Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2020
![]() |
Những chính sách mới có hiệu lực từ tháng 8/2020 (ảnh minh họa) |
4 trường hợp CSGT được dừng phương tiện
Từ ngày 5/8, khi Thông tư 65 của Bộ Công an chính thức có hiệu lực, chỉ còn 4 trường hợp CSGT được dừng phương tiện. Thông tư này quy định nhiệm vụ, quyền hạn, hình thức, nội dung và quy trình tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính của cảnh sát giao thông (CSGT).
Cụ thể, CSGT được dừng phương tiện trong 4 trường hợp sau: Trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi thu được các hành vi vi phạm về giao thông và các hành vi vi phạm khác; Thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phương tiện giao thông, kế hoạch tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm theo chuyên đề đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Tin báo, phản ánh, kiến nghị, tố cáo của tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông; Có văn bản đề nghị của thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan điều tra, văn bản đề nghị của cơ quan chức năng liên quan về dừng phương tiện giao thông để kiểm soát phục vụ công tác bảo đảm an ninh, trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm…
Thu phí điện tử không dừng áp dụng từ ngày 3/8
Quyết định 19 của Thủ tướng về việc thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng với phương tiện giao thông đường bộ thuộc đối tượng phải thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ trên phạm vi toàn quốc sẽ có hiệu lực từ ngày 1/8. Trong đó, riêng quy định thực hiện việc thu phí điện tử không dừng từ ngày 3/8.
Với các trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ đã lắp đặt hệ thống thu phí điện tử không dừng phải vận hành ngay việc thu phí điện tử không dừng.
Các trạm thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ đang hoạt động, chưa lắp đặt hệ thống thu phí điện tử không dừng chậm nhất đến ngày 31/12 phải chuyển sang thu phí điện tử không dừng.
Các trạm thu phí do Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam quản lý, tiến độ hoàn thành do Bộ GTVT và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp xem xét, quyết định phù hợp với điều kiện nguồn vốn của dự án.
Gia đình quân nhân dự bị được trợ cấp đến 240.000 đồng/ngày
Nghị định 79 do Chính phủ ban hành quy định về chế độ, chính sách trong xây dựng huy động lực lượng dự bị động viên sẽ có hiệu lực từ ngày 21/8.
Ngoài quân nhân dự bị thì gia đình của họ cũng được hưởng trợ cấp với mức 160.000 đồng/ngày với gia đình quân nhân dự bị thuộc diện lao động, học tập, làm việc trong các cơ quan, tổ chức và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước; 240.000 đồng/ngày đối với gia đình quân nhân dự bị không thuộc các đối tượng trên.
Đặc biệt, nếu quân nhân dự bị ốm đau, tai nạn đi khám bệnh, chữa bệnh thì gia đình được hưởng trợ cấp nhưng không vượt quá thời gian tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu và huy động
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đà Nẵng: Ứng dụng công nghệ hiện đại bảo vệ và phát triển rừng

Giữ vững "mắt sáng, lòng trong, bút sắc" trong kỷ nguyên số

Tỉnh Cà Mau mới có 64 phường, xã là “vựa tôm” cả nước

TP Hồ Chí Minh: Thống nhất vinh danh 60 cá nhân tiêu biểu

Xử phạt cá nhân đăng tải thông tin xúc phạm Công an Quảng Ninh

Đà Nẵng: “Tây nhặt rác” nhân lên những việc tử tế, tốt đẹp

Hà Nội ngày nắng nóng, nhiệt độ cao nhất 37 độ C

Khẩn trương tổ chức chi trả lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội tháng 5 năm 2025

Hơn 1.000 tình nguyện viên giải cứu san hô
