Nhiều lĩnh vực kinh tế của Đà Nẵng bứt tốc lấy lại đà tăng trưởng
![]() |
Kinh tế - xã hội Đà Nẵng 6 tháng đầu năm 2022 nhiều khởi sắc (Ảnh N.Dương) |
Theo số liệu từ Cục Thống kê thành phố Đà Nẵng, tình hình kinh tế-xã hội của thành phố trong 6 tháng đầu năm 2022 có nhiều khởi sắc trên nhiều lĩnh vực. Một số ngành có mức tăng trưởng cao hơn so với thời điểm trước khi dịch bệnh COVID-19 xuất hiện.
Cụ thể, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) quý II/2022 ước tăng 12,37% so với cùng kỳ năm 2021, tăng 21,37% so với cùng kỳ năm 2020 và cao hơn mức tăng 1,96% của quý trước. Đà Nẵng là một trong số các địa phương có mức độ phục hồi kinh tế khá nhanh, kinh tế thành phố đã hoàn toàn lấy lại đà tăng trường ngay trong quý II/2022.
Ông Trần Văn Vũ, Cục trưởng Cục Thống kê Đà Nẵng cho biết, trong 6 tháng đầu năm nay, quỹ đạo phục hồi kinh tế của thành phố đang bước vào giai đoạn bứt phá, quy mô nền kinh tế theo giá hiện hành ước đạt hơn 578.792 tỷ đồng, mở rộng hơn 5.077 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2021.
“Cơ cấu nền kinh tế đã có sự dịch chuyển so với cùng kỳ năm 2021, cụ thể lĩnh vực công nghiệp bị thu hẹp từ 14,79% xuống còn 14,23% (do các ngành công nghiệp ít bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh và phục hồi chậm); trong khi đó khu vực dịch vụ được mở rộng nhờ sự phục hồi nhanh và bứt phá trong quý II, tỷ trọng tăng từ 64,96% lên 67,61% ở quý II năm 2022”, ông Vũ cho hay.
![]() |
Thành phố Đà Nẵng về đêm |
Với mức tăng trường 7,23%, 6 tháng đầu năm 2022, Đà Nẵng xếp thứ 28/63 tỉnh, thành phố về tốc độ tăng trưởng GRDP và xếp thứ 4 trong khối 5 thành phố trực thuộc Trung ương. Tổng thu ngân sách Nhà nước đến ngày 20/6 đạt 12.965 tỷ đồng, tăng 18,9% so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, thu ngân sách Trung ương đạt 3.666 tỷ đồng; thu ngân sách địa phương đạt 9.299 tỷ đồng.
Đáng chú ý, điểm sáng trong bức tranh tăng trưởng kinh tế của thành phố là 2 lĩnh vực: Dịch vụ lưu trú, ăn uống; Thông tin và truyền thông. Theo đó, trong 6 tháng đầu năm 2022 doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 8.329 tỷ đồng, tăng 13,2% so với cùng kỳ năm 2021, đóng góp 10,52% trong mức tăng trưởng GRDP chung của thành phố.
Nắm bắt được nhu cầu sinh hoạt vui chơi, giải trí của người dân sau dịch bên cạnh việc đảm bảo an ninh, an toàn cho điểm đến, Đà Nẵng đã thực hiện đồng bộ các phương thức xúc tiến quảng bá, thu hút khách trong nước và quốc tế, nhờ đó hoạt động du lịch được phục hồi nhanh chóng, kéo theo sức lan tỏa đến hầu hết các ngành dịch vụ mua sắm, tiêu dùng khác.
![]() |
![]() |
Du khách đổ về Đà Nẵng trong những ngày hè |
Với việc ra mắt nhiều sản phẩm dịch vụ đẳng cấp, du lịch Đà Nẵng kỳ vọng tạo nên những mốc son mới sau giấc ngủ dài bởi dịch bệnh COVID-19. Thống kê cho thấy, 6 tháng đầu năm, tổng lượng khách ước đạt 1,3 triệu lượt, tăng 33,7% so với cùng kỳ năm 2021, số ngày lưu trú bình quân của khách ngủ qua đêm là 2,57 ngày/ lượt; Doanh thu lữ hành và dịch vụ hỗ trợ du lịch ước đạt 641,7 tỷ đồng, tăng 98,5% so với cùng kỳ năm 2021.
Bên cạnh đó, lĩnh vực thông tin và truyền thông cũng là ngành kinh tế duy trì đà tăng cao nhờ chú trọng công tác chuyển đổi số, tập trung đầu tư phát triển hạ tầng, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông phù hợp xu hướng cách mạng 4.0 gắn với xây dựng chính quyền điện tử, thành phố thông minh.
Trong 6 tháng đầu năm 2022, doanh thu toàn ngành ước đạt 7.584 tỷ đồng, tăng 9,4%, so với cùng kỳ; Xuất khẩu phần mềm 6 tháng ước đạt 55 triệu USD tăng 30% cùng kỳ năm 2021; Tỷ trọng đóng góp vào mức tăng chung đạt 14,28%, là ngành có tỷ trọng đóng góp tăng trưởng GRDP 6 tháng cao nhất trong 21 ngành kinh tế cấp I.
Đại diện Furama resort Da Nang chia sẻ, “Với sự phục hồi mạnh mẽ của nguồn khách du lịch nội địa, công suất buồng phòng bình quân vào dịp cuối tuần tại các khách sạn ven biển đạt 70-75%, hiện có khoảng 80% các cơ sở lưu trú trên địa bàn thành phố đã mở cửa. Hy vọng cùng với sự phục hồi của thị trường nội địa, các chuyến bay quốc tế sắp được khai thác từ thị trường Hàn Quốc, Singapore, Ấn Độ… sẽ là tín hiệu tốt cho hệ thống lưu trú của thành phố”.
![]() |
Khách quốc tế đã trở lại Đà Nẵng sau một thời gian dài bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 |
Theo Cục Thống kê Đà Nẵng, mặc dù kinh tế phục hồi nhanh nhưng trong 6 tháng qua, thành phố vẫn còn một số hạn chế đó là tăng trưởng kinh tế ở các lĩnh vực không đều, khu vực công nghiệp và xây dựng có mức độ phục hồi khá chậm, giải ngân vốn đầu tư công đạt thấp do các khó khăn về quy trình, thủ tục và bất cập trong giải phóng mặt bằng; Tình trạng mất cân đối về cơ cấu cung-cầu lao động vẫn chưa được khắc phục…
Do đó, Đà Nẵng sẽ tập trung tiếp tục khôi phục hoạt động du lịch trên cơ sở đảm bảo an toàn cho du khách, người lao động và cộng đồng; Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu tiêu thụ sản phẩm trong nước sản xuất, triển khai các chương trình khuyến mại, kích cầu mua sắm cuối năm…
Đối với lĩnh vực sản xuất, Đà Nẵng sẽ triển khai thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ đã ban hành có liên quan trực tiếp đến phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa, cơ sở sản xuất cá thể đối với công nghệ…
Về lĩnh vực đầu tư, thành phố tập trung đẩy nhanh tiến độ đền bù giải tỏa, có kế hoạch đền bù giải tỏa, bàn giao mặt bằng phù hợp với tiến độ thi công của nhà thầu.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

SHB lãi gần 4.400 tỷ đồng, dự kiến tỷ lệ cổ tức 2024 - 2025 là 36%

PV GAS CA MAU - vững bước cùng dòng khí PM3

CT Group bắt tay Tập đoàn Anh quốc ARUP: Điều gì sẽ xảy ra?

Techcombank mang "tinh hoa nước Pháp" về Việt Nam, tôn vinh di sản văn hóa độc bản

BIDV Run - Vì cuộc sống Xanh, kiến tạo giá trị vững bền

Co-opBank phải sớm trở thành một định chế tài chính đa năng, hiện đại

Khẳng định năng lực nhà thầu Việt trong thời kỳ mới

Khánh thành nhà máy sản xuất phụ kiện và phụ tùng ô tô

Meey Group lại được vinh danh tại Sao Khuê 2025
