Tag

Nhạc sĩ Huy Thục: Hoài niệm về một thời khói lửa

Văn hóa 26/04/2020 20:33
aa
TTTĐ - Cuộc chiến chống Mỹ đã lùi xa gần nửa thế kỷ nhưng các ca khúc, hành khúc về đề tài chiến tranh luôn sống mãi với thời gian. Mang trên mình tấm áo xanh người lính, nhạc sĩ Huy Thục đã từng có nhiều năm tháng sống cùng các chiến sĩ. Chính cuộc sống gian khổ và hình ảnh cao đẹp của anh Bộ đội Cụ Hồ đã giúp ông sáng tác nên những ca khúc bất hủ.

Nhạc sĩ Huy Thục: Hoài niệm về một thời khói lửa

Khu tập thể văn công Mai Dịch hầu như ai cũng biết nhà của Đại tá Huy Thục. Nhạc sĩ có tên thật là Lê Huy Thục, sinh năm 1935, quê ở Chính Lý, Lý Nhân, Hà Nam. Ông và gia đình lên Hà Nội từ nhỏ. Ông hoạt động cách mạng từ tháng 8/1945, bắt đầu đi vào con đường âm nhạc từ năm 1950 bằng chơi đàn violon.

Cũng như bao thanh niên khác, cậu thiếu sinh quân Huy Thục lúc đó mới 12 tuổi đã lên đường tòng quân, hưởng ứng lời kêu gọi Toàn quốc kháng chiến của Bác Hồ. Rời Hà Nội mến yêu, nơi tuổi thơ của ông gắn với bao kỷ niệm êm đềm, đơn vị điều động ông về vùng quê chiêm trũng Ý Yên (Nam Định) và chính tại nơi đây, ông đã có tác phẩm đầu tay “Chống càn bảo vệ xóm làng” (1952). Tác phẩm đầu tay không có tiếng vang nhưng đó là một bài hát ca ngợi dân quân, du kích chống trả một đợt càn quét của giặc Pháp, được khá nhiều người yêu thích.

Nhạc sĩ Huy Thục bên cây đàn piano của mình
Nhạc sĩ Huy Thục bên cây đàn piano của mình

Từ năm 1954 - 1956, ông vào đoàn văn công Quân khu Hữu Ngạn. Sau đó ông theo học lớp sáng tác âm nhạc đầu tiên tại Trường Âm nhạc Việt Nam. Một thời gian sau, ông lại được cử đi tu nghiệp tại Nhạc viện Liszt ở Hungary. Về nước, ông tham gia giảng dạy ở Trường Nghệ thuật Quân đội.

Trong thời kỳ Kháng chiến chống đế quốc Mỹ, hoạt động của ông chủ yếu tại chiến trường Đường 9 - Khe Sanh - Quảng Trị - Thừa Thiên. Chính tại nơi chiến trường khốc liệt đó, sống giữa bom đạn hiểm nguy, người lính - nghệ sĩ Huy Thục đã không ngừng sáng tác, cho ra đời những tác phẩm “Tiếng đàn Ta-lư”, “Người con gái Pa kô”, “Ơi dòng suối La La”…

Nhạc sĩ Huy Thục (giữa) cùng đồng đội tại mặt trận Đường 9 - Khe Sanh, tháng 7/1967 (Ảnh do gia đình nhạc sĩ cung cấp)
Nhạc sĩ Huy Thục (giữa) cùng đồng đội tại mặt trận Đường 9 - Khe Sanh, tháng 7/1967 (Ảnh do gia đình nhạc sĩ cung cấp)

Người dân địa phương nơi ông đóng quân là người dân tộc Vân Kiều và Pa kô, khi nghe những bài hát này đã vui sướng thốt lên: “Ồ, tại sao bộ đội Huy Thục là người Kinh, sống ở nơi khác về đây với buôn làng mà hiểu về dân tộc của bọn mình thế? Nhờ có bài hát này mà nhiều người trong cả nước biết về dân tộc mình”. Hình ảnh người con gái Vân Kiều lưng gùi gạo giúp bộ đội, tay cầm cây đàn Ta-lư đã đi vào bài hát của Huy Thục như thế.

Trong số các tác phẩm âm nhạc của Huy Thục, rất nhiều người biết đến ca khúc nổi tiếng “Bác đang cùng chúng cháu hành quân”. Nhạc sỹ Huy Thục ngậm ngùi: “Cho đến bây giờ, tôi vẫn không thể quên cái đêm 2/9/1969, cả Hà Nội mưa tầm tã ấy. Biết tin Bác Hồ mất, từ già đến trẻ, không ai không khóc tiếc thương. Đúng như nhà thơ Tố Hữu đã viết “Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa”".

Lúc bấy giờ, đã có nhiều nhạc sĩ viết lên những bài ca bi tráng để “khóc Bác”. Nhạc sĩ Đỗ Nhuận đã lấy lời ví dặm “Trông cây lại nhớ đến người”, nhạc sĩ Chu Minh có bài “Người là niềm tin tất thắng”... Những nhạc sĩ đó viết hay quá, “khóc Bác” mà nghe bi hùng nên Huy Thục đã thôi, không sáng tác theo đề tài đó nữa. Vừa lúc ông nhận lệnh điều động, bổ sung quân vào miền Nam. Để lại đứa con nhỏ mới lên 3 tuổi cho vợ, Huy Thục lập tức đeo ba lô trở lại mặt trận cùng với mong muốn được chứng kiến và ghi lại những cảm xúc của các chiến sĩ ngoài mặt trận đau khổ thế nào khi Bác đi xa.

Nhạc sĩ Huy Thục kể: “Trên đường ra mặt trận, tôi thấy tất cả chiến sĩ cùng khẳng định quyết tâm: “Chúng em nhất định giải phóng miền Nam, nhất định đi theo con đường của Bác”. Ở Hà Nội không tìm được ra ý tưởng sáng tác thì vào đây, đề tài cho ca khúc lại xuất hiện trong tôi. Thật tuyệt vời. Thế là bài hát “Bác đang cùng chúng cháu hành quân” đã ra đời dựa trên tinh thần “Biến đau thương thành hành động”.

Lúc đó Bác mới mất nên ca khúc bị ách lại, cho tới ngày 26/3/1970 thì được đăng trên báo Thanh Niên và phát trên sóng của Đài Tiếng nói Việt Nam. Tôi thật sự xúc động khi các bạn trẻ đón nhận nồng nhiệt bài hát này. Đối với thanh niên chúng tôi khi đó, phải có niềm tin mới hành động thắng lợi. Có lẽ, tất cả các nhạc sĩ đều ước mong làm thế nào đưa được lời dạy của Bác Hồ vào ca từ của bài hát và tôi đã vinh dự làm nên điều đó: “Vì độc lập tự do, quyết giành ấm no...” và “...quét sạch nó đi, lời Bác đang giục chúng ta...”".

Nhạc sĩ Huy Thục không chỉ thành công trong sáng tác hành khúc mang tính chiến đấu mà ông còn có nhiều ca khúc đầy chất lãng mạn. Sau trận chiến thắng của quân đội ta ở “Ngọn đồi không tên”, giữa vô số vết bom B52 cày xới, giữa bao nhiêu xác Mỹ ngụy, dòng suối La La hiện lên trong lời ca, điệu nhạc của Huy Thục thật êm đềm, thơ mộng như chưa từng có chiến tranh (Ơi dòng suối La La). Sau này, khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào công tác tại Quảng Trị, đi qua dòng suối La La đã thốt lên: “Dòng suối La La nhỏ như thế này mà Huy Thục viết lãng mạn thế”.

Nhạc sĩ Huy Thục có không ít tác phẩm được lưu danh và đó là niềm tự hào đối với một người làm nghệ thuật, sống với nghệ thuật.

Các tác phẩm của nhạc sĩ Huy Thục:

Kèn xuất trận (thơ Tô Đức Chiêu), Tiếng hát trên đường quê hương, Ơi dòng suối La La, Tiếng đàn Ta-lư, Tiến lên chiến sĩ đồng bào (phổ thơ Bác Hồ), Đợi (thơ Vũ Quần Phương), Bác đang cùng chúng cháu hành quân, Hợp xướng Hoan hô chiến sĩ Điện Biên.

Về tác phẩm khí nhạc: Độc tấu đàn bầu Vì miền Nam (giải Nhì UNESCO), Độc tấu trống dân tộc Nhịp điệu nước non, âm nhạc cho vũ kịch Ngọn lửa Nghệ Tĩnh (viết cùng Nguyễn Thành và Lương Ngọc Trác, đoạt Giải thưởng Hồ Chí Minh), Tiến lên giành toàn thắng (chương I)...

Ngoài ra ông còn viết phần âm nhạc cho kịch nói, phim truyện, phim tài liệu, múa...

Tin liên quan

Đọc thêm

Khai màn chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đất nước trọn niềm vui” Nghệ thuật

Khai màn chương trình nghệ thuật đặc biệt “Đất nước trọn niềm vui”

TTTĐ - Tối 20/4, tại TP Hồ Chí Minh, chương trình nghệ thuật đặc biệt "Đất nước trọn niềm vui" chính thức khai màn. Chương trình nằm trong chuỗi sự kiện kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), do Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng chỉ đạo; Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Việt Nam chỉ đạo nội dung, nghệ thuật; Cục Tuyên huấn thực hiện và Quân khu 7 chủ trì phối hợp tổ chức.
Đọc sách - con đường hướng đến thành công Văn học

Đọc sách - con đường hướng đến thành công

TTTĐ - Tối 19/4, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Hải Phòng tổ chức khai mạc “Đường sách Hải Phòng 2025” với chủ đề “Đọc sách - Con đường hướng đến thành công”. Đây là sự kiện đầu tiên trong chuỗi hoạt động chào mừng kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Hải Phòng (13/5/1955 - 13/5/2025) - Lễ hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phòng 2025 và Ngày Sách Việt Nam 21/4.
Tình yêu văn hóa truyền thống qua bộ sách "Vang danh nghề cổ" Văn học

Tình yêu văn hóa truyền thống qua bộ sách "Vang danh nghề cổ"

TTTĐ - Chiều 19/4 tại Sân khấu chính của Phố sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã diễn ra buổi giao lưu ra mắt bộ sách “Vang danh nghề cổ - Khám phá những làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam”.
TP Hồ Chí Minh: Biển người mãn nhãn với màn trình diễn pháo hoa Nghệ thuật

TP Hồ Chí Minh: Biển người mãn nhãn với màn trình diễn pháo hoa

TTTĐ - Tối 19/4, hàng nghìn người dân và du khách tại TP Hồ Chí Minh đã tập trung về khu vực bến Bạch Đằng để chiêm ngưỡng màn bắn pháo hoa tầm cao trong khuôn khổ chuỗi các hoạt động nghệ thuật "Sắc màu thành phố Bác", chào mừng đại lễ 30/4.
Đại tiệc văn hóa, công nghệ chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam Nghệ thuật

Đại tiệc văn hóa, công nghệ chào mừng 50 năm Giải phóng miền Nam

TTTĐ - Tối 19/4, người dân TP Hồ Chí Minh và du khách đã được thưởng thức nhiều chương trình nghệ thuật đặc sắc chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Độc đáo bộ sưu tập áo dài "Sen Việt" Thời trang - Làm đẹp

Độc đáo bộ sưu tập áo dài "Sen Việt"

TTTĐ - Bộ sưu tập áo dài "Sen Việt" của nhà thiết kế Đức Minh rực rỡ sắc màu, tôn lên vẻ đẹp, sự tự tin tỏa sáng và khí chất của người phụ nữ Việt. Ở đó có sự hài hòa giữa truyền thống và sự hiện đại, năng động trong thời hội nhập của phái đẹp.
Dấu ấn thời gian tại những buổi triển lãm mừng đại lễ 30/4 Nghệ thuật

Dấu ấn thời gian tại những buổi triển lãm mừng đại lễ 30/4

TTTĐ - Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, TP Hồ Chí Minh đã tổ chức nhiều buổi triển lãm chuyên đề, qua đó giúp hun đúc tinh thần yêu nước và lòng biết ơn tới bậc cha ông.
Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025 Văn học

Nghệ An hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc 2025

TTTĐ - Chiều 18/4, tại TP Vinh, Sở Văn hóa và Thể thao Nghệ An tổ chức lễ phát động hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam (21/4) và Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc tỉnh Nghệ An năm 2025.
Những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn Nghệ thuật

Những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn

TTTĐ - Với hệ thống chương trình phong phú, được đầu tư công phu cả về nội dung, kỹ thuật và hình thức thể hiện, Đài Truyền hình Việt Nam gửi tới khán giả cả nước những chương trình đậm chất lịch sử - văn hóa - nhân văn nhân dịp Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Mỗi chương trình không chỉ là lời tri ân, trân trọng giá trị lịch sử mà còn là nhịp cầu nối những thế hệ, thắp lên niềm tự hào dân tộc và khát vọng dựng xây một tương lai Việt Nam rạng rỡ.
Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội Văn học

Hấp dẫn và bổ ích chuỗi hoạt động tại Phố Sách Hà Nội

TTTĐ - Sáng 18/4, UBND quận Hoàn Kiếm khai mạc chuỗi sự kiện “Sách mở rộng thế giới tư duy" tại Phố sách Hà Nội (phố 19 tháng 12, quận Hoàn Kiếm). Với nhiều hoạt động hấp dẫn và bổ ích, hoạt động mang đến cho Nhân dân Thủ đô không gian phát triển văn hóa đọc lý tưởng.
Xem thêm