Tag

Nhiều hoạt động trong Tết rừng của người Mông

Nghệ thuật 21/02/2025 15:41
aa
TTTĐ - Theo truyền thống, Tết rừng Nà Hẩu sẽ được tổ chức vào ngày Âm lịch cuối cùng của tháng Giêng. Năm nay, UBND huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, sẽ tổ chức nhiều hoạt động nhằm quảng bá di sản văn hóa phi vật thể Tết rừng, nét văn hóa truyền thống đặc sắc của đồng bào dân tộc Mông.
Sau Tết, TP Hồ Chí Minh cần hơn 50.000 chỗ làm việc Phát động Tết trồng cây Xuân Ất Tỵ 2025 tại quận Hai Bà Trưng Ninh Thuận phát động Tết trồng cây

Công bố quyết định và trao chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Nà Hẩu là xã đặc biệt khó khăn của huyện Văn Yên nằm trong vùng lõi của Khu bảo tồn thiên nhiên Nà Hẩu và là nơi định cư lâu đời của các dòng họ dân tộc Mông. Xã Nà Hẩu cách trung tâm huyện Văn Yên 30km, có diện tích tự nhiên 5.693,52ha. Nơi đây có 92% đồng bào dân tộc Mông sinh sống. Xã có 3 thôn gồm: Ba Khuy, Trung Tâm và Bản Tát.

Những năm qua, rừng luôn là nguồn sống, che chở cho đồng bào dân tộc Mông trong xã. Để bảo vệ rừng cũng như phát huy phong tục, tập quán truyền thống lâu đời của người Mông Nà Hẩu, hằng năm, Nhân dân trong xã đều tổ chức Tết rừng.

Tết rừng là tập tục lâu đời của dân tộc Mông với ý nghĩa cảm tạ trời đất, cảm ơn thần rừng thấn núi, cầu mong các vị thần che chở, bảo vệ và giúp người Mông Nà Hẩu có cuộc sống mạnh khỏe, hạnh phúc và bình yên; cây cối, gia súc, gia cầm phát triển, cho sự trường tồn của các dòng họ cùng với màu xanh ngút ngàn của những cánh rừng nguyên sinh.

Nhiều hoạt động trong Tết rừng của người Mông
Các cô gái dân tộc Mông ở Nà Hẩu luyện tập văn nghệ chuẩn bị cho Lễ hội Tết rừng

Lễ cúng thần rừng là nghi lễ độc đáo được người Mông ở xã Nà Hẩu thường được tổ chức vào ngày cuối cùng của tháng Giêng hàng năm.

Năm nay, đúng vào dịp Tết rừng, UBND huyện Văn Yên tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ cúng rừng của người Mông, xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái” từ ngày 26 - 27/2/2025 (tức ngày 29 - 30 tháng Giêng năm Ất Tỵ) tại xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên.

Đây là dịp để đồng bào dân tộc Mông tôn vinh di sản văn hóa đặc sắc, đồng thời quảng bá tiềm năng, thế mạnh, nâng cao ý thức bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa gắn với phát triển du lịch trên địa bàn.

Nhiều hoạt động hấp dẫn

Một trong những điểm nhấn của sự kiện này là Lễ công bố Quyết định và trao chứng nhận di sản văn hóa phi vật thể quốc gia “Lễ cúng rừng của người Mông, xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái” vào 20h ngày 26/2 và chương trình nghệ thuật đặc sắc, với chủ đề “Âm vang núi rừng - sáng bừng Nà Hẩu”.

Chương trình là sự kết hợp các loại hình nghệ thuật ca, kịch múa, trình thức di sản gốc, dàn dựng cách điệu, kết hợp với công nghệ ánh sáng và hiệu ứng hình ảnh để xây dựng câu chuyện về sự hình thành của lễ cúng rừng, sau này trở thành Tết rừng của đồng bào dân tộc Mông.

Nhiều hoạt động trong Tết rừng của người Mông
Sân khấu chương trình nghệ thuật đặc sắc với chủ đề “Âm vang núi rừng - sáng bừng Nà Hẩu”

Tổng đạo diễn Lê Thế Song cho biết, màn trình diễn múa xênh tiền và múa khèn của 600 diễn viên tại màn kết của chương trình như một thông điệp về giữ rừng, giữ gìn bản sắc văn hóa, góp phần khai thác tiềm năng du lịch sinh thái của huyện Văn Yên.

Ngoài ra, Ban Tổ chức cũng tổ chức đêm hội đại ngàn với chủ đề “Cùng say giữa đại ngàn”; thực hiện nghi lễ cúng rừng tại 3 điểm (thôn Trung Tâm, thôn Bản Tát và thôn Ba Khuy).

Song song với đó là “Giải chạy khám phá giữa đại ngàn”; thi đấu và biểu diễn các trò chơi dân gian, tiết mục văn hóa, văn nghệ của dân tộc Mông.

Ngoài ra, dịp này, du khách có dịp tham quan, trải nghiệm mô hình rèn cơ khí truyền thống của người dân tộc Mông; mô hình thêu thổ cẩm trang phục dân tộc Mông tại hộ gia đình bà Mua Thị Sâu, Giàng Thị Dở, thôn Bản Tát; trải nghiệm hoạt động bắt ốc tại hộ gia đình ông Giàng A Châu và bà Ly Thị Dua; hòa mình vào chợ quê người dân tộc Mông với chủ đề “Chợ phiên giữa đại ngàn”…

Đọc thêm

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập Nghệ thuật

Mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập

TTTĐ - Trong khuôn khổ của tham luận Hội thảo “Các giải pháp để phát triển trung tâm công nghiệp văn hóa của Thủ đô Hà Nội”, từ góc độ của một đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Văn h và Thể thao Hà Nội, đồng chí Lê Xuân Kiêu - Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám có các ý kiến tham góp về mô hình trung tâm công nghiệp văn hóa trong đơn vị sự nghiệp công lập.
Tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh Nghệ thuật

Tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh

TTTĐ - Dự thảo Nghị quyết về "Khu phát triển thương mại và văn hóa" nhằm tạo cơ chế đặc thù thu hút nguồn lực xã hội đầu tư vào các khu vực có tiềm năng phát triển thương mại, văn hóa và du lịch. Khoản 7 Điều 21 Luật Thủ đô mở đường cho hệ sinh thái sáng tạo của Hà Nội phát triển và trở thành một ngành kinh tế đầy tiềm năng. Văn bản pháp lý này khi được thông qua, đi vào thực tế chính là một "đường băng" rộng mở, tạo đà cho công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh và vươn cao đúng như kì vọng.
“Đất nước trọn niềm vui”: Tái hiện toàn cảnh Đại thắng mùa Xuân 1975 Nghệ thuật

“Đất nước trọn niềm vui”: Tái hiện toàn cảnh Đại thắng mùa Xuân 1975

TTTĐ - Nằm trong chuỗi hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chỉ đạo thực hiện chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”, tái hiện lại những giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc ta, khẳng định tầm vóc vĩ đại của Đại thắng mùa Xuân năm 1975.
Định hướng phát triển văn hóa, văn nghệ sau 50 năm thống nhất Nghệ thuật

Định hướng phát triển văn hóa, văn nghệ sau 50 năm thống nhất

TTTĐ - Chiều 16/4, Thành ủy TP Hồ Chí Minh đã tổ chức buổi tọa đàm “50 năm văn học, nghệ thuật TP Hồ Chí Minh - phát huy truyền thống, tiếp nối tương lai”. Đây là hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, đồng thời là dịp nhìn lại chặng đường phát triển văn học, nghệ thuật của thành phố sau nửa thế kỷ.
Quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng, ý nghĩa Nghệ thuật

Quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng, ý nghĩa

TTTĐ - Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886 - 1/5/2025); 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025) và 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), quận Hà Đông (Hà Nội) tổ chức nhiều hoạt động trang trọng và ý nghĩa.
1.500 nghệ sỹ biểu diễn phục vụ Nhân dân khắp mọi miền Tổ quốc Nghệ thuật

1.500 nghệ sỹ biểu diễn phục vụ Nhân dân khắp mọi miền Tổ quốc

TTTĐ - Hơn 1.500 nghệ sỹ, diễn viên, nhạc công của 12 đơn vị nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sẽ tỏa đi khắp các tỉnh, thành phố biểu diễn phục vụ Nhân dân nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tăng cường gắn kết Nhân dân Việt - Trung qua sản phẩm truyền hình Nghệ thuật

Tăng cường gắn kết Nhân dân Việt - Trung qua sản phẩm truyền hình

TTTĐ - Ngày 14/4, Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) và Đài Phát thanh - Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CMG) phối hợp tổ chức Lễ công bố hợp tác truyền thông VTV - CMG và giới thiệu các dự án truyền thông trọng điểm giai đoạn 2025 - 2026.
Vinh danh Lễ hội Tổng Nam Phù Văn hóa

Vinh danh Lễ hội Tổng Nam Phù

TTTĐ - Ngày 12/4, tại xã Đông Mỹ, UBND huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín tổ chức Lễ kỷ niệm 930 năm Nhị vị Đại Thánh Bồ Tát nhập niết bàn (1095-2025), công bố Quyết định ghi danh Lễ hội Tổng Nam Phù vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn Nghệ thuật

Đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

TTTĐ - Xứng đáng là Thủ đô của đất nước, luôn tiên phong và là đại diện cho tinh thần Việt Nam, Hà Nội là nơi đầu tiên có Nghị quyết chuyên đề về công nghiệp văn hóa. Điều này thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân Thủ đô đi đầu thực hiện mục tiêu kép vừa gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa ngàn năm, vừa đưa công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Tuyên truyền cổ động trọng tâm, thiết thực và hiệu quả Nghệ thuật

Tuyên truyền cổ động trọng tâm, thiết thực và hiệu quả

TTTĐ - Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 191/KH-SVHTT “Công tác thông tin trang trí, tuyên truyền cổ động trực quan phục vụ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025); 139 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886 - 1/5/2025; 71 năm Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2025)”. Các hoạt động tuyên truyền, kỷ niệm cần tổ chức bằng nhiều hình thức phù hợp, có trọng tâm, trọng điểm, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội.
Xem thêm