Tag

Những di tích lịch sử gắn liền với ngày Giải phóng Thủ đô

Văn học 10/10/2024 07:00
aa
TTTĐ - Sân cột cờ Hoàng thành Thăng Long, Bắc Bộ phủ, Nhà hát Lớn Hà Nội, chợ Đồng Xuân, ga Hà Nội… là những địa danh lịch sử gắn liền với Ngày Giải phóng Thủ đô Hà Nội (10/10).
Đình Thụy Phú được công nhận di tích lịch sử cấp thành phố Cổ Loa - Dấu ấn lịch sử và văn hóa

Ngày 10/10/1954, Thủ đô Hà Nội được giải phóng, đánh dấu thất bại hoàn toàn của thực dân Pháp ở Việt Nam. Đây là mốc son lịch sử chói lọi, là bản hùng ca trong thời đại Hồ Chí Minh, mở ra thời kỳ phát triển mới của Thủ đô và đất nước.

70 năm đã qua, cùng với những con người lịch sử, những địa danh ghi dấu vẫn mãi trường tồn theo thời gian, như để gợi nhớ về những ký ức lịch sử hào hùng của Hà Nội thuở nào.

5 cửa ô

Hình ảnh 5 cửa ô đã trở thành biểu tượng trong ngày Giải phóng Thủ đô, khi nhạc sĩ Văn Cao viết trong bài “Tiến về Hà Nội”: “5 cửa ô đón mừng đoàn quân tiến về…”.

Ô Quan Chưởng là cửa ô duy nhất còn lại cho đến ngày nay
Ô Quan Chưởng là cửa ô duy nhất còn lại cho đến ngày nay

Nhà văn Nguyễn Ngọc Tiến từng chia sẻ: “Dự đoán của nhạc sĩ Văn Cao trùng khớp với 5 cánh quân tiến vào tiếp quản Hà Nội đầu tháng 10/1954. Từ ngày 7 - 9/10/1954, các đơn vị bộ đội đã qua cửa Ô Cầu Giấy, Cầu Dền, Yên Phụ, Hàng Đậu và Thụy Khuê vào Hà Nội.

Chính quyền cũng đã đổi tên nhiều cửa ô nhưng người dân vẫn gọi theo tên nôm, như: Ô Phúc Lâm gọi là Ô Hàng Đậu, Ô Thịnh Yên gọi là Ô Cầu Dền, Ô Thanh Bảo gọi là Ô Cầu Giấy… Những tên nôm đó vẫn được dùng cho đến hôm nay nhưng cửa ô duy nhất còn lại là Ô Quan Chưởng. Những cửa ô còn lại đã trở thành các công trình công cộng, đường sá, cầu vượt hoặc nhà ở.

Di tích Ô Quan Chưởng ngày nay nằm trên phố Hàng Chiếu, phường Đồng Xuân, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Đi từ xa đã có thể thấy đoạn tường và cổng cửa ô rêu phong cổ kính. Trên cổng còn ghi dòng chữ: “Đông Hà Môn” nghĩa là cửa Đông Hà nhưng dân gian vẫn gọi đây là Ô Quan Chưởng.

Những di tích lịch sử gắn liền với ngày Giải phóng Thủ đô

Ô Chợ Dừa hiện nay là điểm giao cắt của 6 tuyến phố Xã Đàn, Khâm Thiên, Tôn Đức Thắng, Tây Sơn, Đê La Thành, Ô Chợ Dừa.

Ô Cầu Dền chính là ngã tư lớn nối Phố Huế, Bạch Mai, Trần Khát Chân, Đại Cồ Việt.

Ô Đống Mác nằm cuối phố Lò Đúc, ở đoạn giao với đường Trần Khát Chân và phố Kim Ngưu.

Ô Cầu Giấy được cho là nằm ở phố Thanh Bảo giao với phố Sơn Tây.

Những di tích lịch sử gắn liền với ngày Giải phóng Thủ đô

Cầu Long Biên

Cùng với 5 cửa ô, cầu Long Biên là chứng tích lịch sử quan trọng của ngày Giải phóng Thủ đô. Ngày 20/7/1954, theo các điều khoản Hiệp định Geneva, toàn bộ quân đội Pháp có 80 ngày để rút quân khỏi Hà Nội.

Những di tích lịch sử gắn liền với ngày Giải phóng Thủ đô

Đến 16 giờ ngày 9/10/1954, những người lính Pháp cuối cùng đã rút khỏi Hà Nội qua cầu Long Biên sang Gia Lâm, từ đó rút về Hải Phòng. Một đơn vị của Trung đoàn Thủ đô tiến lên đầu cầu Long Biên giữa tiếng reo hò, hoan hô của Nhân dân đứng đón dọc các phố Hàng Đậu, Trần Nhật Duật.

Cột cờ Hà Nội

Đúng 15 giờ ngày 10/10/1954, trong không khí tưng bừng của đoàn quân tiến về giải phóng Thủ đô, có một buổi lễ đặc biệt diễn ra ngay sân Đoan Môn - Hoàng thành Thăng Long (khi đó gọi là sân Cột Cờ), đó chính là lễ chào cờ lịch sử đầu tiên trong ngày Hà Nội được giải phóng.

Cột cờ Hà Nội
Cột cờ Hà Nội

Các đơn vị tham dự lễ chào cờ tập hợp thành khối nghiêm chỉnh, đứng đầu là Trung đoàn Thủ đô. Tiếp theo đội hình bộ binh là cơ giới, pháo binh hàng ngữ thẳng tắp, trang nghiêm. Chung quanh sân vận động, quần chúng Nhân dân chen chân đứng kín các trục đường, háo hức tham dự lễ chào cờ lịch sử.

Lễ chào cờ do Ủy ban Quân chính thành phố tổ chức với sự có mặt của các đơn vị quân đội tham gia tiếp quản Thủ đô và hàng vạn đồng bào. Đoàn quân nhạc cử Quốc ca. Còi Nhà hát Lớn nổi lên một hồi dài. Lá cờ đỏ sao vàng được kéo lên đỉnh Cột Cờ, phấp phới tung bay.

Những di tích lịch sử gắn liền với ngày Giải phóng Thủ đô

Tại lễ chào cờ lịch sử này, người dân Hà Nội lắng nghe Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh (do Chủ tịch Ủy ban Quân chính Vương Thừa Vũ đọc) gửi đồng bào Thủ đô nhân ngày giải phóng: “8 năm qua, Chính phủ phải xa rời Thủ đô để kháng chiến cứu nước. Tuy xa nhau nhưng lòng Chính phủ luôn luôn gần cạnh đồng bào.

Ngày nay, do Nhân dân ta đoàn kết, nhất trí, quân đội ta chiến đấu anh dũng, hòa bình đã thắng lợi, Chính phủ lại trở về Thủ đô với đồng bào. Muôn dặm một nhà, lòng vui mừng khôn xiết kể… Chính phủ và Nhân dân ta phải cùng nhau cố gắng nhiều để khôi phục, củng cố và phát triển đời sống tinh thần và vật chất của Thủ đô ta”.

Những di tích lịch sử gắn liền với ngày Giải phóng Thủ đô
Nhà hát Lớn

Nhà hát Lớn

Sau ngày Giải phóng Thủ đô, Nhà hát Lớn Hà Nội là nơi tổ chức kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa I, kỳ họp đầu tiên trong hòa bình của thủ đô Hà Nội (ngày 20 đến 26/3/1955). Đây cũng là nơi người dân Hà Nội treo ảnh chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, băng-rôn biểu ngữ và cờ đỏ sao vàng đón chào đoàn quân chiến thắng tiến về Thủ đô.

Những di tích lịch sử gắn liền với ngày Giải phóng Thủ đô

Phố Hàng Đào

Phố Hàng Đào là nơi các tầng lớp nhân dân Hà Nội tề tựu đón đón chào đoàn quân tiến về giải phóng Thủ đô ngày 10/10/1954.

Những di tích lịch sử gắn liền với ngày Giải phóng Thủ đô
Phố Hàng Đào

Trung đoàn Thủ đô, các đoàn cơ giới và pháo binh cũng tiến vào thành phố qua cung đường này.

Chợ Đồng Xuân

Chợ Đồng Xuân là nơi đã diễn ra những trận chiến đấu anh dũng trong 60 ngày đêm Hà Nội rực lửa chống thực dân Pháp xâm lược cuối năm 1946, đầu năm 1947. Nổi bật nhất trong đó là trận đánh chợ Đồng Xuân ngày 14/2/1947.

Những di tích lịch sử gắn liền với ngày Giải phóng Thủ đô

Những trận chiến này góp phần bảo vệ cho cơ quan Trung ương rút lui an toàn, đưa cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đến thắng lợi, và Thủ đô được giải phóng hoàn toàn vào ngày 10/10/1954.

Chiều 8/10/1954, Pháp làm lễ cuốn cờ tại Thành Hà Nội. Sáng 9/10, bộ đội ta từ đê La Thành chia làm hai mũi tiến vào tổ chức tiếp thu các khu vực quân sự như Quần Ngựa, Bạch Mai, Đồn Thủy, Thành Hà Nội. Quân Pháp rút đến đâu, ta tiến đến đấy, tổ chức tiếp thu theo lối “cuốn chiếu”…

Ở ngoại thành, địch rút khỏi quận lỵ Văn Điển từ ngày 6/10. Sáng 9/10, các đội công tác ngoại thành cùng bộ đội vào tiếp quản Quảng Bá, Cầu Giấy, Ngã Tư Sở, Quỳnh Lôi và đến trưa tiếp quản Đại lý Hoàn Long (Hà Đông ngày nay).

16 giờ ngày 9/10, những tên lính Pháp cuối cùng rút hết sang phía Đông cầu Long Biên để rời khỏi Hà Nội.

Đến 16 giờ 30 phút, Quân đội Việt Nam hoàn toàn kiểm soát thành phố, tiếp quản toàn bộ thành phố Hà Nội gọn gàng và trật tự.

Đêm 9/10, đêm hòa bình đầu tiên thành phố rực rỡ trong rừng cờ và niềm vui khôn xiết của Nhân dân Thủ đô.

Ngọc Minh

Đọc thêm

Những "phát súng" cảnh tỉnh sắc bén từ ngòi bút sắc sảo Văn học

Những "phát súng" cảnh tỉnh sắc bén từ ngòi bút sắc sảo

TTTĐ - Trong bối cảnh truyền thông số phát triển mạnh mẽ, thông tin lan truyền với tốc độ chóng mặt và không ít trường hợp thật - giả lẫn lộn thì nhu cầu về một tiếng nói tỉnh táo, sắc sảo và đầy trách nhiệm trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. “Bắn chỉ thiên” - tập tiểu phẩm báo chí của GS.TS. Tạ Ngọc Tấn vừa được NXB Chính trị Quốc gia Sự thật giới thiệu tới độc giả như một "phát súng" thức tỉnh, truyền thông điệp mạnh mẽ về sự tử tế, chính trực và tinh thần phản biện trong xã hội hiện đại.
“Bóng tàu qua phố”  -  Giai điệu kết nối ký ức Thủ đô và khát vọng tương lai Văn học

“Bóng tàu qua phố” - Giai điệu kết nối ký ức Thủ đô và khát vọng tương lai

TTTĐ - “Bóng tàu qua phố” là khúc ngân dịu dàng vang vọng từ năm cửa ô Hà Nội - nơi quá khứ và hiện tại quyện hòa trong âm vang bánh sắt, sắc vàng mùa thu và nhịp sống đô thị đương đại. Với giọng thơ lãng mạn mà sâu lắng, tác giả Tào Khánh Hưng đưa người đọc lên chuyến tàu ký ức xuyên qua phố cổ, cầu Long Biên, qua cả miền quê lúa thơm và những khát vọng tương lai. Tàu không chỉ chở hành khách mà còn chuyên chở tình yêu Hà Nội, bản sắc Việt và giấc mơ phát triển trên từng cung đường đất nước. Một bài thơ lắng đọng, để ta thêm yêu con tàu, yêu Hà Nội - Thủ đô nghìn năm văn hiến.
“Anh em bình thường” đầy ắp tiếng cười cho hè 2025 Văn học

“Anh em bình thường” đầy ắp tiếng cười cho hè 2025

TTTĐ - Kì nghỉ hè gõ cửa cũng là lúc các bậc phụ huynh quan tâm hơn đến việc lựa chọn các đầu sách thiếu nhi cho con em mình. Ra mắt đúng mùa hè năm nay, bộ truyện tranh dài kì “Anh em bình thường” (gồm 11 tập) do Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam và Tân Việt Books liên kết xuất bản chắc chắn sẽ là lựa chọn làm say mê các bạn nhỏ, hứa hẹn khuấy đảo mùa hè 2025.
Hiệp sĩ Dế mèn Phạm Tuyên với những tác phẩm âm nhạc vượt thời gian Văn học

Hiệp sĩ Dế mèn Phạm Tuyên với những tác phẩm âm nhạc vượt thời gian

TTTĐ - Nhạc sĩ Phạm Tuyên được trao Giải Hiệp sĩ Dế mèn vì đã cống hiến cả cuộc đời và sự nghiệp cho thiếu nhi với những tác phẩm âm nhạc vượt thời gian. Trong đó có cuốn "Về quê - Khúc đồng dao của bé" (đồng tác giả Phạm Hồng Tuyến) lọt vào chung khảo Giải thưởng Thiếu nhi Dế mèn năm nay.
Chân thành và cảm động cuốn sách nhà báo Tiểu Phong tặng con gái Văn học

Chân thành và cảm động cuốn sách nhà báo Tiểu Phong tặng con gái

TTTĐ - “Cây mận ngọt nhất Trái Đất từng đến vịnh Hạ Long” của nhà báo Tiểu Phong không chỉ là một cuốn sách dành cho thiếu nhi mà còn là một tác phẩm đầy cảm xúc, phản ánh những khía cạnh sâu sắc của tình cảm gia đình và hành trình trưởng thành. Với lối kể chuyện chân thành và cảm động, cuốn sách hứa hẹn chạm đến trái tim của nhiều độc giả.
Tràn ngập lòng biết ơn với "Chân dung Bác Hồ qua trang sách" Văn học

Tràn ngập lòng biết ơn với "Chân dung Bác Hồ qua trang sách"

TTTĐ - Thế hệ trẻ ngày nay rưng rưng xúc động và tràn ngập lòng biết ơn khi được tìm hiểu "Chân dung Bác Hồ qua trang sách".
Đắk Nông: Khai mạc Ngày hội Sách và Văn hóa đọc năm 2025 Văn học

Đắk Nông: Khai mạc Ngày hội Sách và Văn hóa đọc năm 2025

TTTĐ - Sáng 15/5, Sở Văn hóa -Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Nông tổ chức khai mạc Ngày hội Sách và Văn hóa đọc năm 2025 với chủ đề “Cùng sách bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.
Ra mắt bộ sách đặc sắc của nhà văn Đoàn Giỏi Văn học

Ra mắt bộ sách đặc sắc của nhà văn Đoàn Giỏi

TTTĐ - Nhân dịp kỉ niệm 100 năm ngày sinh nhà văn Đoàn Giỏi (17/5/1925 - 17/5/2025), Nhà xuất bản Kim Đồng giới thiệu đến độc giả cả nước bộ sách đặc biệt gồm 8 tác phẩm tiêu biểu của cây bút lớn gắn bó sâu sắc với thiên nhiên và con người Nam Bộ. Các hoạt động kỉ niệm tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh cũng được tổ chức để tôn vinh, tưởng nhớ cuộc đời và sự nghiệp của ông.
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung trở thành Đại sứ Truyền cảm hứng Giải thưởng Dế Mèn Văn hóa

Nhạc sĩ Nguyễn Văn Chung trở thành Đại sứ Truyền cảm hứng Giải thưởng Dế Mèn

5 năm - chặng đường lan tỏa những giá trị nhân văn tốt đẹp trong toàn xã hội, đặc biệt là lứa tuổi thiếu niên, nhi đồng... Giải thưởng Thiếu nhi Dế Mèn do báo Thể thao và Văn hóa (Thông tấn xã Việt Nam) sáng lập và tổ chức thường niên đã khẳng định vị thế là giải thưởng văn hóa nghệ thuật uy tín, tôn vinh các tác phẩm xuất sắc do thiếu nhi sáng tạo hoặc dành cho thiếu nhi. Đây là giải thưởng được trao định kỳ vào dịp Ngày Quốc tế Thiếu nhi (1/6), trở thành dấu mốc đẹp trong đời sống văn hóa nghệ thuật dành cho trẻ em Việt Nam.
Khi văn hóa - lịch sử “kết duyên” cùng hội họa... Văn học

Khi văn hóa - lịch sử “kết duyên” cùng hội họa...

TTTĐ - Nằm trong chuỗi hoạt động của dự án phát triển truyện tranh tại Việt Nam, nhân dịp ra mắt loạt sách "Kí ức kiều bào: Lính thợ - Lao động Việt tại Pháp giữa Thế chiến II" và "Kí ức kiều bào: Chân đăng - Phu mỏ người Việt ở Tân Thế giới", Nhà xuất bản Kim Đồng phối hợp cùng Viện Pháp trân trọng tổ chức tọa đàm "Truyện tranh: Khi văn hóa - lịch sử “kết duyên” cùng hội họa".
Xem thêm