Tag

Nhiễm ổ sán lá gan vì thói quen thích ăn rau sống

An toàn thực phẩm 30/05/2024 12:22
aa
TTTĐ - Với thói quen "nghiện" ăn rau muống, rau ngổ sống, một bệnh nhân đã phải điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương do nhiễm sán lá gan lớn.
32 tỉnh thành ghi nhận bệnh nhiễm sán lá gan nhỏ Nhiễm sán lá gan do thói quen ăn rau sống Thường xuyên ăn gỏi cá, bệnh nhân có sán lá gan chui ra từ ống dẫn lưu đường mật Sán làm ổ trong phổi vì "nghiền" ăn gỏi

Nhận biết triệu chứng nhiễm sán lá gan lớn

Bệnh nhân nhiễm sán lá gan lớn là nam N.T.D (39 tuổi, ở Phú Yên). Bệnh nhân đến tái khám tại Viện Huyết học & Truyền máu Trung ương để điều trị hóa chất, tuy nhiên bệnh nhân lại ho, sốt, tình cờ siêu âm ổ bụng có kết quả phát hiện ra có khối ở gan. Bệnh nhân được chẩn đoán theo dõi áp xe gan và chuyển tuyến đến Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương khám và điều trị.

Khai thác tiền sử được biết, bệnh nhân mắc bệnh bạch cầu cấp đã điều trị hóa chất 5 đợt tại Viện Huyết học & Truyền máu Trung ương. Trước khi ra Hà Nội, bệnh nhân xuất hiện ho đờm đục, đau tức ngực 2 bên khi ho, sốt cơn trong ngày phải vào viện điều trị một tuần.

Bác sĩ đang thăm khám cho bệnh nhân.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân.

Trao đổi với bác sĩ, anh D cho hay, anh có sở thích (nghiện) ăn rau sống, đặc biệt là rau muống được trồng dưới ao, hồ và rau ngổ sống. Anh rất nghiện món cá ồ nướng quấn với rau muống và món thịt vịt quay, thịt vịt hấp ăn với rau ngổ sống. Ngay cả khi đang nằm điều trị tại bệnh viện trong Phú Yên, anh vẫn thường xuyên ăn món này.

TS. Vũ Minh Điền, Phó trưởng khoa Nội Tổng hợp, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết: "Qua thăm khám lâm sàng và khai thác tiền sử của bệnh nhân, chúng tôi đã nghĩ đến bệnh cảnh sán lá gan lớn khi các xét nghiệm ban đầu cho thấy có bạch cầu ái toan tăng cao và hình ảnh chụp phim cộng hưởng từ gan hướng nhiều đến bệnh sán lá gan lớn".

TS. Điền nhấn mạnh, người mắc bệnh sán lá gan thường có triệu chứng như sau: Đau hạ sườn phải âm ỉ, không đặc hiệu; người bệnh thường có cảm giác mệt mỏi, đầy bụng và khó tiêu... Tuy nhiên, một số trường hợp không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt. Nhiễm sán lá gan cấp tính có thể gây đau bụng, gan to, buồn nôn, sốt, nổi mề đay, sụt cân…

"Nếu một người nhiễm sán lá gan lớn mãn tính không được điều trị lâu ngày có thể dẫn các biến chứng viêm đường mật, sỏi mật, viêm túi mật, viêm tụy, xơ đường mật và xơ hóa gan. Để xác định người có bị mắc sán lá gan lớn hay không phải dựa vào kỹ thuật xét nghiệm tìm trứng sán trong phân hoặc xét nghiệm máu để tìm kháng thể trong huyết thanh của bệnh nhân", TS. Điền cho biết thêm.

Cũng theo TS. Vũ Minh Điền, ở người, sán ký sinh trong gan mật, trường hợp bất thường sán có thể ký sinh trong cơ, dưới da... (ký sinh lạc chỗ). Sán trưởng thành đẻ trứng theo đường mật xuống ruột và ra ngoài theo phân.

Trứng xuống nước, nở ra ấu trùng lông và ký sinh trong ốc, phát triển thành ấu trùng đuôi, ấu trùng đuôi rời khỏi ốc và bám vào các loại rau mọc dưới nước tạo nang trùng hoặc bơi tự do trong nước. Người hoặc trâu bò ăn phải thực vật thủy sinh hoặc uống nước lã có ấu trùng sẽ bị nhiễm sán lá gan lớn.

Khi người ăn sống rau mọc dưới nước hoặc uống nước có nhiễm ấu trùng sán, ấu trùng sán vào dạ dày, xuống tá tràng, tự tách vỏ và xuyên qua thành tá tràng vào khoang phúc mạc đến gan, đục thủng bao gan và xâm nhập vào nhu mô gan gây tổn thương gan. Đây cũng chính là giai đoạn kích thích cơ thể phản ứng miễn dịch mạnh nhất.

Sán lá gan ký sinh chủ yếu ở mô gan, nhưng trong giai đoạn xâm nhập sán có thể đi chuyển lạc chỗ và gây các tổn thương ở các cơ quan khác như thành ruột, thành dạ dày.

Sau giai đoạn xâm nhập vào nhu mô gan từ 2-3 tháng, sán xâm nhập vào đường mật trưởng thành và đẻ trứng. Tại đây sán trưởng thành có thể ký sinh và gây bệnh trong nhiều năm (có thể tới 10 năm) nếu không được phát hiện và điều trị.

Tại đường mật, sán gây tổn thương biểu mô đường mật, tắc mật, viêm và xơ hóa đường mật thứ phát, viêm tụy cấp...

"Ăn chín uống sôi" để phòng bệnh sán lá gan lớn

Các nghiên cứu cũng cho thấy, từ 92% đến 100% các loại rau sống đều chứa các ký sinh trùng có hại cho sức khỏe, nếu không rửa sạch rau trước khi sử dụng thì có khả năng cao mắc các bệnh về đường ruột như nhiễm giun sán, tiêu chảy… Đây là loại rau ăn trực tiếp mà không qua chế biến hay đun sôi nên thường chứa lượng lớn vi khuẩn và ký sinh trùng.

Nhiễm ổ sán lá gan vì thói quen thích ăn rau sống
Nguy cơ nhiễm sán lá gan lớn do thói quen thích ăn rau sống

Ngoài ra, các loại rau sống này mặc dù sống ở trên cạn nhưng cũng bị nhiễm độc như các loại rau sống dưới nước, thậm chí còn có tàn dư của các loại thuốc trừ sâu, ấu trùng giun sán như: Giun móc, giun đũa, sán lá gan… đều là những mối nguy hại cho sức khỏe con người.

Trứng giun đũa vào ruột non người nở thành ấu trùng, xâm nhập thành ruột, theo đường máu phát tán khắp cơ thể.

Khi ấu trùng tấn công não, tim, phổi, mắt sẽ dẫn đến tình trạng co giật, phù não, nhức đầu kéo dài, liệt nửa người, liệt chi dưới, viêm não, màng não và có thể gây giảm thị lực dẫn đến mù mắt nếu không phát hiện kịp thời.

Liên quan đến thói quen ăn rau sống, theo khuyến cáo Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế), rau sống tiềm ẩn nguy cơ ngộ độc thực phẩm rất lớn. Nguyên nhân là do người trồng rau có tập quán dùng nước thải, nước phân tươi tưới rau. Còn người bán ở các chợ đầu mối thì dùng nước bẩn, nước cống phun để giữ rau tươi.

Trong khi đó, người sử dụng cũng không chú ý đến việc rửa rau sạch. Các loại rau sống như: Xà lách, húng chó, mùi... tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây bệnh đường ruột bởi khuẩn phẩy tả có thể sống trên rau sống 3-10 ngày; khuẩn E.coli sống được một tuần và thường kéo theo các vi khuẩn đường ruột khác, ký sinh trùng như trứng giun...

Vì dù rửa rau sống ngập trong nước, ngâm thuốc tím, sục ozone, ngâm nước muối hoặc xả rau dưới vòi nước chảy 15 phút... cũng không thể khống chế được 100% vi khuẩn mà chỉ hạn chế được phần nào. Nếu không thể xác định được nguồn rau có an toàn hay không, tốt nhất không nên ăn sống.

Để phòng bệnh sán lá gan lớn, TS. Vũ Minh Điền khuyến cáo: Đây là bệnh liên quan đến thói quen và tập quán ăn uống của người dân, vì vậy phòng bệnh là vấn đề hết sức quan trọng và cần thiết. Người dân không nên ăn sống các loại rau nọc dưới nước như: rau muống, rau ngổ, rau cần, cải xoong, rau rút… ; không uống nước lã.

Khi nghi ngờ nhiễm sán lá gan lớn, bệnh nhân phải đến cơ sở khám chữa bệnh (chuyên khoa) để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Những người vốn có thói quen ăn các loại rau mọc dưới nước (đầm, ao, hồ...), ăn sống hoặc không được chế biến kỹ, cũng nên đi khám, tầm soát bệnh.

Đọc thêm

Ngộ độc do ăn nấm, đôi vợ chồng hôn mê, tổn thương gan An toàn thực phẩm

Ngộ độc do ăn nấm, đôi vợ chồng hôn mê, tổn thương gan

TTTĐ - Bệnh viện Bạch Mai vừa tiếp nhận hai bệnh nhân trong tình trạng hôn mê sâu, tổn thương gan, thận nghiêm trọng do ngộ độc nấm.
Phát động "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2025 An toàn thực phẩm

Phát động "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2025

TTTĐ - Chiều 18/4, UBND huyện Gia Lâm tổ chức Hội nghị triển khai "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" năm 2025.
Hà Nội: Kiểm tra đột xuất cơ sở cung cấp suất ăn trường học An toàn thực phẩm

Hà Nội: Kiểm tra đột xuất cơ sở cung cấp suất ăn trường học

TTTĐ - Sáng 18/4, đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội do đồng chí Đặng Thanh Phong - Chi Cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội (Sở Y tế) làm trưởng đoàn đã kiểm tra đột xuất tại Công ty TNHH TPT chuyên cung cấp suất ăn cho một số trường học trên địa bàn quận Ba Đình.
Nhiều lỗi vi phạm ATTP tại công ty cung cấp suất ăn trường học An toàn thực phẩm

Nhiều lỗi vi phạm ATTP tại công ty cung cấp suất ăn trường học

TTTĐ - Nhân Tháng hành động vì an toàn thực phẩm năm 2025, sáng 18/4, đoàn kiểm tra liên ngành công tác an toàn thực phẩm số 1 của thành phố Hà Nội do đồng chí Đặng Thanh Phong, Chi cục trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội (Sở Y tế) làm trưởng đoàn đã kiểm tra đột xuất tại công ty TNHH TPT chuyên cung cấp suất ăn cho một số trường học trên địa bàn quận Ba Đình.
Siết chặt quản lý và xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm An toàn thực phẩm

Siết chặt quản lý và xử lý vi phạm về an toàn thực phẩm

TTTĐ - Các cơ quan chức năng tỉnh Đắk Lắk đang tăng cường công tác thanh, kiểm tra và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định trong hoạt động kinh doanh, bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP).
Tuyên truyền về an toàn thực phẩm đến hơn 100 hội viên phụ nữ Dinh dưỡng

Tuyên truyền về an toàn thực phẩm đến hơn 100 hội viên phụ nữ

TTTĐ - Chiều 17/4, Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố Hà Nội tổ chức hội nghị phổ biến kiến thức về an toàn thực phẩm với chủ đề “Quy định về an toàn thực phẩm đối với bếp ăn tập thể, dịch vụ ăn uống và thức ăn đường phố”.
Thủ tướng yêu cầu sớm đưa ra kết luận về vụ việc sản xuất, buôn bán sữa giả An toàn thực phẩm

Thủ tướng yêu cầu sớm đưa ra kết luận về vụ việc sản xuất, buôn bán sữa giả

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 40/CĐ-TTg ngày 17/4/2025 về xử lý vụ việc sản xuất, phân phối sữa giả.
Y bác sĩ không được tham gia quảng cáo thực phẩm chức năng An toàn thực phẩm

Y bác sĩ không được tham gia quảng cáo thực phẩm chức năng

TTTĐ - Bộ Y tế cho biết, hiện nay có tình trạng một số bác sĩ, dược sĩ, nhân viên y tế tham gia quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng gây hiểu lầm cho người sử dụng.
Kết quả rà soát việc công bố sản phẩm trong đường dây sữa giả An toàn thực phẩm

Kết quả rà soát việc công bố sản phẩm trong đường dây sữa giả

TTTĐ - Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội đã công bố kết quả rà soát cấp giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố và tiếp nhận hồ sơ tự công bố sản phẩm thực phẩm của Công ty Cổ phần dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần dược dinh dưỡng Hacofood Group.
Sữa giả gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe ra sao? An toàn thực phẩm

Sữa giả gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe ra sao?

TTTĐ - Với gần 600 sản phẩm sữa giả được phát hiện, trong đó có nhiều loại sữa được người dân sử dụng nhiều năm qua đặt ra câu hỏi lớn về tác hại của sữa giả với sức khỏe.
Xem thêm