" hội Tiên Công

Những nét xưa lưu dấu

Lễ hội truyền thống làng Triều Khúc đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia khi vẫn giữ được nét đẹp lễ hội truyền thống, mang cốt cách, nét đẹp tâm linh của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Những nét xưa lưu dấu trong lễ hội truyền thống của Hà Nội
Những nét xưa lưu dấu trong lễ hội truyền thống của Hà Nội

Lễ hội làng Triều Khúc diễn ra từ mùng 9 đến 12 tháng Giêng hàng năm nhằm tưởng nhớ đến vị anh hùng dân tộc Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng. Tương truyền, trước đây Triều Khúc là nơi Phùng Hưng (Bố Cái Đại Vương) luyện quân để giao chiến với tướng giặc. Đây không phải là quê của Phùng Hưng nhưng sau khi chiến thắng lên ngôi vua, dân làng Triều Khúc thờ Phùng Hưng và suy tôn ngài thành Thánh.

Lễ rước đặc sắc
Lễ rước đặc sắc

Lễ hội làng Triều Khúc với lễ rước sắc Phùng Hưng mang ý nghĩa mời thánh nhân về ngự tại đại đình, mừng Ngài đăng quang, tạ ơn ngài đã ban cho dân làng một cuộc sống ấm no, an lành. Sau nghi lễ rước kiệu là những điệu múa lân, múa rồng tạo nên không khí của ngày lễ hội đầu năm.

Những lễ hội xuân độc đáo của Hà Nội
Màn múa rồng hoành tráng

Điểm nhấn của lễ hội là màn nam thanh niên giả gái, đeo trống đánh bồng (hay còn gọi là múa "con đĩ đánh bồng"). Đây là 1 trong 10 điệu múa dân gian xưa của đất Thăng Long. Theo lời kể của các bậc cao nhân của làng Triều Khúc, trong mỗi lần hội làng phải ít nhất phải có 6 “con đĩ” nhảy điệu múa bồng. Đây đều phải là trai tân chưa vợ, mặt mũi khôi ngô, tuấn tú, tươi tắn, ngoan ngoãn, con nhà gia giáo.

Điệu múa dân gian không đâu có
Điệu múa dân gian vui tươi, khỏe khoắn

Điệu múa đánh bồng cực phóng khoáng, dứt khoát mạnh mẽ, nhưng cũng rất mềm mại, linh hoạt.

Diễn ra trong 3 ngày (mùng 4, 5 và 6 tháng Giêng hằng năm), hội vật cầu làng Thúy Lĩnh (Hoàng Mai, Hà Nội) là một nét văn hóa truyền thống đặc trưng của người dân Kinh kỳ tưởng nhớ tới công lao của Linh Lang Đại vương và khích lệ tinh thần thượng võ dân tộc, đồng thời lưu giữ một nét độc đáo trong bức tranh văn hóa đa sắc màu đất Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Màn trống hội trong lễ hội Vật cầu Thúy Lĩnh
Màn trống hội trong lễ hội Vật cầu Thúy Lĩnh

Theo các nhà sử học, Lễ hội Vật cầu làng Thúy Lĩnh có từ thời vua Lý Thánh Tông (1054 - 1072), gắn với huyền tích về thái tử Linh Lang, con trai thứ Tư của vua Lý Thánh Tông. Tương truyền, ông thường tổ chức hội vật cầu để quân sĩ vui chơi dịp Tết đến xuân về và rèn luyện sức khỏe.

Để tưởng nhớ tới công lao của Linh Lang Đại vương và thể hiện truyền thống thượng võ, hằng năm nhân dân địa phương lại tổ chức hội Vật cầu tại sân đình làng Thúy Lĩnh.

8 tổ dân phố ngoài đê sông Hồng thuộc phường Lĩnh Nam tổ chức thành 8 đội tranh tài tại 2 bảng đấu, (mỗi bảng đấu sẽ có 4 đội tham gia), tại 2 nội dung thi đấu giành cho lứa tuổi thiếu niên, thanh niên và lứa tuổi trung niên.

Trận đấu kịch tính, mang tinh thần thượng võ
Trận đấu kịch tính, mang tinh thần thượng võ

Trận đấu vật cầu có 4 đội canh 4 hố, hình thức thi đấu được mô phỏng theo hình thức luyện quân của thái tử Linh Lang Đại Vương. Quả cầu bằng gỗ mít, nặng tới 25kg nên đây được xem môn thể thao rèn luyện thể lực, trí lực, đòi hỏi người thi đấu mưu trí, nhanh nhẹn, có tư duy phán đoán nhanh nhậy, sự phối hợp chiến thuật với các thành viên trong của đội mình thật tốt để đưa được quả cầu về hố của đội mình.

Chủ tịch UBND phường Lĩnh Nam Tạ Việt Dũng cho biết: "Đây là lễ hội truyền thống của địa phương, diễn ra vào dịp đầu năm mới. Thông qua việc tổ chức lễ hội, Đảng ủy, UBND phường mong muốn duy trì và phát triển những phong tục tập quán tốt đẹp của địa phương, phù hợp với thuần phong mỹ tục và các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc. Ngoài việc, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa, lễ hội còn góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và phát triển du lịch trên địa bàn phường".

Nâng cao ý thức, giữ gìn văn hóa đặc sắc

Mùa lễ hội năm nay tại Hà Nội được diễn ra trong không khí vui tươi, phấn khởi, mừng xuân, kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930 - 3/2/2025) nên càng tưng bừng, rộn rã.

Ghi nhận công tác chuẩn bị cũng như tổ chức lễ hội chu đáo của các địa phương, Phó Giám đốc Sở VH&TT Hà Nội Phạm Xuân Tài - Trưởng đoàn kiểm tra của Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội mong muốn các địa phương tiếp tục cố gắng bảo tồn, gìn giữ những nét đẹp truyền thống trong lễ hội. Bên cạnh đó lưu ý việc tổ chức lễ hội cần chuẩn chỉnh, góp phần tôn vinh, phát huy giá trị di tích và bản sắc văn hóa truyền thống.

Để lễ hội được diễn ra thành công, ý nghĩa thì người dân cũng phải nâng cao ý thức, góp phần giữ gìn những nét đặc sắc của truyền thống Thăng Long - Hà Nội
Để lễ hội được diễn ra thành công, ý nghĩa thì người dân cũng phải nâng cao ý thức, góp phần giữ gìn những nét đặc sắc của truyền thống Thăng Long - Hà Nội

"Mỗi địa phương cần có những biện pháp kiểm soát văn hóa ứng xử, văn minh của người tham gia lễ hội, khi vào di tích. Đối với quy trình thực hiện các nghi lễ cần đảm bảo an toàn, đúng nghi lễ truyền thống, các trò chơi dân gian, hoạt động văn hóa - thể thao diễn ra vui tươi, lành mạnh, không có cờ bạc trá hình. Đặc biệt, cần kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các hàng quán, đảm bảo hàng hóa rõ nguồn gốc, an toàn vệ sinh thực phẩm, vệ sinh môi trường…" - đồng chí Phạm Xuân Tài nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, để mùa lễ hội được diễn ra lành mạnh, vui tươi, văn minh và thân thiện cũng rất cần ý thức của chính những người dân tham dự những hoạt động này. Thành tâm, hoan hỉ với phần lễ, ứng xử văn minh, có chừng mực tại phần hội, giữ gìn vệ sinh, có hành vi, cử chỉ và trang phục phù hợp... chính là chúng ta đang góp phần để lễ hội thành công và diễn ra ý nghĩa, lưu giữ những bản sắc quý giá của lễ hội trong đời sống người Hà Nội.

Đọc thêm

Hà Nội sẽ tuyên dương 80 "Gia đình văn hóa" tiêu biểu Người Hà Nội

Hà Nội sẽ tuyên dương 80 "Gia đình văn hóa" tiêu biểu

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 24 năm Ngày Gia đình Việt Nam (28/6/2001 - 28/6/2025), UBND thành phố Hà Nội sẽ tuyên dương 80 “Gia đình văn hóa” tiêu biểu.
Bài ca đẹp về lòng sùng đạo, vị tha và yêu chuộng hòa bình Người Hà Nội

Bài ca đẹp về lòng sùng đạo, vị tha và yêu chuộng hòa bình

TTTĐ - Những ngày Nhân dân và Phật tử được cung rước, chiêm bái và đảnh lễ xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni tại Hà Nội thực sự là một sự kiện quan trọng, quý hiếm. Dưới ánh sáng của Phật pháp từ bi, mọi người đến chùa Quán Sứ không chỉ thể hiện lòng sùng đạo mà còn viết nên bài ca đẹp về lòng vị tha, yêu chuộng hòa bình, hướng đến tình đoàn kết và an lạc cho khắp pháp giới chúng sinh.
Lan tỏa giá trị người trẻ Hà Nội với việc phát tâm tình nguyện Người Hà Nội

Lan tỏa giá trị người trẻ Hà Nội với việc phát tâm tình nguyện

TTTĐ - Những ngày Nhân dân, Phật tử Hà Nội và các vùng đổ về chùa Quán Sứ để chiêm bái và đỉnh lễ xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni, những tình nguyện viên, đặc biệt là các bạn trẻ đã thể hiện vai trò, sức trẻ thông qua việc phát tâm tình nguyện làm công quả. Những việc làm của họ giúp cho cái nắng hè dịu mát hơn, dòng người lễ bái được trật tự và thông suốt hơn...
Nhân dân Thủ đô hoan hỉ cung nghinh xá lợi Phật Người Hà Nội

Nhân dân Thủ đô hoan hỉ cung nghinh xá lợi Phật

TTTĐ - Chiều 13/5, xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã chính thức đến Hà Nội trong lễ cung nghinh long trọng, thành kính. Nhân dân Thủ đô cung kính chờ đón xá lợi Phật để chiêm bái, đỉnh lễ.
Cung nghinh xá lợi Phật, một lòng hướng thiện Người Hà Nội

Cung nghinh xá lợi Phật, một lòng hướng thiện

TTTĐ - Từ ngày 13 - 16/5, xá lợi Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - bảo vật quốc gia Ấn Độ được tôn trí tại chùa Quán Sứ (Hà Nội). Đây là dịp để Nhân dân Thủ đô và các vùng được cùng chiêm báo, đỉnh lễ và hướng về Phật pháp với lòng thành kính, mong điều thiện, điều lành ngập tràn thế gian, mọi người đều được sống an lành, vui vẻ.
Để tình nghĩa xóm giềng được trọn vẹn... Người Hà Nội

Để tình nghĩa xóm giềng được trọn vẹn...

TTTĐ - "Bán anh em xa, mua láng giềng gần", câu nói của người xưa vẫn rất quý giá và cần thiết với đời sống đô thị hiện đại. Nhất là tại nơi đa phần mọi người đều từ nhiều miền Tổ quốc về sinh sống, lập nghiệp như Hà Nội, mối quan hệ xóm giềng trở thành một phần và ảnh hưởng khá nhiều tới cuộc sống của mỗi người dân. Ứng xử sao cho hài hòa với hàng xóm là chúng ta vừa tạo dựng môi trường sống thoải mái cho bản thân vừa góp phần xây dựng văn hóa người Hà Nội.
Âm hưởng Điện Biên qua những bài ca đi cùng năm tháng Nhịp điệu cuộc sống

Âm hưởng Điện Biên qua những bài ca đi cùng năm tháng

TTTĐ - Mỗi tháng 5 về, cả nước tưng bừng kỉ niệm ngày chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954) “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”, mốc son chói lọi trong lịch sử giữ nước của dân tộc. Thời gian có thể qua đi nhưng âm hưởng về Điện Biên vẫn còn sống mãi trong kí ức người Việt qua những bài ca đi cùng năm tháng.
Ngọn lửa đam mê sáng tạo trong trái tim người thợ trẻ Thủ đô Người Hà Nội

Ngọn lửa đam mê sáng tạo trong trái tim người thợ trẻ Thủ đô

TTTĐ - Gương mẫu, tỉ mỉ, ham học hỏi và sáng tạo là những tố chất cần có của một người công nhân công nghệ ô tô - đó không chỉ là lời chia sẻ tâm huyết mà còn là kim chỉ nam trong suốt hành trình nghề nghiệp của Hà Công Bảo - kỹ thuật viên trẻ tuổi, Tổ trưởng Tổ sửa chữa nhanh tại Xí nghiệp Toyota Hoàn Kiếm (thuộc Tổng Công ty Vận tải Hà Nội). Như một sự ghi nhận xứng đáng cho nỗ lực bền bỉ, anh đã vinh dự đón nhận danh hiệu "Công nhân giỏi Thủ đô" năm 2024.
Người Hà Nội hào hoa và tràn đầy tình yêu hòa bình Người Hà Nội

Người Hà Nội hào hoa và tràn đầy tình yêu hòa bình

TTTĐ - Với tình yêu hòa bình tha thiết, với tinh thần tiên phong không ngừng nghỉ, suốt những cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, người Hà Nội cho thấy nét hào hoa và sáng tạo tuyệt vời của mình. Chính vì thế, truyền thống ấy hôm nay được kể lại để lớp lớp con cháu hôm nay và sau này cảm phục, tự hào về cha anh của mình.
Yêu Tổ quốc hơn qua những thước phim… Nhịp điệu cuộc sống

Yêu Tổ quốc hơn qua những thước phim…

TTTĐ - “Vừa ra khỏi phòng chiếu, tôi hít một hơi dài căng lồng ngực bầu không khí của Hà Nội, bầu không khí của tự do. Tôi ngước nhìn bầu trời xanh thẳm trên đầu. Tôi thấy yêu hơn từng con đường mình đi, yêu hơn từng mái nhà trên phố, yêu cả những cây xanh và những người không quen biết”. Đó là tâm sự của bạn Lê Minh (sinh viên trường Đại học Kinh tế Quốc dân) sau khi xem phim “Địa đạo - Mặt trời trong bóng tối”.
Xem thêm