Nhiều thành tựu nổi bật đáng tự hào
![]() |
Công tác điều trị Methadone cho người nghiện ma túy tại các cơ sở y tế được chú trọng hơn
Bài liên quan
Ứng dụng thông tin trong quản lý, điều trị Methadone
Điều trị Methadone có hiệu quả đối với người nghiện thuốc phiện
Điều trị cai nghiện bằng Methadone tại Hà Nội còn thấp
Bị cắt giảm viện trợ: Điều trị cai nghiện bằng Methadone gặp khó khăn
Nói về công tác phòng, chống HIV/AIDS trong năm 2018, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Long, Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết: Việt Nam đã xây dựng được một hệ thống văn bản pháp quy, hướng dẫn chuyên môn về phòng, chống HIV/AIDS luôn được cập nhật, sửa đổi, phát triển mới phù hợp với tình hình thực tiễn. Để thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS, từ năm 2005 đến nay Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, Bộ Y tế và các bộ ngành liên quan luôn quan tâm ủng hộ xây dựng hệ thống pháp luật, chính sách, hướng dẫn chuyên môn để triển khai công tác phòng, chống HIV/AIDS đảm bảo tính chặt chẽ, nhân văn và thuận lợi triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
Bên cạnh đó, Việt Nam đã chuyển đổi thành công mô hình điều trị ARV chủ yếu dựa vào viện trợ sang điều trị ARV do bảo hiểm chi trả. Cụ thể, nước ta đã hoàn thiện các hướng dẫn về chính sách BHYT cho người nhiễm HIV, về cơ bản hoàn thành công tác kiện toàn các cơ sở điều trị ARV đảm bảo đủ điều kiện thực hiện thanh toán KCB cho người nhiễm HIV có thẻ BHYT. “Để hỗ trợ chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV được thuận lợi, Việt Nam đã đẩy nhanh các biện pháp chuyên môn kỹ thuật, huy động các nguồn lực trong nước và quốc tế để tăng tỷ lệ người nhiễm HIV điều trị ARV có thẻ BHYT, cho đến nay đã có 89% người nhiễm HIV đang điều trị ARV có thẻ BHYT. Chúng ta cũng đấu thầu thành công gói thầu cung ứng thuốc ARV nguồn BHYT cho 190 cơ sở điều trị HIV/AIDS, đảm bảo các điều kiện để thực hiện điều trị ARV do quỹ bảo hiểm chi trả từ ngày 1/1/2019 và chuyển giao dần đến năm 2020 đảm bảo quỹ BHYT chiếm tỷ trọng tới 80% bệnh nhân điều trị ARV”, PGS.TS Nguyễn Hoàng Long nhấn mạnh.
Ngoài các thành tự kể trên, trong năm 2018 này, Việt Nam cũng triển khai đa dạng hóa các mô hình xét nghiệm HIV. Để đảm bảo thực hiện mục tiêu 90% người nhiễm HIV biết tình trạng HIV, trong ba năm qua Bộ Y tế đã mở rộng các mô hình xét nghiệm HIV tại cộng đồng như xét nghiệm không chuyên do các tổ chức cộng đồng, y tế thôn bản thực hiện. Cụ thể như các mô hình tự xét nghiệm HIV, xét nghiệm HIV cho bạn tình, bạn chích của người nhiễm HIV, tìm người nhiễm HIV theo vết như dựa vào địa bàn trọng điểm nguy cơ lây nhiễm HIV cao... Ngoài ra, Bộ Y tế cũng đẩy nhanh việc mở rộng các phòng xét nghiệm sàng lọc HIV xuống các trạm y tế nơi có địa bàn trọng điểm HIV và mở rộng thêm các phòng xét nghiệm được phép khẳng định các trường hợp HIV dương tính ở tuyến huyện, đặc biệt các huyện xa trung tâm tỉnh. Từ đó thời gian trả kết quả xét nghiệm khẳng định HIV dương tính được rút ngắn, cải thiện tình trạng mất dấu người nhiễm HIV sau khi xét nghiệm HIV, tăng cường chuyển gửi thành công người nhiễm HIV đến cơ sở điều trị ARV.
Việc mở rộng thêm các loại hình các xét nghiệm tại cộng đồng và cùng mới tăng cường công tác xét nghiệm HIV trong các cơ sở y tế, nên số người người nhiễm HIV trong cộng đồng tiếp tục được phát hiện, ngày càng có người nhiễm HIV biết sớm tình trạng HIV và tham gia điều trị sớm ARV góp phần giảm nguy cơ lây nhiễm HIV trong cộng đồng.
Theo PGS.TS Nguyễn Hoàng Long, vấn đề dự phòng lây nhiễm HIV thời gian qua cũng được chú trọng. Việc mở rộng điều trị Methadone cùng với triển khai mạnh các hoạt động phân phát bơm kim tiêm và bao cao su đã làm thay đổi nhận thức và giảm hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV trong các nhóm nguy cơ cao. Đa dạng hóa dịch vụ điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện không chỉ bằng Methadone mà trong quý I/2019 sẽ có thêm Buprenorphine để lựa chọn. Việc quản lý bệnh nhân điều trị Methadone đang chuyển dần từ ghi chép sổ sách sang phần mềm thông tuyến toàn quốc nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng. Tính đến 30/9/2018, chương trình methadone đã được triển khai tại 316 cơ sở điều trị của 63 tỉnh/thành phố, điều trị cho 54.255 bệnh nhân.
Trong thời gian tới, để nâng cao hiệu quả công tác phòng chống HIV/AIDS, Cục Phòng chống HIV/AIDS sẽ tích cực triển khai Chỉ thị 10 của Bộ Y tế về Tăng cường giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan đến HIV/AIDS trong cơ sở y tế. 63/63 tỉnh, thành phố đã được tập huấn triển khai Chỉ thị 10 và hướng dẫn của Cục Phòng, chống HIV/AIDS. Đồng thời triển khai thực hiện hệ thống thông tin chiến lược phòng, chống HIV/AIDS: các thông tin được thu thập đầy đủ, cập nhật kịp thời giúp cho xây dựng các chính sách, đưa các giải pháp phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với tình hình thực tiễn. Đặc biệt là đẩy mạnh công tác huy động các cơ quan truyền thông đại chúng tham gia phòng, chống HIV/AIDS
Bài liên quan
Chuỗi các hoạt động trong Tháng hành động quốc gia phòng chống HIV/AIDS
Tuyên truyền sức khỏe sinh sản, phòng chống HIV/AIDS cho thanh niên
Đẩy lùi đại dịch HIV/AIDS vào năm 2030
Bảo hiểm y tế sẽ thanh toán đầy đủ các dịch vụ điều trị HIV/AIDS
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đảm bảo quyền lợi an sinh xã hội cho người tham gia bảo hiểm

Tập huấn chính sách pháp luật cho 200 cán bộ Công đoàn

Đẩy mạnh chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH qua tài khoản ngân hàng

Từ ngày 1/6/2025, những trường hợp nào được cấp thẻ BHYT giấy?

BHXH Khu vực I trao Quyết định nghỉ hưu cho 12 viên chức quản lý

Quy định về thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu

Gia tăng cơ hội và quyền lợi cho người tham gia

Điều kiện hưởng lương hưu đối với người lao động từ ngày 1/7/2025

Lịch chi trả lương hưu, trợ cấp BHXH tháng 4/2025
